- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi cấp THCS môn Tiếng Anh NĂM 2022-2023 “DẠY HỌC PHÂN HOÁ - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH ” được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TÁC GIẢ: TRẦN THỊ HIỀN
Giáo viên trường: THCS Thị trấn – Huyện: Tiên Lãng
Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
Hải Phòng, tháng 12 năm 2022
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN LÃNG
TÁC GIẢ: TRẦN THỊ HIỀN
Giáo viên trường: THCS Thị trấn Tiên Lãng
Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
MỤC LỤC
. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Bản chất của giáo dục là gì? Phải chăng là hướng đến sự phát triển của mỗi cá nhân? Giúp con người tìm thấy giá trị của bản thân mình? Giáo dục giúp con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc…? Tưởng chừng như đó là những điều căn cốt nhất mà mỗi trường học, mỗi lớp học và mỗi giáo viên luôn hướng đến. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, chúng ta vô hình chung đã biến giáo dục thành một mô hình khô cứng theo kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”. Chúng ta dạy cùng một nội dung, theo một cách, kiểm tra theo cùng một kiểu và phân loại đánh giá theo cùng một thang. Điều này khiến cho công việc dạy học biến thành một ngành sản xuất theo những tiêu chuẩn nhất định.
Nhưng nếu chịu khó quan sát kĩ hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trong một lớp học có bao nhiêu học sinh thì sẽ có bấy nhiêu khuôn mặt, bấy nhiêu sở thích, tính cách, năng lực, trình độ và phong cách học tập. Thật không công bằng khi những học sinh có thiên hướng về nghệ thuật bị đánh giá là “không đạt” khi bài kiểm tra chỉ hướng đến đánh giá các môn Toán và tiếng Việt. Nhiều học sinh bị coi là hư, láo, ngỗ nghịch, bất trị khi chúng có cách học khác với cách mà giáo viên và người lớn mong muốn. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại về mục đích của giáo dục, cần xem lại về các phương pháp giảng dạy và chương trình học mà chúng ta đang áp dụng để có thể tạo nên sự công bằng giữa các học sinh. “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời nó phải sống với niềm tin rằng, nó là kẻ ngu ngốc” (Albert Einstein).
Dạy học phân hóa (DHPH) là xu thế của quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục học đã chứng minh rằng mỗi cá nhân HS có một năng lực nhận thức, phong cách học khác nhau (Armstrong, 2009; DellaVedova, 2002). Hơn nữa, DHPH là một trong những quan điểm dạy học cho phép “tối đa hóa” yếu tố cá nhân cho người học (Bravmann S., 2004; Dana T.J., 2000). Theo tôi, phân hóa cũng là một trong những quan điểm để xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và Chương trình môn tiếng Anh 2018 nói riêng ở Việt Nam. Do đó, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tiếng Anh theo định hướng phân hóa là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo việc thực hiện được quan điểm xây dựng và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài viết này tóm lược trình bày quan niệm về DHPH, đề xuất quy trình và nêu ví dụ minh họa cho việc DHPH trong dạy học môn Tiếng Anh cho HS THCS. Từ đó, GV có một số kĩ thuật, biện pháp thiết thực, có thể sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh cho HS THCS thông qua cách thức tiếp cận phân hóa trong dạy học.
2. Mục tiêu
- DHPH nhằm huy động mọi năng lực, sở trường, hứng thú của từng học sinh để tự HS tìm tòi, khám phá ra nội dung mới của bài học.
- Phân bố học sinh theo từng trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm học sinh tạo điểu kiện cho HS phát hiện ra các tình huống có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch để giải quyết hay tiếp nhận vấn đề một cách thuận lợi nhất.
- DHPH để phát huy năng lực, sở trường của HS tạo cho họ niềm tin và niềm vui khi học tập.
- DHPH nhằm khuyến khích cho GV chủ động và sáng tạo trong dạy học, đồng thời yêu cầu GV trân trọng mọi cố gắng dù là nhỏ nhất của người học.
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
3.1. Đối tượng
- Học sinh khối lớp 6D4 trường THCS Thị trấn Tiên Lãng- Hải Phòng.
3.2. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện đề tài này, tôi đã ấp ủ nghiên cứu cả năm dòng bằng một số phương pháp sau:
+ Đọc và xem tài liệu về những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Sử dụng phương pháp tổng hợp thu thập.
