- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,280
- Điểm
- 113
tác giả
37 Đề thi ngữ văn 7 cuối học kì 2 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM HAY NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 37 file trang. Các bạn xem và tải đề thi ngữ văn 7 cuối học kì 2, đề thi ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 7 cuối học kì 2 cánh diều ,về ở dưới.
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết vẽ đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đổng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
(Về việc đọc sách, Nguồn: Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích:
Câu 2. Vấn đề cần bàn luận của văn bản là:
Câu 3. Tác giả thể hiện ý kiến của mình về vấn đề cần bàn luận qua câu văn:
… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này ...
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
Câu 4. Tác giả đưa ra những bằng chứng về sách khoa học, sách xã hội, sách văn học giúp làm sáng tỏ cho lí lẽ nào?
… Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này,...
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
Câu 5. Phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích là:
Câu 6. Công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn: “… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau.” là:
Biểu đạt ý còn nhiều sự việc chưa liệt kê hết
Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng
Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng
Câu 7. Theo tác giả, những quyển sách nào giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn con người?
Câu 8. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” là:
Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
C.Dùng để đánh dấu tên tác phẩm văn học trích dẫn.
D.Dùng để đánh dấu lời kêu gọi.
Câu 9. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”?
Câu 10. Thông điệp nào từ đoạn văn có ý nghĩa quan trọng nhất với em? Vì sao?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai tự đắc:
- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1(0,5 điểm): Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Thần thoại
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2(0,5 điểm): Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?
A. Rùa
B. Thỏ
C. Rùa và Thỏ
D. Sên
Câu 3(0,5 điểm): Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?
A. Bảo Rùa là chậm như sên.
B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .
C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”
D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.
Câu 4(0,5 điểm): Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Rùa thích chạy thi với Thỏ
B. Thỏ thách Rùa chạy thi
C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 5 (0,5 điểm): Vì sao Thỏ thua Rùa?
A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.
B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.
D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.
Câu 6 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Điệp ngữ
Câu 7 (0,5 điểm): Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì?
A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.
B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.
C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.
D. Phê phán những người coi thường người khác.
Câu 8 (0,5 điểm): Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì?
A. Thỏ đi học muộn.
B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo.
C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã.
D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về.
Câu 9(1,0 điểm): Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?
Câu 10(1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”.
II. LÀM VĂN (4.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
-----Hết-----
PHÒNG GD&ĐT QUỐC OAI
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
(Đề gồm có 02 trang)
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Học sinh đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
2. Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
3. Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ.
4. Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng
5. Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
(Ngụ ngôn của mỗi ngày- Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?
A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách
B. Thơ năm chữ, có 5 khổ, khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần chân
C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách
D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách
Câu 2: Đoạn thơ là lời của ai?
A. Con trẻ B. Cây xương rồng C. Ngọn gió D. Tôi
Câu 3: Bài thơ viết về?
A. Tình yêu thiên nhiên C. Suy ngẫm về việc học
B. Quê hương D. Giá trị của truyện ngụ ngôn
Câu 4: Đâu là phó từ trong câu Đừng hạn hẹp bến bờ?
A. Đừng B. hạn hẹp C. bến bờ D. Cả A, B, C sai
Câu 5: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, chúng có tác dụng gì?
A. Tôi học. Nhấn mạnh việc làm chính của nhân vật trữ tình
B. Tôi học. Làm nổi bật mục đích của việc học
C. Tôi học. Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời
D. Tôi học. Khẳng định việc học ở đời là cấp thiết.
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật chủ đạo trong bài thơ là?
A. Điệp ngữ, từ; điệp cấu trúc; nghệ thuật nhân hoá
B. Điệp từ ngắt quãng
C. Thể thơ lục bát, từ ngữ giàu hình ảnh
D. Thể thơ tự do, lối so sánh giàu hình ảnh.
Câu 7: Nhân vật trữ tình học được điều gì từ cây xương rồng?
