mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,452
Điểm
36
tác giả
BÁO CÁO BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI VÀ TƯƠNG TÁC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1&2. được soạn dưới dạng file word gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. LÝ DO CHỌN “BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI VÀ TƯƠNG TÁC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ LỚP 1&2”.



Như chúng ta đã biết: Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Nội dung giáo dục Tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh…trong những nội dung đó thì giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh chiếm một vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục Tiểu học. Song hiện nay, học sinh dân tộc thiểu số nói chung và tại điểm trường Cà Xen chúng tôi nói riêng các em còn nhút nhát, tự ti, nghe và nói Tiếng Việt rất hạn chế thậm chí các em còn sợ người.

Xuất phát từ lý do trên, ngày đầu tiên nhận lớp, tôi băn khoăn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi: “Làm thể nào để cải thiện kĩ năng đối thoại và tương tác cho học sinh lớp 1&2 do tôi chủ nhiệm? Vậy, sau khi ổn định lớp, tôi đã tìm hiểu tình hình thực trạng của lớp như sau:

II. THỰC TRẠNG LỚP GHÉP 1&2 Ở ĐIỂM CÀ XEN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH LẠNG VÀO ĐẦU NĂM HỌC 2022 - 2023:

* Thuận lợi:


- Học sinh đều là con em địa phương, phần lớn các em ngoan.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của PGD&ĐT Tuyên Hóa.

- Ban giám hiệu nhà trường, đề ra kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng trong suốt năm học.

- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách Đội và giáo viên chuyên biệt, các tổ chức của bản, của xã trong công tác quản lý học sinh.

- Bản thân tôi là giáo viên có bề dày kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, luôn nhiệt tình, năng nỗ, quan tâm giáo dục học sinh về mọi mặt.

* Khó khăn:

+ Về học sinh:

-
Đa phần dùng tiếng mẹ đẻ, chưa hiểu nhiều Tiếng Việt, trong giao tiếp còn rụt rè, thu mình, không tự tin; nói năng cộc lốc, thụ động trong học tập và sinh hoạt chung. Một số em chưa biết cách diễn đạt, trình bày, ứng xử có phần còn mang tính “tuỳ tiện ”. Nhiều em không muốn đến trường vì ngại giao tiếp cùng cô thầy.

+ Về phụ huynh:

- Địa bàn học sinh ở rộng dẫn đến ảnh hưởng không ít đến việc đi lại, học hành và phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh.

- 100% phụ huynh là đồng bào người dân tộc Chứt, trình độ dân trí còn thấp, phần lớn phụ huynh không biết chữ, đời sống đặc biệt khó khăn, bố mẹ đi làm nương rẫy cả ngày không quan tâm đến việc học tập của con cái mà giao khoán cho giáo viên và Nhà trường.

1714186669624.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---BÁO CÁO BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KĨ NĂNG ĐỐI THOẠI VÀ TƯƠNG TÁC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THI...docx
    16.1 MB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top