Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,426
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8 HÀ NỘI; CHỦ ĐỀ 5- DÂN CƯ HÀ NỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA Tiết 19 : DÂN SỐ, NGUỒN LAO ĐỘNG HÀ NỘI được soạn dưới dạng file word, ppt gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: 13/1/2024

Ngày dạy: Từ 15/1 đến 3/2/2024

CHỦ ĐỀ 5- DÂN CƯ HÀ NỘI VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA

Tiết 19 : DÂN SỐ, NGUỒN LAO ĐỘNG HÀ NỘI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


-Học sinh nhận thức được vấn đề về dân số,mật độ dân số,nguồn lao động Hà Nội

- Nắm được tình hình dân số của địa phương và của Hà Nội từ đó nhận thức được mối quan hệ dân số với việc làm và chất lượng cuộc sống.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

-
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin để tìm hiểu về dân số ,nguồn LĐ của Hà Nội

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- HS tự hào truyền thống văn hoá trong học tập và rèn luyện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


Tài liệu GDĐP Hà Nội 8.

Máy tính, máy chiếu.

Hình ảnh ,lược đồ dân sô,dân cư HN.

2. Đối với học sinh

Tài liệu GDĐP Hà Nội 8. Tìm hiểu thông tin trên Internet.

Đọc trước tài liệu liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
A-HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1-Mục tiêu:
Kích thích nhu cầu,hứng thú tìm hiểu bài mới của hs.
2-Tổ chức thực hiện
- GV chọn 10 hs ,chia 2 nhóm chơi trò chơi “ai nhanh hơn” trong vong 3 phút trả lời câu hỏi :: Những khó khăn( sức ép) về gia tăng dân số trong cuộc sống hiện nay?
-Hs lên bảng ghi kết quả.Đội nào đưa nhiều ý kiến đúng thì đội đó sẽ thắng cuộc.
- GV hướng dẫn
- GV mời 1-2 HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chưa vội kết luận câu trả lời đúng/sai.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
- HS thảo luận nhóm và lên bảng thực hiện yêu cầu.


B-HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt đông 1 :Dân số và mật độ dân số Hà Nội
1-Mục tiêu:
Nêu được khái niệm dân số ,mật độ dân số Hà Nội hiện nay.HS khai thác tư liệu và hoàn thành phiếu học tập.
2-Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ ;
? Dân số là gì ?Mật độ dân số ?Nêu hiểu biết của em về dân số và mật độ dân số Hà Nội hiện nay ?
-HS thảo luận ghi vào phiếu học tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận
- GV mở rộng :
-
Dự đoán vào đầu năm 2024, dân số Hà Nội sẽ khoảng 8,5 triệu người, chiếm khoảng 8,5% tổng dân số của cả nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng con số này chỉ mang tính tham khảo và thực tế có thể cao hơn đáng kể do sự nhập cư từ nhiều tỉnh thành khác trên toàn quốc.
->Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác dân số đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Nguyên nhân bởi do quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng nên dù tỷ lệ sinh con thứ ba có giảm nhưng chưa ổn định, chất lượng dân số còn chưa tương xứng tiềm năng Thủ đô. Thêm vào đó, tỷ số giới tính khi sinh của thành phố có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.
I.Dân số và mật độ dân số Hà Nội
-Tính đến đầu năm 2024, dân số Hà Nội dự kiến đạt khoảng 8,5 triệu người (chiếm khoảng 8,5% dân số cả nước). Hà Nội hiện là thành phố đông dân thứ hai của cả nước (sau TP Hồ Chí Minh) với dân số trung bình năm 2021 là 8.330.834 người, tốc độ gia tăng dân số cơ học hằng năm ở mức 1,4%/năm.








-
Mật độ dân số trung bình hiện nay của Hà Nội khoảng 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so mật độ dân số cả nước.
Hoạt động 2: Nguồn lao động và đặc điểm lao động ở Hà Nội hiện nay
1. Mục tiêu:
Hiểu được nguồn lao động và đặc điểm nguồn lao động hiện nay ở Hà Nội.Từ đó học sinh có định hướng lựa chọn nghề phù hợp tình hình nguồn lao động của xã hội hiện nay.
2-Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Thế nào là nguồn lao động?Đặc điểm nguồn lao động Hà Nội những năm qua?
- HS thảo luận thành các nhóm, khai thác thông tin và thảo luận.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận
- GV mở rộng :
Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc xác định và tính toán cân đổi lao động và việc làm trong xã hội. Nguồn lao động của nước ta hiện nay khá dồi dào, tăng nhanh. Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
Nguồn lao động có thể xem là nguồn lực sản xuất chủ đạo không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế hiện nay. Nguồn lực này được đào tạo, cải thiện và chú trọng, chất lượng sẽ ngày càng tốt lên. Trong doanh nghiệp, nguồn lao động chất lượng cao chắc chắn giúp ích cho sự phát triển không ngừng.

Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau giữa các quốc gia, thậm chí khác nhau qua các thời kỳ trong cùng một quốc gia, tùy thuộc trình độ phát triển của nền kinh tế. Đa số các nước quy định độ tuổi tối thiểu của người lao động là 15 tuổi, còn độ tuổi tối đa có sự khác nhau (60 tuổi, hoặc 65 tuổi…) tùy theo thị trường lao động và nhu cầu của từng quốc gia.
-Xét về mặt số lượng, nguồn lao động bao gồm:
- Bộ phân dân số từ đủ độ tuổi lao động trở lên có việc làm.
- Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).

- GV mở rộng ,phân tích :.
-.Xét về mặt chất lượng của nguồn lao động về cơ bản được đánh giá ở các khía cạnh sau:
- Trình độ chuyên môn, tay nghề (trí lực)
- Sức khoẻ (thể lực) của người lao động.
.--Những năm qua, Thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao Chất lượng nguồn nhan lực thông qua viẹc tăng số lao động qua đào tạo, giảm dần tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật.
4
->Kết quả là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt mức cao nhất cả nước 43,1% trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh mới đạt 34,9% và cả nước là 20,9%.

II. Nguồn lao động và đặc điểm lao động ở Hà Nội hiện nay
-1.Nguồn lao động và đặc điểm lao động.
-Nguồn lao động của nước ta hiện nay khá dồi dào, tăng nhanh. Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
ànguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
















-
Nguồn lao động luôn được xem xét trên 2 mặt biểu hiện là số lượng và chất lượng.






3.Khái quát nguồn lao động ở thành phố Hà Nội

- Thành phố Hà Nội là một địa phương có tốc độ tăng dân số cao so với cả nước, với dân số và quy mô dân số đứng thứ hai cả nước ( sau TP.HCM). . Điều này cũng cho thấy nguồn lao động của Hà Nội rất dồi dào.
-Những năm qua, Thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chat luong nguon Lao dong thông qua viẹc tăng số lao động qua đào tạo, giảm dần tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật.
4
->nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố đạt mức cao nhất cả nước 43,1% trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh mới đạt 34,9% và cả nước là 20,9%.
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1-Mục tiêu:
HS thống kê được kiến thức đã học.HS trả lời câu hỏi
2-Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên những ngành nghề của Hà Nội đang còn thiếu nhân lực?
HS suy nghĩ trả lời.
- GV mời một số HS trả lời.
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời.
*HS Thực hiện nhiệm vụ
*HS Báo cáo kq
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1-Mục tiêu
Học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ sưu tầm tư liệu.
2-Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Nếu sau này lớn lên ,định cư ở Hà Nội em sẽ chọn nghề nào cho phù hợp tình hình hiện nay?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh báo cáo kết quả.
- Giáo viên nhận xét sản phẩm của một số học sinh.
*HS Thực hiện nhiệm vụ
*HS Báo cáo kq
*Dặn dò

- Học bài, ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc tài liệu về dân số và tìm hiểu thêm tình hình nguồn cung- cầu nguồn lđ ở địa phương em.

- Chuẩn bị bài : Phân bố dân cư và các loại hình cư trú ở Hà Nội.




Tiết 20 : PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH CƯ TRÚ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


-Học sinh nhận thức được vấn đề về phân bố dân cư, và các loại hình cư trú tại HN

2. Năng lực

* Năng lực chung:

-
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin để tìm hiểu về phân bố dân cư và các loại hình cư trú tại HN

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


Máy tính, máy chiếu.

Hình ảnh ,lược đồ dân sô,dân cư HN.

2. Đối với học sinh

Tìm hiểu thông tin trên Internet.

Đọc trước tài liệu liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
A-HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1-Mục tiêu:
Kích thích nhu cầu,hứng thú tìm hiểu bài mới của hs.
2-Tổ chức thực hiện
- GV chọn 10 hs ,chia 2 nhóm chơi trò chơi “ai nhanh hơn” trong vong 3 phút trả lời câu hỏi :
Nhìn bản đồ ghi tên các đơn vị hành chính tại HN
-Hs lên bảng ghi kết quả.Đội nào đưa nhiều đáp án đúng thì đội đó sẽ thắng cuộc.
- GV hướng dẫn
- GV mời 1-2 HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chưa vội kết luận câu trả lời đúng/sai.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
- HS thảo luận nhóm và lên bảng thực hiện yêu cầu.