A. Hãy mọc gai để tự bảo vệ mình
B. Sống cần coi chừng gai xung quanh mình
C. Cần phải vượt qua thử thách khô hạn của môi trường sống
D. Đối mặt, vươn lên trong khó khăn, thử thách
Câu 8: Tên bài thơ là Ngụ ngôn của mỗi ngày. Vậy ngụ ở đây có nghĩa là gì?
A. Ở nhờ, ở C. Răn dạy
B. Gửi, gửi gắm, ngụ ý D. Bài học cuộc sống
Câu 9: Nhân vật trữ tình học được điều gì từ trẻ thơ và người già?
A. Hồn nhiên, thật thà
B. Sống không hẹp hòi, ích kỷ
C. Không nên nói dối
D. Trong sáng hồn nhiên; hiểu biết về cuộc đời
Câu 10: Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
A. Nói quá B. Điệp từ C. Nhân hoá D. Nói giảm, nói tránh
Câu 11: (1,0 điểm): Từ bài thơ hãy viết ra 02 câu tục ngữ (hoặc thành ngữ) nói về việc học? Chọn và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của một câu tục ngữ (hoặc thành ngữ) em vừa viết?
Câu 12: (2,5 điểm) Viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em về một trong các khổ thơ số 2 hoặc số 3, 4, 5 trong bài thơ?
PHẦN 2: VIẾT (4.0 điểm) Dù bị thực dân Pháp đem ra bãi bắn khi chỉ mới 19 tuổi, nữ anh hùng Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang trước họng súng của quân thù và hát vang bài hát “Chiến sĩ Việt Nam”. Chị thật là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm.
Từ gợi ý trên, em hãy viết bài văn nghị luận ngắn làm rõ ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
I. ĐỌC - HIỂU (6.0 điểm):
HS đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu năm không thể tách rời. Nếu với con người “Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì Khí quyển lại cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Người cha khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn đến biến đổi khí hậu…
Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan, … vào bầu khí quyển do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đang làm bề mặt Trái đất nóng lên, dẫn đến đại dương nóng lên…
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Thông tin B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm
Câu 2. Nguyên nhân nào làm Trái đất nóng lên?
A. Bầu khí quyển mỏng
B. Đại dương rộng lớn
C. Các chất khí CO2, metan, ... từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vào bầu khí quyển
D. Loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng
Câu 3. Theo em, nhan đề của văn bản trên là:
A. Thiên nhiên nổi giận
B. Con người với thiên nhiên
C. Cần bảo vệ cuộc sống của em
D. Biến đổi khí hậu với đại dương và khí quyển
Câu 4. Văn bản trên bàn về vấn đề gì trong cuộc sống hiện nay?
A. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến Trái đất
B. Con người và thiên nhiên
C. Giá trị của thời gian
D. Giá trị của tri thức
Câu 5. Hai từ “Đại dương” và “Khí quyển” thể hiện phép liên kết câu nào?
A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Tất cả đều sai
Câu 6. Câu văn nào sử dụng phép so sánh trong văn bản trên?
A. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la.
B. Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây
C. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài.
D. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi.
Câu 7. Bầu khí quyển rất quan trọng với con người vì cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Nhận định này đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 8. Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống con người?
A. Cung cấp không khí
B. Cung cấp nước
C. Che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của mặt trời
D. Không giúp ích gì cả
Câu 9. Em hiểu gì về tác hại của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người ngày nay?
Câu 10. Từ văn bản trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường em đang sống?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
PASS GIẢI NÉN: yopoVN.com
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Năm học: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi. Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với những quy luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết vẽ đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đổng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
(Về việc đọc sách, Nguồn: Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích:
Biểu cảm |
|
|
|
Phương pháp đọc sách Cách chọn sách hay | Tầm quan trọng, giá trị của sách Cả 3 đáp án trên |
… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này ...
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
Câu 4. Tác giả đưa ra những bằng chứng về sách khoa học, sách xã hội, sách văn học giúp làm sáng tỏ cho lí lẽ nào?
