Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,567
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT CHƯƠNG III VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII, Tiết 9, 10 - Bài 5 CUỘC XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN được soạn dưới dạng file word , PPT gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Tuần
Ngày soạn:

Ngày dạy:​

CHƯƠNG 3

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Tiết 9, 10 - Bài 5:

CUỘC XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN



I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức


- Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam –Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

- Nêu được hệ quả của xung đột Nam –Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

2. Năng lực

* Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Khai thác và sử dụng thông tin, tư liệu lịch sử.

+ Khai thác lược đồ địa phận Nam – Bắc triều, Đàng Trong – Đàng Ngoài để tìn hiểu nguyên nhân, hệ quả của các cuộc xung đột.

+ Lập bảng hệ thống, tìm kiếm tư liệu.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Biết suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử như các cuộc xung đột, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, tình trạng đất nước bị chia cắt...

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, yêu nước, phản đối các cuộc xung đột chiến tranh vì lợi ích của cá nhân/nhóm người mà gây hại đến đời sống nhân dân, đến sự phát triển chung của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên


- Ảnh/Video về di tích thành nhà Mạc, về sự kiện Mạc Đăng Dung lên ngôi, về hậu quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

- Lược đồ Nam – Bắc triều và Đàng Trong – Đàng Ngoài.

- Tranh vẽ phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII và các tư liệu tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

2. Học sinh

- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là sự suy yếu của chế độ phong kiến, dẫn đến các cuộc xung đột Nam –Bắc triều, Đàng Trong – Đàng Ngoài. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: GV cho học sinh xem ảnh về di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình).

c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến ở thế kỉ XVI-XVII.

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS xem hình

Thành nhà Mạc (Lạng Sơn)​
Thành lũy được xây dựng dựa trên địa hình tự nhiên, trấn giữ con đường độc đạo qua Lạng Sơn đến Trung Quốc. Dấu tích còn lại thời chiến tranh Lê – Mạc, gồm 2 đoạn tường dài 300m, mặt thành rộng 1m, xây bằng khối đá lớn.
Lũy Thầy (Quảng Bình)​
Nằm trong hệ thống thành lũy quân sự, ghi lại dấu ấn của thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh, do Đào Duy Từ thiết kế, xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn.


? Di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình) gợi cho em nhớ đến những cuộc xung đột nào trong các thế kỉ XVI-XVII? Những cuộc xung đột đó đã để lại hệ quả như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

- Gợi cho em nhớ đến các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và xung đột Trịnh - Nguyễn.

- Hệ quả của những cuộc xung đột:

+ Đất nước bị chia cắt, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của dân tộc.

+ Kinh tế đất nước bị đình trệ, cuộc sống người dân trở nên khốn cùng.

+ Cuộc xung đột kéo dài, gây ra những thiệt hại to lớn về người và của.

- Bên cạnh các hệ quả tiêu cực trên, ta phải kể đến vai trò quan trọng của các chúa Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam và có nhiều hoạt động xác định chủ quyền tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (sẽ học ở bài 6).

GV: Những di tích lịch sử trên là minh chứng rõ ràng cho thời kì khủng hoảng, suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền kéo dài thế kỉ XVI –XVII. Vậy vì sao cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến bùng nổ? Diễn biến? Hậu quả?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a. Mục tiêu:
Tìm hiểu các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

b. Nội dung: Nguyên nhân bùng nổ xung đột, hệ quả của các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

