Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BÁO CÁO BIỆN PHÁP góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp - Vận động học sinh bỏ học, đi học lại được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
2.1. Lý do chọn biện pháp
Bác Hồ từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” vì vậy mà ngay sau ngày đọc bản tuyên ngôn độc lập Bác xem việc giải quyết nạn mù chữ là một thứ giặc cần phải diệt. “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào Đường lối của Đảng và Chủ trương của Nhà nước ta. Ngày nay, trong thời buổi công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà Nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục toàn diện. Do đó trong quá trình giáo dục mỗi người giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của người thầy, trong lớp học. Bản thân tôi là giáo viên đã giảng dạy 6 năm và được làm chủ nhiệm 6 năm, nhận thấy rằng làm giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và điều đặc biệt nhất là phải làm thế nào để học sinh không bỏ học, duy trì và giữ vững được 100% số lượng học sinh của lớp, là việc vô vàn khó khăn nhất của một giáo viên chủ nhiệm.
Theo tôi việc học sinh bỏ học nửa chừng có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đến việc các em bỏ học nửa chừng là gia đình. Bởi gia đình chính là cái nôi để mỗi người phát triển.
Thực hiện chủ trưởng của Đảng, của ngành là một người giáo viên chủ nhiệm không thể để tình trạng học sinh bỏ học nữa chừng và nếu học sinh bỏ học thì với vai trò là giáo viên chủ nhiệm chúng ta cần làm gì để vận động các em đi học lại.
Đó là lý do thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh này, với mong muốn thông qua sáng kiến bản thân tôi sẽ đưa ra một số giải pháp hữu ích trong “Vận động học sinh bỏ học, đi học lại”.
2.2. Mục đích của biện pháp
Mục đích đầu tiên của biện pháp là căn cứ vào thực trạng hiện nay, nhìn tổng thể từ thành thị đến nông thôn thì thấy cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn, nhà cửa xây cất khang trang, tiện nghi sinh hoạt tương đối đầy đủ, con cái cặp sách đến trường đều đặn. Thực tế chúng ta nhìn ở một khía cạnh nào đó thì hiện nay vẫn còn tái diễn tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng? Tại sao cuộc sống người dân được ổn định phát triển nhưng con em của họ thì bỏ học nửa chừng? Đây là bài toán cực kỳ hóc búa, hiện nay chưa trường nào tìm ra giải pháp khắc phục triệt để. Vì vậy bản thân tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “việc vận động học sinh bỏ học đi học lại”với mong muốn có thể áp dụng được trong tất cả trường học.
Mục đích quan trọng nhất của biện pháp là, từ trong sáng kiến tôi luôn bám sát với tình hình thực tế của từng đối tượng học sinh, đi sâu vào phân tích hoàn cảnh của từng học sinh bỏ học nữa chừng, để từ đó đề ra biện pháp giải quyết phù hợp. Tôi tin chắc rằng với những biện pháp mà sáng kiến đưa ra sẽ có tác dụng hữu ích trong cuộc vận động học sinh bỏ học đi học lại nói riêng và trong công tác chủ nhiệm nói chung.
Mục đích cuối cùng mà sáng kiến là: Đảm bảo, duy trì sĩ số lớp 100% đầu năm, cũng như cuối năm. Giáo dục các em có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, sau này các em trở thành người công dân tốt trong xã hội. Tạo niềm tin bền vững giữa phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.
- Góp phần giữ vững danh hiệu Trường THCS nơi tôi giảng dạy là tập thể tiên tiến.
2.1. Lý do chọn biện pháp
Bác Hồ từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” vì vậy mà ngay sau ngày đọc bản tuyên ngôn độc lập Bác xem việc giải quyết nạn mù chữ là một thứ giặc cần phải diệt. “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào Đường lối của Đảng và Chủ trương của Nhà nước ta. Ngày nay, trong thời buổi công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà Nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục toàn diện. Do đó trong quá trình giáo dục mỗi người giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của người thầy, trong lớp học. Bản thân tôi là giáo viên đã giảng dạy 6 năm và được làm chủ nhiệm 6 năm, nhận thấy rằng làm giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và điều đặc biệt nhất là phải làm thế nào để học sinh không bỏ học, duy trì và giữ vững được 100% số lượng học sinh của lớp, là việc vô vàn khó khăn nhất của một giáo viên chủ nhiệm.
Theo tôi việc học sinh bỏ học nửa chừng có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đến việc các em bỏ học nửa chừng là gia đình. Bởi gia đình chính là cái nôi để mỗi người phát triển.
Thực hiện chủ trưởng của Đảng, của ngành là một người giáo viên chủ nhiệm không thể để tình trạng học sinh bỏ học nữa chừng và nếu học sinh bỏ học thì với vai trò là giáo viên chủ nhiệm chúng ta cần làm gì để vận động các em đi học lại.
Đó là lý do thôi thúc tôi viết sáng kiến kinh này, với mong muốn thông qua sáng kiến bản thân tôi sẽ đưa ra một số giải pháp hữu ích trong “Vận động học sinh bỏ học, đi học lại”.
2.2. Mục đích của biện pháp
Mục đích đầu tiên của biện pháp là căn cứ vào thực trạng hiện nay, nhìn tổng thể từ thành thị đến nông thôn thì thấy cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn, nhà cửa xây cất khang trang, tiện nghi sinh hoạt tương đối đầy đủ, con cái cặp sách đến trường đều đặn. Thực tế chúng ta nhìn ở một khía cạnh nào đó thì hiện nay vẫn còn tái diễn tình trạng học sinh bỏ học nửa chừng? Tại sao cuộc sống người dân được ổn định phát triển nhưng con em của họ thì bỏ học nửa chừng? Đây là bài toán cực kỳ hóc búa, hiện nay chưa trường nào tìm ra giải pháp khắc phục triệt để. Vì vậy bản thân tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “việc vận động học sinh bỏ học đi học lại”với mong muốn có thể áp dụng được trong tất cả trường học.
Mục đích quan trọng nhất của biện pháp là, từ trong sáng kiến tôi luôn bám sát với tình hình thực tế của từng đối tượng học sinh, đi sâu vào phân tích hoàn cảnh của từng học sinh bỏ học nữa chừng, để từ đó đề ra biện pháp giải quyết phù hợp. Tôi tin chắc rằng với những biện pháp mà sáng kiến đưa ra sẽ có tác dụng hữu ích trong cuộc vận động học sinh bỏ học đi học lại nói riêng và trong công tác chủ nhiệm nói chung.
Mục đích cuối cùng mà sáng kiến là: Đảm bảo, duy trì sĩ số lớp 100% đầu năm, cũng như cuối năm. Giáo dục các em có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, sau này các em trở thành người công dân tốt trong xã hội. Tạo niềm tin bền vững giữa phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.
- Góp phần giữ vững danh hiệu Trường THCS nơi tôi giảng dạy là tập thể tiên tiến.