+ Hỏi giúp đỡ từ các thầy, cô đồng nghiệp ở trường.
+ Điều tra lấy ý kiến từ các em học sinh.
+ Áp dụng vào các tiết dạy để phân tích nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Dựa trên những khía cạnh quan tâm nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều quan niệm về DHPH (Differentiated instruction). DHPH là cách tiếp cận dạy và học đáp ứng những đối tượng HS khác nhau trong cùng một lớp nhằm mục đích “tối đa hóa” năng lực của mỗi cá nhân bằng cách tạo ra cho người học quá trình dạy học phù hợp nhất với họ (Bravmann, 2004). Nói chung, DHPH được xem như là một cách tiếp cận, nguyên tắc hay là một phương pháp dạy học mà ở đó, quá trình điều chỉnh nội dung dạy học, kế hoạch dạy học và môi trường học nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của tất cả HS (Đặng Thành Hưng, 2005; Lê Thị Thu Hương, 2012); và để DHPH, GV chia HS thành các nhóm đối tượng khác nhau theo trình độ học vấn, năng lực nhận thức, ngôn ngữ, khả năng tư duy, sở thích, nhu cầu… Dựa trên các quan điểm này, chúng tôi cho rằng: “DHPH là một quan điểm dạy học mà ở đó GV điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp với từng cá nhân hoặc nhóm HS nhằm phát triển tối đa năng lực học tập của mỗi HS”.
2. Thực trạng
Hiện nay môn Tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở bậc phổ thông từ các trường tiểu học, THCS đến THPT. Đối với trường THCS Thị trấn Tiên Lãng – là một trường nằm trên địa bàn trung tâm huyện, học sinh với điều kiện dân trí khá cao, điều kiện học tập và giao lưu thuận lợi nên nhận thức được tầm quan trọng của việc học, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Theo kết quả thi vào THPT thực tế, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên của môn Tiếng Anh của trường luôn thấp hơn so với các môn thi tốt nghiệp khác. Đây là 1 thực tế đáng buồn đối với những giáo viên dạy môn tiếng Anh như chúng tôi. Cũng phải nói rằng Tiếng Anh là một môn học khó đối với tất cả học sinh, sinh viên không chỉ ở thành phố mà còn với học sinh ở huyện, ở trường chúng tôi. Với Tiếng Việt học sinh còn nói và viết không đúng dẫn đến tình trạng học sinh nói và viết sai từ Tiếng Anh là rất phổ biến. Mặc dù học sinh đã được học Tiếng Anh 4 năm ở bậc THCS nhưng khi học đến lớp 9 rất nhiều em học sinh không biết viết và nói Tiếng Anh, hay không biết phân biệt các từ loại như động từ, danh từ, tính từ…Tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi đầu vào THPT nhưng rất nhiều học sinh vẫn không chịu khó học, hoặc chỉ học đối phó, chủ quan dẫn đến mất gốc, học kém. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
Nguyên nhân học kém môn Anh:
Về phía học sinh:
+ Nhiều học sinh học thấy Tiếng Anh là môn học khó, học không vào nên có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở trên lớp, về nhà không chịu học.
+ Về chương trình sách giáo khoa: Chương trình SGK mới rất hay song độ khó cũng cao hơn và có thể khó với HS ở nông thôn, với những học sinh tư duy chậm thì không thể theo được. Mặt khác, chương trình có sự tích hợp, liên thông với các môn văn hóa khác, đòi hỏi học sinh có 1 trình độ văn hóa nhất định mới đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, nhiều học sinh không kham nổi chương trình SGK Tiếng Anh mới. Hơn thế, học sinh phải học quá nhiều môn, do vậy mà thời gian dành cho môn Tiếng Anh càng bị san sẻ.
+ Sức học của HS còn hạn chế, nội dung chương trình sách giáo khoa không phù hợp với sở thích của HS và yêu cầu cần đạt cao hơn so với năng lực còn hạn chế của HS, kiến thức đòi hỏi có sự liên thông mà HS thì chưa thực sự chú ý nên chỉ được một số ít HS, còn nhiều em học trước quên sau.
- Về phía giáo viên:
+ Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được với một số bài, một số tiết dạy và một số bộ phận học sinh.
+ Một phần do một số giáo viên bị hạn chế về mặt thời gian nên ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, ít quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng và hiệu quả dạy học của bộ môn chưa thực sự như mong muốn. Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng học sinh yếu chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên.