1. Sự ra đời Vương triều Mạc


Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: Sự ra đời Vương triều Mạc
* Mục tiêu:
Bối cảnh lịch sử ở thế kỉ XVI (nhà Lê suy yếu, phe phái phong kiến xung đột, khởi nghĩa nông dân bùng nổ) đã dẫn tới sự ra đời của Vương triều Mạc.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi
1. Trình bày những nét chính về sự ra đời của vương triều Mạc?
2. Nêu hiểu biết của em về Mạc Đăng Dung?
3. Em có suy nghĩ gì về việc Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Vương triều Mạc?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
1. Nét chính về sự ra đời của vương triều Mạc?
- Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
+ Các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực chỉ lo ăn chơi, sa đọa.
+ Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.
+ Các thế lực phong kiến xung đột, tranh chấp quyết liệt với nhau.
+ Phong trào đấu tranh của nông dân bùng nổ ở nhiều nơi làm cho triều đình càng thêm suy yếu.
+ Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần thâu tóm mọi quyền hành.
- 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc và thực hiện một số chính sách về KT, CT, XH nhằm ổn định, phát triển đất nước.
2. Hiểu biết về Mạc Đăng Dung?
HS dựa vào phần Em có biết, tư liệu 1 (tr 23), kết hợp xem video giới thiệu ngắn gọn về Mạc Đăng Dung và việc lên ngôi (https://vtv.vn/video/khat-vong-non-...-kien-lap-vuong-trieu-mac-nam-1527-354681.htm),
- Là người có chí lớn, văn võ song toàn, tài năng.
- Thế lực của Mạc Đăng Dung lúc đó được quan lại triều đình nể phục, ủng hộ, lòng người đều hướng theo.
3. Suy nghĩ về việc Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Vương triều Mạc?
HS cần nhìn nhận đúng một vấn đề lịch sử, đánh giá khách quan về nhân vật lịch sử, không tranh luận đúng, sai. Cần ghi nhận sự đóng góp và hạn chế của mỗi triều đại trong lịch sử dân tộc.
- Việc cướp ngôi vua là “danh không chính, ngôn không thuận”, việc ko nên làm, không được lòng của một số quan lại trung thành với nhà Lê -> h/chế.
- Triều Lê đã đến lúc suy yếu, khủng hoảng, nên sự ra đời của Vương triều Mạc là điều tất yếu. Nếu không có Mạc Đăng Dung thì cũng sẽ là nhân vật khác, dòng họ khác lên thay thế.
HS xem video đánh giá về công lao của Mạc Đăng Dung.
(
)
HS xem video về kinh thành Thăng Long dưới thời nhà Mạc.
(
)
- Triều Mạc có những đóng góp quan trọng trong việc ổn định tình hình, phát triển đất nước. Hiện nay ở nhiều địa phương khác trong cả nước có những đường phố được đặt tên của hai vị vua triều Mạc như Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh (Hà Nội) -> thể hiện quan điểm khách quan, ghi nhận đúng những đóng góp của triều Mạc trong lịch sử dân tộc.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Sự ra đời Vương triều Mạc
















- Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
+ Các phe phái phong kiến xung đột, tranh chấp quyết liệt với nhau.
+ Các cuộc k/n nông dân nổ ra chống lại triều đình.
- Mạc Đăng Dung là một võ quan trong triều đã dần thâu tóm quyền hành.
- 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc và thực hiện một số chính sách về KT, CT, XH nhằm ổn định, phát triển đất nước.













2. Xung đột Nam – Bắc triều

Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 2: Xung đột Nam – Bắc triều
* Mục tiêu:
Giải thích được nguyên nhân bùng nổ và nêu hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc phần 2 và trả lời các câu hỏi
1. Giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều?
2. Nêu tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
? Vì sao lại có sự hình thành Nam Triều và Bắc Triều?
- Triều Lê suy yếu, Mạc Đặng Dung là một võ quan lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái -> năm 1527 cướp ngôi, lập nhà Mạc ® Bắc Triều.
- Nguyễn Kim, võ quan nhà Lê ủng hộ nhà Lê dấy quân ở Thanh Hóa ²Phù Lê diệt Mạc” -> Nam Triều (1533)
GV xác định ranh giới Nam – Bắc triều trên bản đồ.
? Nguyên nhân nào dẫn đến xung đột?
- Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực. => Gây ra xung đột Nam - Bắc triều.


GV tường thuật diễn biến cuộc xung đột trên lược đồ.




? Cuộc xung đột Nam – Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta?
- Gây tổn thất lớn về người và của.
- Năm 1570 nhiều người bị lắt đi lính, đi phu…







? Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc xung đột?

