- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi học sinh giỏi địa lý lớp 10 NĂM HỌC 2022 – 2023 CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE, THƯ MỤC trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu I (4 điểm)
1. Phân tích sự khác nhau về hiện tượng mùa ở các vùng: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực. Các dạng nước có tác động như thế nào tới sự hình thành địa hình trên trái đất?
2. Sinh vật và đất có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao nói địa hình là nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phân bố đất và sinh vật?
Câu II (4 điểm)
1. Giải thích sự phân bố của các thành phần tự nhiên vừa chịu tác động của quy luật địa đới, vừa chịu tác động của quy luật phi địa đới. Tại sao quy luật phi địa đới là quy luật phổ biến?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tại sao nước là nguồn tài nguyên vô tận nhưng nhân loại vẫn phải bảo vệ nguồn nước ngọt?
Câu III (4 điểm)
1. Tại sao bức xạ Mặt Trời có vai trò quan trọng nhưng không quyết định hoàn toàn sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất? Phân biệt gió mùa ở đới nóng và vĩ độ trung bình.
2. Phân tích nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động, hệ quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đến tự nhiên trên Trái Đất.
Câu IV (3 điểm)
1. Phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số. Tại sao cơ cấu dân số của nhiều nước trên thế giới đang già hóa?
2. Nêu ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị. So sánh sự khác nhau về đặc điểm và xu hướng của quá trình đô thị hóa giữa 2 nhóm nước.
Câu V (5 điểm):
1. Tại sao cơ cấu kinh tế theo ngành trên thế giới có sự thay đổi theo thời gian và không giống nhau giữa các nhóm nước? Chứng minh rằng khoa học – kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế?.
2. Cho bảng số liệu:
(Nguồn:Tổng hợp từ World Bank và FAO)
Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành thuỷ sản thế giới trong giai đoạn trên.
Họ và tên thí sinh: ................................................................SBD.........................................
FULL FILE THƯ MỤC THEO HÌNH
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
| KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10 Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề) |
Câu I (4 điểm)
1. Phân tích sự khác nhau về hiện tượng mùa ở các vùng: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực. Các dạng nước có tác động như thế nào tới sự hình thành địa hình trên trái đất?
2. Sinh vật và đất có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao nói địa hình là nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phân bố đất và sinh vật?
Câu II (4 điểm)
1. Giải thích sự phân bố của các thành phần tự nhiên vừa chịu tác động của quy luật địa đới, vừa chịu tác động của quy luật phi địa đới. Tại sao quy luật phi địa đới là quy luật phổ biến?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tại sao nước là nguồn tài nguyên vô tận nhưng nhân loại vẫn phải bảo vệ nguồn nước ngọt?
Câu III (4 điểm)
1. Tại sao bức xạ Mặt Trời có vai trò quan trọng nhưng không quyết định hoàn toàn sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất? Phân biệt gió mùa ở đới nóng và vĩ độ trung bình.
2. Phân tích nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động, hệ quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đến tự nhiên trên Trái Đất.
Câu IV (3 điểm)
1. Phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số. Tại sao cơ cấu dân số của nhiều nước trên thế giới đang già hóa?
2. Nêu ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị. So sánh sự khác nhau về đặc điểm và xu hướng của quá trình đô thị hóa giữa 2 nhóm nước.
Câu V (5 điểm):
1. Tại sao cơ cấu kinh tế theo ngành trên thế giới có sự thay đổi theo thời gian và không giống nhau giữa các nhóm nước? Chứng minh rằng khoa học – kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế?.
2. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2000 – 2022
(Đơn vị: triệu tấn)
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2022 |
Khai thác | 93,5 | 92,8 | 89,6 | 90,3 |
Nuôi trồng | 32,2 | 44,5 | 59,0 | 87,5 |
Nhận xét và giải thích tình hình phát triển ngành thuỷ sản thế giới trong giai đoạn trên.
---HẾT---
Họ và tên thí sinh: ................................................................SBD.........................................