… Nói tới sách là nói tôi trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh mà hàng bao thế hệ tích luỹ truyền lại cho mai sau.
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.
Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này,...
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.
Câu 5. Phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích là:
Phép nối |
|
|
|
Biểu đạt ý còn nhiều sự việc chưa liệt kê hết
Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng
Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng
Câu 7. Theo tác giả, những quyển sách nào giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn con người?
Sách khoa học Sách xã hội | Sách thiếu nhi Sách văn học |
Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
Dùng để đánh dấu các từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
C.Dùng để đánh dấu tên tác phẩm văn học trích dẫn.
D.Dùng để đánh dấu lời kêu gọi.
Câu 9. Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”?
Câu 10. Thông điệp nào từ đoạn văn có ý nghĩa quan trọng nhất với em? Vì sao?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
…HẾT…
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | D | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | Tác giả cho rằng: “Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình”, vì: – Sách giúp con người tự nhận thức về mình: hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. – Sách giúp con người nhận thức về cuộc sống con người: Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người, phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. | 1,0 | |
10 | HS Có thể chọn một trong những câu quan trọng trong đoạn như: – Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. – “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. – “Mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”. ( Hs chọn câu quan trọng được 0,5 điểm, lí giải hợp lí được 0,5 điểm) | 1,0 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về tinh thần tự học | 0,25 | |
| c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 3,0 | |
| - Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. Tự học là cách hữu hiệu nhất để tiếp thu tri thức. - Giải thích khái niệm tự học: + Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. + Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức. - Biểu hiện của người có tinh thần tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. - Vai trò, ý nghĩa của việc tự học: + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. + Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. - Phê phán một số người không có tinh thần tự học. - Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình. - Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. | | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25 |
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 90 phútNăm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn 7 |
Đọc câu chuyện sau:
RÙA VÀ THỎ
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ trông thấy liền mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi, coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai tự đắc:
- Được, được! Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên có sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo mỉm cười. Nó nghĩ: Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần đến đích ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm.
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì đã thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
(Câu chuyện Rùa và Thỏ, Theo truyện La Phông-ten)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1(0,5 điểm): Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?
A. Truyền thuyết
B. Thần thoại
C. Truyện cổ tích
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2(0,5 điểm): Nhân vật chính trong truyện Rùa và Thỏ là ai?
A. Rùa
B. Thỏ
C. Rùa và Thỏ
D. Sên
Câu 3(0,5 điểm): Thỏ chế giễu Rùa như thế nào?
A. Bảo Rùa là chậm như sên.
B. Bảo Rùa thử chạy thi xem ai hơn .
C. Bảo Rùa “Anh đừng giễu tôi”
D. Bảo Rùa là đồ đi cả ngày không bằng một bước nhảy của Thỏ.
Câu 4(0,5 điểm): Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?
A. Rùa thích chạy thi với Thỏ
B. Thỏ thách Rùa chạy thi
C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.
D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.
Câu 5 (0,5 điểm): Vì sao Thỏ thua Rùa?
A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ.
B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.
C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết.
D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước.
Câu 6 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Đồ chậm như sên.”
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Điệp ngữ
Câu 7 (0,5 điểm): Truyện Thỏ và Rùa phê phán điều gì?
A. Phê phán những những người lười biếng, khoe khoang.
B. Phê phán những người lười biếng khoe khoang, chủ quan, kiêu ngạo.
C. Phê phán những người chủ quan, ích kỉ.
D. Phê phán những người coi thường người khác.
Câu 8 (0,5 điểm): Hậu quả của thái độ chủ quan, kiêu ngạo của Thỏ là gì?
A. Thỏ đi học muộn.
B. Thỏ thua Rùa, bị mọi người cười nhạo.
C. Thỏ cắm cổ chạy, bị ngã.
D. Thỏ mải mê bắt bướm, quên đường về.
Câu 9(1,0 điểm): Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì?