- Về phía các đoàn thể, tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn chưa tạo được một môi trường học ngoại ngữ, chưa tạo được một sân chơi để thu hút, lôi cuốn các em thích học bộ môn tiếng Anh và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
G CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
MÔN: TIẾNG ANH
“DẠY HỌC PHÂN HOÁ - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN TIẾNG ANH ”
MÔN: TIẾNG ANH
“DẠY HỌC PHÂN HOÁ - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN TIẾNG ANH ”
TÁC GIẢ: TRẦN THỊ HIỀN
Giáo viên trường: THCS Thị trấn – Huyện: Tiên Lãng
Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
Hải Phòng, tháng 12 năm 2022
|
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TIÊN LÃNG
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ CẤP THCS
NĂM HỌC 2022 – 2023
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
MÔN: TIẾNG ANH
“DẠY HỌC PHÂN HOÁ - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN TIẾNG ANH ”
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ CẤP THCS
NĂM HỌC 2022 – 2023
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
MÔN: TIẾNG ANH
“DẠY HỌC PHÂN HOÁ - NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
MÔN TIẾNG ANH ”
TÁC GIẢ: TRẦN THỊ HIỀN
Giáo viên trường: THCS Thị trấn Tiên Lãng
Tổ chuyên môn: Khoa học xã hội
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Biện pháp trên đây đã được đồng chí ...................….......... áp dụng tại nhà trường và đạt hiệu quả ............Kết quả này chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân đồng chí ………………………..….. Hiệu trưởng | Hải Phòng, ngày 26 tháng 12 năm 2022 TÁC GIẢ Trần Thị Hiền |
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
I. MỞ ĐẦU | 3 - 4 |
1.Tính cấp thiết | 3 |
2. Mục tiêu | 4 |
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện | 4 |
II. NỘI DUNG | 4 - 10 |
1.Cơ sở lý luận | 4 |
2.Thực trạng | 5 |
3.Các biện pháp thực hiện | 6 - 9 |
4.Thực nghiệm sư phạm | 9 - 10 |
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 10 - 12 |
1. Ưu điểm và hạn chế của biện pháp | 10 |
2. Phương hướng khắc phục các hạn chế | 10 - 11 |
3. Khả năng triển khai rộng rãi biện pháp | 12 |
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO | 13 |
V. PHỤ LỤC | 14-19 |
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT | Chữ viết tắt | Viết đầy đủ |
1 | HS | Học sinh |
2 | DHPH | Dạy học phân hoá |
3 | GV | Giáo viên |
4 | SGK | Sách giáo khoa |
5 | THCS | Trung học cơ sở |
6 | THPT | Trung học phổ thông |
. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Bản chất của giáo dục là gì? Phải chăng là hướng đến sự phát triển của mỗi cá nhân? Giúp con người tìm thấy giá trị của bản thân mình? Giáo dục giúp con người tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc…? Tưởng chừng như đó là những điều căn cốt nhất mà mỗi trường học, mỗi lớp học và mỗi giáo viên luôn hướng đến. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, chúng ta vô hình chung đã biến giáo dục thành một mô hình khô cứng theo kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”. Chúng ta dạy cùng một nội dung, theo một cách, kiểm tra theo cùng một kiểu và phân loại đánh giá theo cùng một thang. Điều này khiến cho công việc dạy học biến thành một ngành sản xuất theo những tiêu chuẩn nhất định.
Nhưng nếu chịu khó quan sát kĩ hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy rằng trong một lớp học có bao nhiêu học sinh thì sẽ có bấy nhiêu khuôn mặt, bấy nhiêu sở thích, tính cách, năng lực, trình độ và phong cách học tập. Thật không công bằng khi những học sinh có thiên hướng về nghệ thuật bị đánh giá là “không đạt” khi bài kiểm tra chỉ hướng đến đánh giá các môn Toán và tiếng Việt. Nhiều học sinh bị coi là hư, láo, ngỗ nghịch, bất trị khi chúng có cách học khác với cách mà giáo viên và người lớn mong muốn. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại về mục đích của giáo dục, cần xem lại về các phương pháp giảng dạy và chương trình học mà chúng ta đang áp dụng để có thể tạo nên sự công bằng giữa các học sinh. “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây thì cả đời nó phải sống với niềm tin rằng, nó là kẻ ngu ngốc” (Albert Einstein).