- Cuộc chiến tranh phi nghĩa.
HS đọc bài ca dao trong SGK
GV: Trong khi cuộc xung đột Nam – Bắc triều để lại hậu quả nặng nề chưa thể giải quyết thì ở phía Nam lại xuất hiện 1 cơ sở cát cứ mới, ở đó đang nhen nhóm một cuộc chiến tranh quyết liệt và tàn khốc, đó là chiến tranh Trịnh – Nguyễn
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của HS.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS.
2. Xung đột Nam – Bắc triều

























* Nguyên nhân: Do mâu thuẫn giữa nhà Mạc và nhà Lê -> xung đột bùng nổ.
*Diễn biến:
- Đánh nhau triền miên hơn 60 năm.
-1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng, xung đột kết thúc.
*Hậu quả:
- Đất nước bị chia cắt.
- Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.
- Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

* T/c: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.





3. Xung đột Trịnh - Nguyễn

Hoạt động của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 3: Xung đột Trịnh - Nguyễn
* Mục tiêu:
Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh – Nguyễn và hậu quả của nó.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
1. Sau chiến tranh Nam – Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi?
2. Nêu hiểu biết về Trịnh Kiểm?
3. Đứng trước tình hình đó họ Nguyễn đã xây dựng và củng cố lực lượng như thế nào?
4. Vì sao họ Nguyễn tuyên bố chống lại họ Trịnh?
5. Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn đã để lại hậu quả gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
1. Sau chiến tranh Nam – Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi?
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi, con rể Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyền
2. Nêu hiểu biết về Trịnh Kiểm?
- Là người có tài thao lược và có sức khỏe hơn người
- Là người lập được nhiều chiến công
- Sau khi được trao binh quyền, Trịnh Kiểm bắt đầu thực hiện việc loại bỏ dần thế lực của họ Nguyễn để tập trung quyền lực cho họ Trịnh.
3. Đứng trước tình hình đó họ Nguyễn đã xây dựng và củng cố lực lượng như thế nào?
- Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) đã xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa để tìm cách xây dựng sự nghiệp.
- Sau khi Nguyễn Hoàng mât con trai là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay tiếp tục củng cố địa vị, dần cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh
4. Vì sao họ Nguyễn tuyên bố chống lại họ Trịnh?
- Họ Trịnh bắt họ Nguyễn phải nộp thuế đều đặn và phải thần phục triều đình Trung ương, trong khi thực quyền lại nằm trong tay họ Trịnh
- Họ Nguyễn tuyên bố chống lại họ Trịnh, mong tiêu diệt họ Trịnh để khôi phục quyền lợi cho họ Lê.
=> Mâu thuẫn giữa hai dòng họ dần được bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ và kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672).




5. Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn đã để lại hậu quả gì?
- Hai thế lực Trịnh – Nguyễn trải qua 7 lần giao chiến, cuốn cả nước vào vòng binh đao
- Cuối cùng lấy sông Giang (Quảng Bình) làm ranh giới.
+ Đàng Ngoài (Từ sông Giang trở ra Bắc):Trịnh Tùng xâ dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê => hình thành cục diện Vua Lê – chúa Trịnh
+ Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam): con cháu họ Nguyễn cùng nối nhau cầm quyền.
- Lũy Thầy ở phía Nam như một bức tường thành vững chắc ngăn đôi đất nước.
HS dựa vào Thông tin SGK cho biết về Lũy Thầy
GV: Chiếu hình ảnh Trực quan bản đồ hành chính Việt Nam và chỉ rõ về ranh giới Đàng Trong – Đàng Ngoài.
? Em có nhận xét gì về tình hình chính trị - xã hội nước ta ở TK XVI - XVII?
Tình trạng chia cắt kéo dài, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.



Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS trình bày kết quả.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
GV bổ sung thêm kiến thức về hình vẽ hình 5.3: Phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII (tranh vẽ của X.Ba – ron). Bức tranh được vẽ năm 1685, mô phỏng cảnh chúa Trịnh thiết triều. Thời kì này, phủ chúa cũng hình thành hệ thống quan văn , quan võ chuyên cùng chúa bàn bạc các chủ trương chính sách lớn của Nhà nước và chỉ đạo thực hiện mọi công việc lớn nhỏ của đất nước. Chúa Trịnh nắm thực quyền còn vua Lê chỉ còn là danh nghĩa, vai trò ngày càng lu mờ. Phủ chúa được xây dựng ở ven hồ Hoàn Kiếm, là công trình đồ sộ và lộng lẫy mà theo ghi chép của Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác) trong Thượng kinh kí sự là nơi xa hoa tráng lệ “cả trời Nam sang nhất là đây”.
3. Xung đột Trịnh - Nguyễn


















































- Nguyên nhân: Mâu thuẫn giữa hai dòng họ dần được bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ và kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672).

















- Hậu quả: Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài; Gây ra nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc


C. Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu:
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân/cặp đôi, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và phần Luyện tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

1. Tại sao đến đầu thế kỉ XVI nhà Lê bắt đầu suy thoái?

A. Vua quan ăn chơi sa đọa.

B. Nội bộ giai cấp thống trị giành quyền lực.

C. Quan lại địa phương hà hiếp, vơ vét của dân.

D. Tất cả đều đúng.

2. Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?

A. Lê Chiêu Thống. B. Nguyễn Hoàng.

C. Nguyễn Kim. D. Trịnh Kiểm.

3. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn. B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn. D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.

4. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào?

A. Mất hết quyền lực.

B. Vẫn nắm truyền thống trị.

C. Quyền lực bị suy yếu.

D. Vẫn nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh.

5. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.

B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.

C. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng.

D. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

6. Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

Nội dungXung đột Nam - Bắc TriềuXung đột Trịnh - Nguyễn
Người đứng đầu
Nguyên nhân
Thời gian
Hệ quả
Trả lời:

Nội dungXung đột Nam - Bắc TriềuXung đột Trịnh - Nguyễn
Người đứng đầu- Nam triều: Nguyễn Kim (sau là con rể Trịnh Kiểm).
- Bắc triều: Mạc Đăng Dung (sau là các con kế nghiệp nhà Mạc).
- Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm và họ Trịnh.
- Con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn.
Nguyên nhânMạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” -> mâu thuẫn giữa hai dòng họ đã dẫn đến xung đột.Nguyễn Kim mất, con rể Trịnh Kiểm lên thay, nắm hết binh quyền. Con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, gây dựng sự nghiệp -> mâu thuẫn giữa hai dòng họ đã dẫn đến xung đột.
Thời gian1533 đến năm 15921627 đến năm 1672
Hệ quảĐất nước bị chia cắt, đời sống nhân dân đói khổ.Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia.
D. Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng.

b. Nội dung:

1. Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI - XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.

2. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về di tích Luỹ Thầy và sông Gianh (Quảng Bình), hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7->10 dòng) về cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

1. Lý do phản đối: xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến sẽ làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

2. HS tìm hiểu, sưu tầm thông tin, tư liệu về di tích Lũy Thầy, sông Gianh (Quảng Bình) để viết bài giới thiệu về cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

Nội dung bài giới thiệu cần đảm bảo nội dung sau:

- Tên di tích.

- Địa điểm hiện nay ở đâu?

- Nội dung tư liệu và dấu tích còn lại phản ánh cuộc xung đột.

- Ý kiến đánh giá của bản thân về cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

Đoạn văn tham khảo:

Năm 1545, giữa lúc cuộc chiến Nam - Bắc triều đang diễn ra quyết liệt, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê đã trao lại toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt. Năm 1558, Nguyễn Hoàng (người con thứ của Nguyễn Kim) được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627. Sau hơn 50 năm giao tranh, trải qua 7 lần giao chiến không phân thắng bại, năm 1672, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới phân chia đất nước. Đàng Trong (vùng đất từ sông Gianh trở vào Nam, hay còn gọi là Nam Hà) do con cháu họ Nguyễn nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là “chúa Nguyễn” và Đàng Ngoài (vùng đất từ sông Gianh trở ra Bắc, hay còn gọi là Bắc Hà) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản.

Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc.

d. Tổ chức thực hiện: GV giao về nhà cho HS làm vào vở BT

* Hướng dân học bài

- Học bài, trả lời câu hỏi ở phần vận dụng

- Soạn bài 6. Công cuộc khai thác vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

+ Khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

+ Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của các chúa Nguyễn.

1700405661437.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Bài 5. Cuộc xung đột Nam Bắc triều.ppt
    23.1 MB · Lượt xem: 1
  • YOPO.VN---Bài 5. Cuộc xung đột Nam Bắc triều.doc
    377 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án bài 10 lịch sử 11 powerpoint giáo án chuyên de lịch sử 11 giáo án dạy sử 11 giáo án dạy thêm lịch sử 11 giáo án lịch sử 11 bài 11 giáo án lịch sử 11 bài 11 violet giáo án lịch sử 11 bài 3 trung quốc giáo án lịch sử 11 bài 3 trung quốc violet giáo án lịch sử 11 bài 5 châu phi giáo án lịch sử 11 bài nhật bản giáo án lịch sử 11 bài trung quốc giáo án lịch sử 11 cả năm giáo án lịch sử 11 các nước đông nam á giáo án lịch sử 11 cách mạng tháng 10 nga giáo án lịch sử 11 cơ bản mới nhất giáo án lịch sử 11 mới nhất giáo án lịch sử 11 nâng cao giáo án lịch sử 11 soạn theo phương pháp mới giáo án lịch sử 11 theo chương trình giảm tải giáo án lịch sử 11 vietjack giáo án lịch sử 7 bài 11 phần 1 giáo án lịch sử 7 bài 11 phần 2 giáo án lịch sử lớp 11 bài 3 trung quốc giáo án lịch sử địa phương lớp 11 giáo án môn lịch sử 11 giáo án môn lịch sử lớp 11 giáo án môn sử 11 giáo án soạn sử 11 giáo án soạn sử 11 bài 1 giáo án sử 11 giáo án sử 11 bài 1 nhật bản giáo án sử 11 bài 10 giáo án sử 11 bài 10 violet giáo án sử 11 bài 11 giáo án sử 11 bài 11 ngắn nhất giáo án sử 11 bài 11 violet giáo án sử 11 bài 12 giáo án sử 11 bài 13 giáo án sử 11 bài 14 giáo án sử 11 bài 17 giáo án sử 11 bài 2 violet giáo án sử 11 bài 20 tiết 2 giáo án sử 11 bài 3 giáo án sử 11 bài 3 trung quốc giáo án sử 11 bài 3 violet giáo án sử 11 bài 4 violet giáo án sử 11 bài 5 violet giáo án sử 11 bài 6 giáo án sử 11 bài 6 violet giáo án sử 11 bài 7 violet giáo án sử 11 bài 8 giáo án sử 11 bài 9 giáo án sử 11 bài các nước đông nam á giáo án sử 11 bài nhật bản giáo án sử 11 bài trung quốc giáo án sử 11 các nước đông nam á giáo án sử 11 chiến tranh thế giới thứ 2 giáo án sử 11 chiến tranh thế giới thứ nhất giáo án sử 11 kì 1 giáo án sử 11 lớp 11 giáo án sử 11 sơ kết lịch sử việt nam giáo án sử 11 theo công văn 5512 giáo án sử 11 trung quốc giáo án sử 11 violet giáo án sử 12 bài 11 violet giáo án sử 7 bài 11 phần 2 giáo án sử 7 bài 11 tiết 1 giáo án sử lớp 11 bài 1 giáo án sử lớp 11 bài 10 giáo án sử lớp 11 bài 11 giáo án sử lớp 11 bài 2 giáo án sử lớp 11 bài 3 giáo án sử lớp 11 bài 6 giáo án sử lớp 11 bài 7 giáo án sử lớp 11 bài 9 giáo án điện tử lịch sử 11 bài 11 giáo án điện tử lớp 11 môn lịch sử giáo án điện tử môn lịch sử 11 giáo án điện tử sử 11 bài 11 soạn giáo án sử 11 bài 4 soạn giáo án sử 11 bài 6
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,558
    Bài viết
    38,023
    Thành viên
    142,113
    Thành viên mới nhất
    mth123
    Top