Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
[Word+Powerpoint] Giáo án Ngữ văn 8 - BÀI 8: NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT được soạn dưới dạng file word+powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học).
- HS nhận biết được luận đề và hệ thống luận điểm của văn bản nghị luận.
- Với mỗi luận điểm, HS xác định được lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- HS hiểu được những nét đặc sắc trong cách viết của tác giả, từ đó rút ra cho bản thân những bài học hữu ích trong việc viết bài văn nghị luận văn học nói riêng và tạo lập văn bản nói chung.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập;
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết phối hợp với bạn cùng bàn, bạn trong nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; biết bày tỏ ý kiến riêng; biết hỗ trợ bạn khi cần thiết;
2. Về phẩm chất
Yêu văn chương, trân trọng lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ; tôn trọng và có ý thức học hỏi cách tiếp nhận văn bản văn học của người khác.
3. Kiến thức
- Khái niệm của văn bản nghị luận văn học; luận đề, luận điểm; lí lẽ; bằng chứng.
- Thấy được Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ làng cảnh Việt Nam. Sự giản dị và lối sống thanh cao của ông cũng phần nào thấm nhuần vào những câu thơ mang màu sắc của nông thôn.
- Nghệ thuật: Cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề hợp lí; cách tổ chức luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chọn lọc từ ngữ tinh tế; giọng văn linh hoạt, khi thì giảng giải, cắt nghĩa tỉ mỉ, lúc lại tưởng tượng, liên tưởng bay bổng, có khi mang tính đối thoại, tranh biện, có khi lại say sưa, chân thành, tràn đầy tình cảm và niềm tự hào với di sản văn học của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT;
- PHT số 1,2,3,4,5;
- Tranh ảnh;
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm của HS với nội dung VB.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV/ Hs tham gia trò chơi .
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS/ Kết quả trò chơi, thái độ tham gia trò chơi của Hs.
d. Tổ chức thực hiện
VĂN BẢN 1: NHÀ THƠ CỦA QUÊ HƯƠNG LÀNG CẢNH VIỆT NAM
(Trích, Xuân Diệu)
(Trích, Xuân Diệu)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học).
- HS nhận biết được luận đề và hệ thống luận điểm của văn bản nghị luận.
- Với mỗi luận điểm, HS xác định được lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, vai trò của luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- HS hiểu được những nét đặc sắc trong cách viết của tác giả, từ đó rút ra cho bản thân những bài học hữu ích trong việc viết bài văn nghị luận văn học nói riêng và tạo lập văn bản nói chung.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập;
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: biết phối hợp với bạn cùng bàn, bạn trong nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; biết bày tỏ ý kiến riêng; biết hỗ trợ bạn khi cần thiết;
2. Về phẩm chất
Yêu văn chương, trân trọng lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ; tôn trọng và có ý thức học hỏi cách tiếp nhận văn bản văn học của người khác.
3. Kiến thức
- Khái niệm của văn bản nghị luận văn học; luận đề, luận điểm; lí lẽ; bằng chứng.
- Thấy được Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ làng cảnh Việt Nam. Sự giản dị và lối sống thanh cao của ông cũng phần nào thấm nhuần vào những câu thơ mang màu sắc của nông thôn.
- Nghệ thuật: Cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề hợp lí; cách tổ chức luận điểm chặt chẽ; sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chọn lọc từ ngữ tinh tế; giọng văn linh hoạt, khi thì giảng giải, cắt nghĩa tỉ mỉ, lúc lại tưởng tượng, liên tưởng bay bổng, có khi mang tính đối thoại, tranh biện, có khi lại say sưa, chân thành, tràn đầy tình cảm và niềm tự hào với di sản văn học của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT;
- PHT số 1,2,3,4,5;
- Tranh ảnh;
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm của HS với nội dung VB.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV/ Hs tham gia trò chơi .
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS/ Kết quả trò chơi, thái độ tham gia trò chơi của Hs.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Cách 1: Em biết những tác phẩm văn học nào viết về mùa thu? Chia sẻ với các bạn về vẻ đẹp của mùa thu trong một tác phẩm mà em yêu thích. Cách 2: Hình ảnh sau gợi đến mùa nào trong năm. Chia sẻ ấn tượng của em về mùa đó. Em hãy kể tên một số bài thơ, bài hát viết mùa được gợi ra từ hình ảnh. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở. - HS suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động. - HS trình bày ý kiến, hs khác bổ sung, nhận xét (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức: Mùa thu luôn mang đến cho thi nhân nhiều xúc cảm nhất. Tác giả Nguyễn Khuyến cũng có những cách cảm nhận của riêng mình khi viết về mùa thu, từ đó viết nên chùm thơ thu tuyệt bút, chùm thơ thu ấy đã được nhà thơ Xuân Diệu cảm nhận hết sức tinh tế trong văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam” mà chúng ta sẽ được học trong ngày hôm nay. | Gợi ý: Những tác phẩm văn học viết về mùa thu: Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Sang Thu (Hữu Thỉnh), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư),... - Vẻ đẹp mùa thu trong bài Sang thu: Thời khắc “Sang thu” trong bài thơ của Hữu Thỉnh mang một vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ. Đó là mùa thu của những rung động hồn nhiên, giản dị trong tâm hồn một người thơ đã “đứng tuổi”. |