Câu 10(1,0 điểm): Em có nhận xét gì về nhân vật Thỏ qua câu nói: “Dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mi một nửa đường đó”.
II. LÀM VĂN (4.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
-----Hết-----
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG | HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 90 phútNăm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn 7 |
Phần | Câu | Đáp án | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
| 1 | D | 0,5 |
2 | C | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | Bài học: chậm mà kiên trì sẽ chiến thắng, nhanh mà chủ quan kiêu ngạo thì dễ thất bại. Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn thì sẽ thành công… | 1 | |
10 | Qua câu nói trên ta nhận thấy Thỏ là kẻ kiêu căng ngạo mạn, chủ quan, coi thường người khác… | 1 | |
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,25 | ||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về tinh thần tự học | 0,25 | ||
c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 3,0 | ||
*Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận: Có rất nhiều con đường để tích lũy tri thức: thụ động; chủ động; đối phó; qua nhiều phương tiện khác nhau. *Thân bài: - Giải thích khái niệm tự học: + Tự học là quá trình bản thân chủ động tích lũy tri thức, không ỷ lại phụ thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài. + Quá trình tự học diễn ra xuyên suốt trong quá trình học tập như tìm tòi, trau dồi, tích lũy đến khắc sâu và áp dụng tri thức. Biểu hiện của người có tinh thần tự học: + Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. + Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình. + Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở. Vai trò, ý nghĩa của việc tự học: + Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. + Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. + Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. Phê phán một số người không có tinh thần tự học. Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình. *Kết luận: Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận. | |||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25 |
-----Hết-----
|
Môn: Ngữ văn 7
Năm học 2022-2023
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Năm học 2022-2023
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm có 02 trang)
Họ và tên:……………………………… SBD:……………
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Học sinh đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngồi cùng trang giấy nhỏ
Tôi đi học mỗi ngày
2. Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng, bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu
3. Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ.
4. Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng
5. Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình.
(Ngụ ngôn của mỗi ngày- Đỗ Trung Quân)
Câu 1: Dòng nào nói đúng về đặc điểm hình thức chính của bài thơ?
A. Thơ năm chữ, có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách
B. Thơ năm chữ, có 5 khổ, khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần chân
C. Thơ năm chữ, không chia khổ; gieo vần cách
D. Thơ tự do có 5 khổ; khổ mở đầu chỉ có 2 dòng; gieo vần cách
Câu 2: Đoạn thơ là lời của ai?
A. Con trẻ B. Cây xương rồng C. Ngọn gió D. Tôi
Câu 3: Bài thơ viết về?
A. Tình yêu thiên nhiên C. Suy ngẫm về việc học
B. Quê hương D. Giá trị của truyện ngụ ngôn
Câu 4: Đâu là phó từ trong câu Đừng hạn hẹp bến bờ?
A. Đừng B. hạn hẹp C. bến bờ D. Cả A, B, C sai
Câu 5: Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ, chúng có tác dụng gì?
A. Tôi học. Nhấn mạnh việc làm chính của nhân vật trữ tình
B. Tôi học. Làm nổi bật mục đích của việc học
C. Tôi học. Làm nổi bật chủ đề bài thơ, nhấn mạnh, mở rộng việc học ở đời
D. Tôi học. Khẳng định việc học ở đời là cấp thiết.
Câu 6: Biện pháp nghệ thuật chủ đạo trong bài thơ là?
A. Điệp ngữ, từ; điệp cấu trúc; nghệ thuật nhân hoá
B. Điệp từ ngắt quãng
C. Thể thơ lục bát, từ ngữ giàu hình ảnh
D. Thể thơ tự do, lối so sánh giàu hình ảnh.
Câu 7: Nhân vật trữ tình học được điều gì từ cây xương rồng?
A. Hãy mọc gai để tự bảo vệ mình
B. Sống cần coi chừng gai xung quanh mình
C. Cần phải vượt qua thử thách khô hạn của môi trường sống
D. Đối mặt, vươn lên trong khó khăn, thử thách
Câu 8: Tên bài thơ là Ngụ ngôn của mỗi ngày. Vậy ngụ ở đây có nghĩa là gì?
