- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,144
- Điểm
- 113
tác giả
WORD MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
1.1.1. Các giải pháp thực hiện
- Phương pháp thu nhận và tham khảo tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp.
1.1.2 Các bước và cách thực hiện:
Một yêu cầu đặt ra cho giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần sử dụng những phương pháp năng động hơn trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em. Mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những con đường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó. Có thể nói, làm thế nào để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy là sự trăn trở của tất cả mọi giáo viên.
Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê. Ở cấp tiểu học, đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức chú ý, tập trung chứ rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ý thức được những lợi ích của việc học tập. Cho nên, đối với học sinh tiểu học, với tâm lí thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học.
Có thể chỉ với một lời khen: “Hôm nay cô thấy con làm bài tập này rất tốt” hoặc là: “Con đã hiểu được nội dung của bài thơ rồi đấy”. Giáo viên đã kích thích sự hứng thú vốn tiềm ẩn trong học sinh về đối tượng mình đang học, thái độ hứng thú đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những biến đổi trong nhận thức của học sinh về lợi ích của việc học. Do đó, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm.
Tổ chức các hình thức học tập phong phú, tăng cường hình thức học tập ngoài trời với các kĩ năng thiết thực cho cuộc sống như: quan sát, trải nghiệm, thực hành…Ví dụ như : Thay vì yêu cầu học sinh ngồi trong lớp tưởng tượng và tả lại vườn cây của trường em thì giáo viên có thể dẫn học sinh ra thăm vườn trường và cho các em được tự do quan sát các loại cây trong vườn, cho các em nhổ cỏ, tưới nước cho cây… điều đó sẽ khơi dậy trong các em những cảm xúc mới mẻ và chắc chắn bài văn của các em sẽ sinh động hơn, giàu ý tứ hơn, đồng thời sẽ giúp các em hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
1.1.1. Các giải pháp thực hiện
- Phương pháp thu nhận và tham khảo tài liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Trao đổi, tọa đàm với đồng nghiệp.
1.1.2 Các bước và cách thực hiện:
Một yêu cầu đặt ra cho giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần sử dụng những phương pháp năng động hơn trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em. Mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra những cách thức, những con đường thuận lợi nhất để đạt được mục đích đó. Có thể nói, làm thế nào để vừa kích thích hứng thú học tập của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy là sự trăn trở của tất cả mọi giáo viên.
Hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê. Ở cấp tiểu học, đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức chú ý, tập trung chứ rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ý thức được những lợi ích của việc học tập. Cho nên, đối với học sinh tiểu học, với tâm lí thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học.
Có thể chỉ với một lời khen: “Hôm nay cô thấy con làm bài tập này rất tốt” hoặc là: “Con đã hiểu được nội dung của bài thơ rồi đấy”. Giáo viên đã kích thích sự hứng thú vốn tiềm ẩn trong học sinh về đối tượng mình đang học, thái độ hứng thú đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những biến đổi trong nhận thức của học sinh về lợi ích của việc học. Do đó, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm.
Tổ chức các hình thức học tập phong phú, tăng cường hình thức học tập ngoài trời với các kĩ năng thiết thực cho cuộc sống như: quan sát, trải nghiệm, thực hành…Ví dụ như : Thay vì yêu cầu học sinh ngồi trong lớp tưởng tượng và tả lại vườn cây của trường em thì giáo viên có thể dẫn học sinh ra thăm vườn trường và cho các em được tự do quan sát các loại cây trong vườn, cho các em nhổ cỏ, tưới nước cho cây… điều đó sẽ khơi dậy trong các em những cảm xúc mới mẻ và chắc chắn bài văn của các em sẽ sinh động hơn, giàu ý tứ hơn, đồng thời sẽ giúp các em hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.