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
| KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM HỌC 2022 - 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 10 | ||||
Câu | Ý | Nội dung cần đạt | Điểm | ||
I 4đ | 1 | Phân tích sự khác nhau về hiện tượng mùa ở các vùng: xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực. Các dạng nước có tác động như thế nào tới sự hình thành địa hình trên trái đất? | 2đ | ||
- Sự khác nhau về hiện tượng mùa ở các vùng: Vùng xích đạo nóng quanh năm, vùng nhiệt đới có 2 mùa nhưng không rõ rệt, vùng ôn đới có 4 mùa rõ rệt, vùng cực lạnh quanh năm Nguyên nhân là do Trái Đất quay quanh Mặt Trừi nhưng trục không đổi hướng và luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o33’ làm cho góc nhập xạ ở từng khu vực thay đổi theo mùa | 0,5 0,5 | ||||
Tác động của nước tới sự hình thành địa hình trên trái đất: - Nước tham gia vào các quá trình ngoại lực như phong hoá, xâm thực, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ góp phần hình thành và biến đổi địa hình trái đất. + Nước tham gia vào quá trình phong hoá: hình thành dạng địa hình đặc trưng là địa hình caxtơ… + Nước tham gia vào quá trình xâm thực hình thành các dạng địa hình xâm thực: các rãnh nông; mương xói, thung lũng sông… Sóng đập tạo nên các dạng địa hình mài mòn như hàm ếch sóng bỡ, vách biển, nền mài mòn… + Dòng nước tham gia vào quá trình vận chuyển và bồi tụ làm di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác và lắng đọng lại tạo thành các dạng địa hình bồi tụ như: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông, tam giác châu… Sóng cũng vận chuyển vật liệu tạo nên các dạng địa hình bồi tụ như bãi biển, thềm bồi tụ, doi đất, cồn ngầm dưới biển… - Tác động của băng hà-> hình thành các dạng địa hình băng hà như: đồng bằng băng hà, hồ băng hà, địa hình phio… | 0,75 0,25 | ||||
2 | Sinh vật và đất có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tại sao nói địa hình là nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phân bố đất và sinh vật? | 2đ | |||
- Mối quan hệ của sinh vật và đất: mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau + Sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất: cung cấp dinh dưỡng cho đất, thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất, vi sinh vật phân giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn, động vật sống trong đất có vai trò cải tạo đất + Đất: Các đặc tính lí hóa và độ phì của đất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thực vật (phân tích) | 0,5 0,5 | ||||
- Nói địa hình là nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến sự phân bố đất và sinh vật vì: địa hình ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự phân bố đất và sinh vật thông qua cacs yếu tố khí hậu + Độ cao địa hình làm nhiệt độ và độ ẩm thay đổi: càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, độ ẩm tăng đến độ cao nhất định nên có sự xuất hiện các loại sinh vật khác nhau, quá trình hình thành đất chậm lại nên có các loại đất khác nhau + Hướng sườn: sườn đón gió, đón nắng có nhiệt, ẩm khác với sườn khuất gió, khuất nắng nên sự phát triển sinh vật 2 bên sườn cũng khác nhau. Hướng sườn cũng ảnh hưởng đến độ cao bắt đầu, kết thúc của mỗi vành đai sinh vật, đất + Độ dốc: độ dốc ảnh hưởng gián tiếp đến sự phân bố sinh vật thông qua lớp đất: độ dốc lớn, xói mòn mạnh nên lớp đất mỏng khiến sinh vật kém phát triển hơn nơi có độ dốc nhỏ | 0,25 0,25 0,25 0,25 | ||||
II 4đ | 1 | Giải thích sự phân bố của các thành phần tự nhiên vừa chịu tác động của quy luật địa đới, vừa chịu tác động của quy luật phi địa đới. Tại sao quy luật phi địa đới là quy luật phổ biến? | 2đ | ||
Giải thích sự phân bố của các thành phần tự nhiên vừa chịu tác động của quy luật địa đới, vừa chịu tác động của quy luật phi địa đới - Do các thành phần tự nhiên vừa chịu tác động của nguồn năng lượng bên trong Trái Đất và tác động của nguồn năng lượng bức xạ Mặt trời - Sự phân bố theo vĩ độ của năng lượng bức xạ Mặt trời đã tạo ra tính địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất. - Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa – đại dương và hình thành địa hình núi cao + Sự phân chia lục địa – đại dương làm khí hậu phân hóa theo chiều đông – tây nên các thành phần và cảnh quan địa lí cũng phân hóa theo chiều đông tây. Ngoài ra các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến cũng làm thiên nhiên thay đổi theo chiều đông - tây + Các dãy núi cao tạo nên sự thay đổi nhiệt ẩm dẫn đến cảnh quan địa lí thay đổi theo đai cao | 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 | ||||