A. Ở nhờ, ở C. Răn dạy
B. Gửi, gửi gắm, ngụ ý D. Bài học cuộc sống
Câu 9: Nhân vật trữ tình học được điều gì từ trẻ thơ và người già?
A. Hồn nhiên, thật thà
B. Sống không hẹp hòi, ích kỷ
C. Không nên nói dối
D. Trong sáng hồn nhiên; hiểu biết về cuộc đời
Câu 10: Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
A. Nói quá B. Điệp từ C. Nhân hoá D. Nói giảm, nói tránh
Câu 11: (1,0 điểm): Từ bài thơ hãy viết ra 02 câu tục ngữ (hoặc thành ngữ) nói về việc học? Chọn và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của một câu tục ngữ (hoặc thành ngữ) em vừa viết?
Câu 12: (2,5 điểm) Viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu cảm nhận của em về một trong các khổ thơ số 2 hoặc số 3, 4, 5 trong bài thơ?
PHẦN 2: VIẾT (4.0 điểm) Dù bị thực dân Pháp đem ra bãi bắn khi chỉ mới 19 tuổi, nữ anh hùng Võ Thị Sáu vẫn hiên ngang trước họng súng của quân thù và hát vang bài hát “Chiến sĩ Việt Nam”. Chị thật là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm.
Từ gợi ý trên, em hãy viết bài văn nghị luận ngắn làm rõ ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7 NĂM HỌC 2022-2023
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7 NĂM HỌC 2022-2023
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC - HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0,25 | |
2 | D | 0,25 | |
3 | C | 0,25 | |
4 | A | 0,25 | |
5 | C | 0,25 | |
6 | A | 0,25 | |
7 | D | 0,25 | |
8 | B | 0,25 | |
9 | D | 0,25 | |
10 | C | 0,25 | |
11 | - HS viết các câu thành ngữ, tục ngữ về việc học. Đủ 02 câu, đúng chính tả, đúng chủ đề mỗi câu 0.25- Giải thích ngắn gọn đúng 1 câu thành ngữ hoặc tục ngữ | 0.5 0.5 | |
12 | * Yêu cầu về hình thức: - Đoạn văn, có 6- 8 câu có câu chủ đề, đúng phương thức biểu đạt - Diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, không sai sót chính tả, dùng từ, đặt câu * Yêu cầu về nội dung: - Nêu được cảm nhận chung đối với khổ thơ đã chọn (căn cứ chủ đề của bài thơ mối quan hệ với khổ thơ chọn và từ ngữ, hình ảnh) - Trình bày cảm nhận về nội dung của khổ thơ (nói rõ nội dung khổ thơ diễn đạt điều gì trong chủ đề của bài thơ, thể hiện qua câu chữ, hình ảnh nào) - Trình bày cảm nhận về nghệ thuật của khổ thơ (chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhịp thơ,…) (HS có thể làm tách riêng hoặc song song) - Liên hệ bài học bản thân (Nếu học sinh không chọn cụ thể một khổ thơ mà viết chung chung theo chủ đề của cả bài thơ thì cho tối đa không quá 1,5đ). Đây là đoạn văn yêu cầu HS cảm nhận nên GV cần trân trọng những ý kiến riêng của HS. | 0.5 0.5 1.0 0.5 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận xã hội b. Xác định đúng vấn đề : Ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống c. Triển khai hợp lý nội dung bài văn d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. | 0.5 | |
| Nội dung: HS có thể có cách viết khác nhau nhưng trọng tâm làm rõ được ý nghĩa của lòng dũng cảm. Có thể viết bài văn như sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề: lòng dũng cảm trong cuộc sống có ý nghĩa to lớn 2. Thân bài - Giải thích, quan điểm của người viết về lòng dũng cảm, nêu các biểu hiện, ví dụ Dũng cảm được hiểu là có dũng khí, bản lĩnh, sự quyết đoán. Dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm. Những việc đó phải đúng với chuẩn mực đạo đức, xã hội và được tuyên dương. - Dùng các lý lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống (cá nhân, tập thể, xã hội) * Cá nhân: Vượt qua chính mình, sống mạnh mẽ, tự hoàn thiện bản thân * Sự phát triển của đời sống xã hội: Chuẩn mực xã hội; lòng dũng cảm trở thành truyền thống trong đấu tranh, xây dựng đất nước…. (Nếu HS không có bằng chứng cho tối đa 1.0đ) - Đề xuất cách rèn luyện, phát huy lòng dũng cảm và phê phán lối sống nhút nhát, thiếu dũng cảm. Dũng cảm khác với liều lĩnh, bất chấp 3. Kết bài: Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân | 0.5 0.5 1.5 0.5 0.5 |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
| | | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | | ||||
| | | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |
1 | Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | | 60 |
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | | ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | - Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận. - Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản. - Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng. - Phân tích được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. - Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó. Vận dụng: - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản. - Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản. | 5 TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề đời sống. | Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về vấn đề nghị luận. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (Từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng: Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống. Lập luận mạch lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện được cảm xúc của bản thân trước vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng. | 1TL* | |||
Tổng | 5TN | 3TN | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 30 | 30 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II |
NINH GIANG | Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, |
HS đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
… Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi. Đại dương và Khí quyển – người mẹ, người cha thiên nhiên đó gắn bó thân thiết, thủy chung hàng triệu triệu năm không thể tách rời. Nếu với con người “Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào” (Huy Cận), thì Khí quyển lại cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Người cha khổng lồ đã dang rộng vòng tay yêu thương, lấy thân mình che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của Mặt trời để muôn loài được bình an. Vậy mà loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng vì sự ấm nóng lên của Trái đất dẫn đến biến đổi khí hậu…
Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài. Đó chính là do sự thay đổi của một vài yếu tố thiên nhiên nhưng nguyên nhân chính vẫn là do các chất khí CO2, metan, … vào bầu khí quyển do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đang làm bề mặt Trái đất nóng lên, dẫn đến đại dương nóng lên…
(Trích sách “Luyện kĩ năng đọc hiểu theo đặc trưng thể loại” quyển 2 – Nguyễn Thị Hậu chủ biên – NXBĐHQG Hà Nội, trang 79 và 81)
Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Thông tin B. Nghị luận C. Tự sự D. Biểu cảm
Câu 2. Nguyên nhân nào làm Trái đất nóng lên?
A. Bầu khí quyển mỏng
B. Đại dương rộng lớn
C. Các chất khí CO2, metan, ... từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người vào bầu khí quyển
D. Loài người đang làm Đại dương và Khí quyển bị tổn thương nặng
Câu 3. Theo em, nhan đề của văn bản trên là:
A. Thiên nhiên nổi giận
B. Con người với thiên nhiên
C. Cần bảo vệ cuộc sống của em
D. Biến đổi khí hậu với đại dương và khí quyển
Câu 4. Văn bản trên bàn về vấn đề gì trong cuộc sống hiện nay?
A. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng xấu đến Trái đất
B. Con người và thiên nhiên
C. Giá trị của thời gian
D. Giá trị của tri thức
Câu 5. Hai từ “Đại dương” và “Khí quyển” thể hiện phép liên kết câu nào?
A. Phép nối B. Phép lặp C. Phép thế D. Tất cả đều sai
Câu 6. Câu văn nào sử dụng phép so sánh trong văn bản trên?
A. Sự ấm nóng ấy đã, đang làm ảnh hưởng đến Đại dương và bầu Khí quyển bao la.
B. Trái đất thân yêu của chúng ta đang nóng lên trong khoảng mấy thập kỉ gần đây
C. Những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra khắp nơi không từ một đất nước, dân tộc nào, ảnh hưởng tới nhiều mặt của cuộc sống muôn loài.