B-HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt đông 1 :Tìm hiều về phân bố dân cư
1- Mục tiêu: HS khai thác tư liệu và nêu được tình hình ohaan bố dân cư tại HN
2-Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ ; Hs thảo luận nhóm 2
? Nhận xét về đặc điểm phân bố dân cư tại Hà Nội
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận
I. Phân bố dân cư
Hà Nội có Hà Nội gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.
Phân bố dân cư của Thủ đô lại không đồng đều giữa các quận nội thành và các huyện ngoại thành, dân cư chủ yếu tập trung đông tại các quận nội thành như: Đống Đa, Cầu Giấy, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai… Còn các huyện ngoại thành số dân cư ít hơn rất nhiều.
Hoạt động 2: Nguồn lao động và đặc điểm lao động ở Hà Nội hiện nay
1. Mục tiêu:
Hiểu được các loại hình cư trú tại Hà Nội
2-Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: Có mấy loại hình cư trú chủ yếu ?
Nhận xét về tỷ lệ dân thành thị và dân nông thôn của các quận nội thành và huyên ngoại thành.

- HS khai thác thông tin và trả lời
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời Hs khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận
- Bộ phân dân số từ đủ độ tuổi lao động trở lên có việc làm.
- Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi quy định).
II. Các loại hình cư trú
- Có hai loại hình cư trú: chủ yếu là thành thị và nông thôn
- Thành thị chiếm 42,3% tổng số dân, còn số dân nông thôn chiếm 57 ,7% số dân
- Tỉ lệ dân thành thị của nhiều huyện còn rất thấp. Các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Thạch Thất, Thường Tín và Mĩ Đức có tỉ lệ dân thành thị chí dưới 4% (riêng huyện Sóc Sơn chỉ có 1,4%). Có 3 huyện với tỉ lệ dân thành thị từ 12% đến gần 15% là Gia Lâm (14,4%), Chương Mĩ (12,7%) và Mê Linh (12,6%). Các huyện còn lại có tỉ lệ dân thành thị từ 4,4% đến 8,1%.
- Nông thôn bao gồm 395 xã, là đơn vị hành chính cơ sở của nông thôn ngày nay. Số dân nông thôn chiếm 57 7% tổng số dân toàn thành phố, trong đó ở các huyện có tới 98,4% và thị xã Sơn Tây có 46,6% số dân là dân nông thôn.
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1-Mục tiêu:
HS thống kê được kiến thức đã học.HS trả lời câu hỏi
2-Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã tại HN.
HS suy nghĩ trả lời.
- GV mời một số HS trả lời.
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời.
*HS Thực hiện nhiệm vụ
*HS Báo cáo kq
*Dặn dò

- Học bài, ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc tài liệu về dân số và tìm hiểu thêm tình hình nguồn cung- cầu nguồn lđ ở địa phương em.

- Chuẩn bị bài : Giáo dục, y tế HN và một số vấn đề đô thị hóa tại HN.


Tiết 21: GIÁO DỤC, Y TẾ CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở HÀ NỘI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA TẠI HÀ NỘI

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


-Học sinh nhận thức được về tình hình giáo dục ,y tế Hà Nội hiện nay

- Hs nhận biết được khái niệm, đặc trưng và thực trang vấn đề đô thị hóa ở HN.

- Nắm được tình hình giáo dục,y tế của địa phương và của Hà Nội từ đó chủ động tích cực học tập và chăm sóc sức khỏe bản thân,gia đình.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

-
Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin để tìm hiểu về giáo dục y tế địa phương.

3. Phẩm chất

- Giáo dục học sinh những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

- HS tự hào truyền thống văn hoá quê hương trong học tập và rèn luyện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


Máy tính, máy chiếu.

Hình ảnh ,sơ đồ ,biểu đồ có liên quan bài học .

2. Đối với học sinh

Tìm hiểu thông tin trên Internet.