* Quy luật phi địa đới là quy luật phổ biến vì: - Quy định sự phân bố của tất cả các thành phần địa lí tự nhiên (phân tích) - Quy luật phi địa đới được hình thành là do sự phân chia lục địa – đại dương và địa hình núi cao. Mà lục địa – đại dương hoặc địa hình núi cao thì xuất hiện ở bất cứ đâu | 0,25 0,25 | ||||
2 | Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Tại sao nước là nguồn tài nguyên vô tận nhưng nhân loại vẫn phải bảo vệ nguồn nước ngọt? | 2đ | |||
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông - Nguồn cung cấp nước + Chế độ mưa ảnh hưởng đến chế độ nước sông ngòi vùng nhiệt đới hoặc vùng thấp ôn đới (phân tích) + Băng tuyết ảnh hưởng đến chế độ nước sông vùng ôn đới hoặc sông bắt nguồn từ vùng núi cao + Ngoài ra nước ngầm giúp điều tiết chế độ nước sông nếu sông được cung cấp nước từ nguồn này - Địa hình, thực vật, hồ đầm + Địa hình: độ dốc địa hình và hình thái địa hình liên quan đến sự phân bố chi lưu, phụ lưu có ảnh hưởng đến thời gian tập trung và thoát nước sông + Đặc điểm đất đá, thực vật: nơi có đất đá dễ thấm nước, vỏ phong hóa dày, thực vật che phủ thì nguồn nước phong phú, dòng chảy điều hòa - Ngoài ra con người cũng tác động đến chế độ dòng chảy (phân tích) | 0,75 0,5 0,25 | ||||
Nước là nguồn tài nguyên vô tận nhưng nhân loại vẫn phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì - Nguồn nước vô tận nhưng nước ngọt thì có hạn - Hiện nay nhiều nguồn nước ngọt đang bị ô nhiễm nghiêm trọng | 0,25 0,25 | ||||
III 4đ | 1 | Tại sao bức xạ Mặt Trời có vai trò quan trọng nhưng không quyết định hoàn toàn sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất? Phân biệt gió mùa ở đới nóng và vĩ độ trung bình. | 2đ | ||
* Bức xạ Mặt Trời có vai trò quan trọng nhưng không quyết định hoàn toàn sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất vì - Quan trọng do: - Sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ là nguyên nhân chính làm cho sự phân bố nhiệt độ thay đổi theo vĩ độ (phân tích) - Không quyết định hoàn toàn do sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất không chỉ phụ thuộc vào bức xạ Mặt trời mà còn phụ thuộc vào bề mặt đệm và địa hình + Sự phân bố lục địa – đại dương làm nhiệt độ thay đổi theo lục địa – đại dương, các đường đẳng nhiệt không trùng với vĩ tuyến (phân tích) + Địa hình làm nhiệt độ thay đổi theo độ cao, hướng sườn… | 0,25 0,25 0,25 0,25 | ||||
Phân biệt gió mùa ở đới nóng và vĩ độ trung bình. - Gió mùa vĩ độ trung bình: do sự nóng lên – lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương + Gió mùa mùa đông: mùa đông lục địa lạnh hình thành áp cao, đại dương ấm hơn hình thành áp thấp, gió thổi từ lục địa ra có tính chất lạnh khô + Gió mùa mùa hạ: mùa hạ lục địa nóng hình thành áp thấp, đại dương mát hơn hình thành áp cao, gió thổi từ đại dương vào có tính chất mát ẩm - Gió mùa ở đới nóng: do sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 bán cầu + Gió mùa mùa đông: bán cầu mùa đông lạnh, trên lục địa hình thành áp cao (áp cao Xibia), tại bán cầu mùa hạ lục địa nóng, hình thành áp thấp. Gió thổi từ áp cao ở lục địa mùa đông về lục địa mùa hạ có tính chất lạnh khô + Gió mùa mùa hạ: bán cầu mùa hạ có nhiệt độ thấp, hình thành các áp thấp hút gió (áp thấp Iran). Bán cầu mùa đông gió tín phong hoạt động mạnh, vượt xích đạo, thổi về các áp thấp, vượt xích đạo, đổi hướng hình thành gió mùa mùa hạ có tính chất nóng ẩm | 0,5 0,5 | ||||
2 | Phân tích nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động, của biến đổi khí hậu toàn cầu đến tự nhiên trên Trái Đất. | 2đ | |||
* Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu - Tự nhiên - Hoạt động sx, sinh hoạt của con người (pt) *Tác động đến tự nhiên - Vành đai nóng và đới tự nhiên vĩ độ thấp mở rộng về phía cực - Ranh giới đai cao nội chí tuyến và á nhiệt đới mở rộng lên cao => thay đổi quá trình tự nhiên, đặc điểm môi trường các đới và đai cao tự nhiên - Mực nước biển dâng cao - Axit hóa nước biển, đại cương => Biến đổi môi trường biển, đại dương và môi trường sống các loài sinh vật biển - Gia tăng lượng khí thải, suy giảm diện tích và chất lượng rừng - Suy giảm ôzon => Gia tăng suy thoái môi trường | 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!