D. Người ta ví Đại dương giống như người mẹ vĩ đại và Khí quyển là người cha khổng lồ cao vời vợi.
Câu 7. Bầu khí quyển rất quan trọng với con người vì cho ta nguồn oxy quý giá vô cùng, chỉ vài phút thôi không có oxy, sự sống của con người có thể không tồn tại. Nhận định này đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 8. Bầu khí quyển giúp ích gì cho đời sống con người?
A. Cung cấp không khí
B. Cung cấp nước
C. Che chở Trái đất bớt đi những tia tử ngoại của mặt trời
D. Không giúp ích gì cả
Câu 9. Em hiểu gì về tác hại của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người ngày nay?
Câu 10. Từ văn bản trên, em nhận thấy mình cần phải làm gì để bảo vệ môi trường em đang sống?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
------------------------- Hết -------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023 Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 |
|
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6.0 |
1 | B | 0.5 | |
2 | C | 0.5 | |
3 | D | 0.5 | |
4 | A | 0.5 | |
5 | B | 0.5 | |
6 | D | 0.5 | |
7 | A | 0.5 | |
8 | C | 0.5 | |
9 | Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục: Mỗi ý cho 0,25đ. Dưới đây là gợi ý: - Biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng cao. Ảnh hưởng xấu đến con người. - Thời tiết khắc nghiệt, cháy rừng. Khô hạn kéo dài nơi này, bão lũ, ngập lụt nơi khác, sóng thần, động đất xảy ra thường xuyên. - Sinh vật biển hao hụt, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Lương thực giảm sút, chỗ ở bị thu hẹp. - Sức khỏe con người suy giảm, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo nhiều lên. | 1.0 | |
10 | HS trả lời những việc làm của bản thân để bảo vệ môi trường mình đang sống. Sau đây là định hướng: - Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt... - Sử dụng các vật dụng tái chế, hạn chế dùng bao bì nylon. - Phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định. - Thường xuyên vệ sinh phòng và nhà ở, trường học... - Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường: tham gia vào các câu lạc bộ, các tổ chức bảo vệ môi trường và phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái. - Trồng và bảo vệ cây xanh. - Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường. - Tập làm tuyên truyền viên: Tuyên truyền cho mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái đất . (HS trả lời đúng 4 ý được 0,5 đ, đúng cả các ý được 1,0 đ) | 1.0 |
II VIẾT | | 4,0 | |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, bố cục 3 phần. | 0,5 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về bạo lực học đường | | |
| c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau và mỗi luận điểm phần thân bài được 0,5đ: | | |
| *Mở bài: - Nêu được vấn đề cần nghị luận: nêu khái quát về tình trạng bạo lực học đường hiện nay và biểu hiện của nó. - Là vấn nạn hiện nay trong xã hội - Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số. *Thân bài: - Giải thích được khái niệm bạo lực học đường là gì? + Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình. + Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh. + Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. - Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay + Hình thức: Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. + Thực tế chứng minh: Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh... + Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, mạt sát thầy cô… + Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. - Nguyên nhân: HS học yếu sinh ra chán nản, thường tạo hành động để được chú ý hay muốn được thể hiện mình để được quan tâm, sống ảo… + Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. + Chưa có sự quan tâm từ gia đình. + Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh. - Hậu quả của bạo lực học đường: + Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. Làm cho gia đình họ bị đau thương. Làm mất trật tự an ninh xã hội, gây tranh cãi, bàn luận gay gắt. + Với người gây ra bạo lực: Phát triển không toàn diện, bị mọi người, xã hội chê trách. Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất. - Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường: + Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. + Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn. + Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. + Phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng này. - Hành động của bản thân: Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này. *Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề - Nêu suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường . - Đây là một hành vi không tốt. - Rút ra bài học cho bản thân. | 3.0 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25 |
PASS GIẢI NÉN: yopoVN.com
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!