Đọc trước tài liệu liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS VÀ SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
A-HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1-Mục tiêu;

Kích thích nhu cầu tìm hiểu về giáo dục và y tế của thành phố Hà Nội.
2-Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về những con số thống kê trong hìnhvề giáo dục HN ?
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Nhân vật trong ảnh: Chu Văn An.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chưa vội kết luận câu trả lời đúng/sai.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

B-HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt đông 1 :
1-Mục tiêu:
HS khai thác tư liệu và hoàn thành phiếu học tập.
2-Tổ chức thực hiện
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm hoàn thành phiếu học tập : Quan sát ảnh nêu hiểu biết của em về tình hình giáo dục HN hiện nay?
->, sau đó lên thuyết trình:
Phiếu học tập
Lớp họcHọc sinhGiáo viênTrường họcTrung tâm GDTrường ĐH-CĐ

- HS thảo luận thành 4 nhóm, khai thác thông tin và hoàn thành phiếu học tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận
- GV mở rộng:
Trọng tâm 3 việc để nâng cao chất lượng

Định hướng giáo dục Thủ đô tập trung 3 việc, đó là tiên phong, đột phá về hợp tác quốc tế; mạnh dạn tham mưu đề xuất cách thức, cơ chế chính sách mới về giáo dục, có cơ chế quản lý để tạo điều kiện cho các nhà trường phát triển; quan tâm chất lượng cả giáo dục mũi nhọn và đại trà vì khoảng cách giáo dục giữa các khu vực còn rất lớn.
“Mong giáo dục Thủ đô là nền giáo dục thực sự sáng tạo, thực chất, hạn chế thấp nhất bệnh thành tích; quan tâm bồi dưỡng trách nhiệm, ý thức chính trị cho học sinh THPT, nâng cao số lượng học sinh tiêu biểu được đứng trong hàng ngũ của Đảng… để đưa Giáo dục Hà Nội bền vững, thực sự tiêu biểu cho Giáo dục cả nước”- (Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong )
  • Giáo dục và y tế HN
  • Hà Nội - giáo dục hàng đầu

+Về quy mô, tính đến hết tháng 6/2022, toàn TP có 2.835 trường, 70.199 lớp, hơn 2.206.906 học sinh; 138.090 giáo viên; 72.796 phòng học; 120 trường đại học, cao đẳng thuộc các Bộ, ngành trên địa bàn TP với gần 1 triệu sinh viên, học viên. TP có 298 đơn vị đang có hoạt động giáo dục nghề nghiệp với 192.590 học viên. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.
+ Chất lượng giáo dục các cấp học từng bước được nâng lên. Học sinh Thủ đô đã khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia.
+Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia (CQG) và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện.
+100% cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học của Hà Nội đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2005.
+Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 diễn ra thành công, đảm bảo đủ chỗ học tất cả học sinh; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm 2022 đạt 99,1% với só bài thi đạt điểm 9, 10 tăng lên đáng kể so với năm trước với 1 học sinh đạt Thủ khoa toàn quốc với điểm tuyệt đối tổ hợp A00.
Hoạt động 2: Tìm hiểu y tế tiên tiến, hiện đại HN.
1. Mục tiêu:
Trình bày được tình hình y tế của thành phố Hà Nội.
-HS khai thác tư liệu và thảo luận nhóm.
2-Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm) đọc các đoạn thông tin đã chuẩn bị ở nhà thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn:
Trình bày những kết quả đạt được về y tế của thành phố Hà Nội những năm gần đây.

- HS thảo luận thành các nhóm, khai thác thông tin và thảo luận.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới.
* Một số khó khăn:
- việc thu hút nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ bác sĩ vào làm việc tại khối y tế tuyến huyện, xã còn không ít khó khăn.
-Ngoài ra, cơ sở vật chất của một số trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế xuống cấp; trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất còn thiếu chưa đáp ứng kịp thời cho công tác phòng chống dịch, khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn...






































Hoạt động 3: Tìm hiểu một số vấn đề đô thị hóa tại HN
1. Mục tiêu:
Trình bày được khái niệm, đặc trưng, các hình thức và thực trạng đô thị hóa tại HN.
-HS khai thác tư liệu và thảo luận nhóm.
2-Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành 4 nhóm đọc các đoạn thông tin đã chuẩn bị ở nhà

- HS thảo luận thành các nhóm, khai thác thông tin và hoàn thành yêu cầu,
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả của nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận





2. Hà Nội xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại
Sau 15 năm, từ ngày Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, ngành y tế Thủ đô không ngừng kiện toàn và nỗ lực xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bảo đảm chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân trên địa bàn cũng như người dân trên cả nước.
Theo số liệu báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, Sau khi mở rộng địa giới hành chính (từ ngày 1/8/2008), Hà Nội có 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn và 100% trạm y tế có bác sĩ công tác tại trạm, trong đó có 86,3% trạm y tế có bác sĩ biên chế tại trạm, các trạm chưa có bác sĩ biên chế tại trạm thì có bác sĩ tăng cường từ trung tâm y tế, bệnh viện huyện.
-> Nhờ có hệ thống y tế bao phủ rộng khắp đã phát huy vai trò trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân cũng như trong phòng chống dịch bệnh; góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.
-Đối với công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn được triển khai thực hiện tại hai khối cơ sở y tế, gồm công lập và ngoài công lập với tổng số nhân lực là hơn 51 nghìn người.
Cụ thể, khối công lập hiện có 41 bệnh viện, gồm 29 bệnh viện tuyến thành phố và 13 bệnh viện tuyến huyện. Khối y tế ngoài công lập, gồm 3.953 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có 42 bệnh viện với 160 phòng khám đa khoa; 804 cơ sở khám, chữa bệnh y học cổ truyền và 2.949 phòng khám chuyên khoa.
-Trong những năm qua, nhiều kỹ thuật cao đã được các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thủ đô triển khai điều trị cho người bệnh như: phẫu thuật Laser không chạm-Smart Surf; phẫu thuật tim ít xâm lấn nội soi toàn bộ; phẫu thuật can thiệp bào thai; ghép thận, hướng tới kỹ thuật ghép gan... Trong khi đó, hiện các bệnh viện tuyến huyện đã thực hiện được phẫu thuật nội soi trong ngoại khoa, sản khoa để dần trở thành hoạt động thường quy...
-Không chỉ làm tốt công tác khám, chữa bệnh cho người dân, thời gian qua ngành y tế Thủ đô còn triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về dân số, nâng cao chất lượng dân số. Ước tính đến tháng 6/2024, dân số toàn thành phố khoảng 8,7 triệu người.
II. Một số vấn đề đô thị hóa tại HN
Khái niệm đô thị hóa

- Đô thị hoá là sự quá độ từ hình thức sống nông thôn lên hình thức sống đô thị - một quá trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống mới, đặc biệt là thay đổi cơ cấu dân cư.
2. Đặc trưng của đô thị hóa
- Đô thị hoá mang tính xã hội và lịch sử, là sự phát triển về quy mô, số lượng, nâng cao vai trò của đô thị trong khu vực và hình thành các chùm đô thị.
- Nó gắn liền với sự biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội của đô thị và nông thôn trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ ...
3. Các hình thức đô thị hóa
- Đô thị hóa nông thôn : - Là quá trình phát triển nông thôn và phổ biến lối sống thành phố cho nông thôn (cách sống, hình thức nhà cửa, phong cách sinh hoạt ...)
- Đô thị hóa ngoại vi: Là quá trình phát triển mạnh vùng ngoại vi của thành phố do phát triển công nghiệp, và cơ sở hạ tầng…Tạo ra các cụm đô thị, liên đô thị … góp phần đẩy nhanh đô thị hoá nông thôn.
- Đô thị hóa giả tạo: - Là sự phát triển thành phố do tăng quá mức dân cư và do dân cư từ các vùng khác đến (đặc biệt là từ nông thôn) ... dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu nhà ở, ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng cuộc sống…
4. Thực trạng đô thị hóa
- Hà Nội là 1 trong 2 thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở Việt Nam
- Đến hết năm 2020, diện tích nhà ở TB toàn thành phố là 26,8m2/người. Hầu hết các hộ dân đều có nhà ở và chủ yếu là nhà kiên cố và bán kiên cố.
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1-Mục tiêu:
HS thống kê được kiến thức đã học.HS trả lời câu hỏi
2-Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về vấn đề đô thị hóa ở HN?
HS suy nghĩ trả lời.
- GV mời một số HS trả lời.
- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời.
*HS Thực hiện nhiệm vụ
*HS Báo cáo kq
D- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1-Mục tiêu
Học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ sưu tầm tư liệu.
2-Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
Sưu tầm tranh ảnh về giáo dục,y tế ở quê em và dán lên bảng?
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh báo cáo kết quả.
- Giáo viên nhận xét sản phẩm của một số học sinh.
*HS Thực hiện nhiệm vụ
*HS Báo cáo kq
*Dặn dò

- Học bài, ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc tài liệu về dân số và tìm hiểu thêm về tình hình GD,Y tế ở địa phương em.

- Chuẩn bị bài : Cđ6 : Phát triển khu CN, khu kinh tế là động lực góp phần phát triển kinh tế thành phố HN.
1708161487384.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---CĐ 5 - LỚP 8.pptx
    23.1 MB · Lượt xem: 3
  • YOPO.VN---LỚP 8 Cđ5 -tiết 19,20,21.docx
    1.4 MB · Lượt xem: 3
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,415
    Bài viết
    37,884
    Thành viên
    141,122
    Thành viên mới nhất
    thuyduong272vx

    Thành viên Online

    Top