Dạy học phân hóa (DHPH) là xu thế của quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng. Nhiều nghiên cứu của các nhà giáo dục học đã chứng minh rằng mỗi cá nhân HS có một năng lực nhận thức, phong cách học khác nhau (Armstrong, 2009; DellaVedova, 2002). Hơn nữa, DHPH là một trong những quan điểm dạy học cho phép “tối đa hóa” yếu tố cá nhân cho người học (Bravmann S., 2004; Dana T.J., 2000). Theo tôi, phân hóa cũng là một trong những quan điểm để xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông nói chung và Chương trình môn tiếng Anh 2018 nói riêng ở Việt Nam. Do đó, việc thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học tiếng Anh theo định hướng phân hóa là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo việc thực hiện được quan điểm xây dựng và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Bài viết này tóm lược trình bày quan niệm về DHPH, đề xuất quy trình và nêu ví dụ minh họa cho việc DHPH trong dạy học môn Tiếng Anh cho HS THCS. Từ đó, GV có một số kĩ thuật, biện pháp thiết thực, có thể sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh cho HS THCS thông qua cách thức tiếp cận phân hóa trong dạy học.
2. Mục tiêu
- DHPH nhằm huy động mọi năng lực, sở trường, hứng thú của từng học sinh để tự HS tìm tòi, khám phá ra nội dung mới của bài học.
- Phân bố học sinh theo từng trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm học sinh tạo điểu kiện cho HS phát hiện ra các tình huống có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch để giải quyết hay tiếp nhận vấn đề một cách thuận lợi nhất.
- DHPH để phát huy năng lực, sở trường của HS tạo cho họ niềm tin và niềm vui khi học tập.
- DHPH nhằm khuyến khích cho GV chủ động và sáng tạo trong dạy học, đồng thời yêu cầu GV trân trọng mọi cố gắng dù là nhỏ nhất của người học.
3. Đối tượng và phương pháp thực hiện
3.1. Đối tượng
- Học sinh khối lớp 6D4 trường THCS Thị trấn Tiên Lãng- Hải Phòng.
3.2. Phương pháp thực hiện
Để thực hiện đề tài này, tôi đã ấp ủ nghiên cứu cả năm dòng bằng một số phương pháp sau:
+ Đọc và xem tài liệu về những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Sử dụng phương pháp tổng hợp thu thập.
+ Hỏi giúp đỡ từ các thầy, cô đồng nghiệp ở trường.
+ Điều tra lấy ý kiến từ các em học sinh.
+ Áp dụng vào các tiết dạy để phân tích nghiên cứu.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Dựa trên những khía cạnh quan tâm nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều quan niệm về DHPH (Differentiated instruction). DHPH là cách tiếp cận dạy và học đáp ứng những đối tượng HS khác nhau trong cùng một lớp nhằm mục đích “tối đa hóa” năng lực của mỗi cá nhân bằng cách tạo ra cho người học quá trình dạy học phù hợp nhất với họ (Bravmann, 2004). Nói chung, DHPH được xem như là một cách tiếp cận, nguyên tắc hay là một phương pháp dạy học mà ở đó, quá trình điều chỉnh nội dung dạy học, kế hoạch dạy học và môi trường học nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của tất cả HS (Đặng Thành Hưng, 2005; Lê Thị Thu Hương, 2012); và để DHPH, GV chia HS thành các nhóm đối tượng khác nhau theo trình độ học vấn, năng lực nhận thức, ngôn ngữ, khả năng tư duy, sở thích, nhu cầu… Dựa trên các quan điểm này, chúng tôi cho rằng: “DHPH là một quan điểm dạy học mà ở đó GV điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp với từng cá nhân hoặc nhóm HS nhằm phát triển tối đa năng lực học tập của mỗi HS”.
2. Thực trạng
Hiện nay môn Tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở bậc phổ thông từ các trường tiểu học, THCS đến THPT. Đối với trường THCS Thị trấn Tiên Lãng – là một trường nằm trên địa bàn trung tâm huyện, học sinh với điều kiện dân trí khá cao, điều kiện học tập và giao lưu thuận lợi nên nhận thức được tầm quan trọng của việc học, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Theo kết quả thi vào THPT thực tế, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên của môn Tiếng Anh của trường luôn thấp hơn so với các môn thi tốt nghiệp khác. Đây là 1 thực tế đáng buồn đối với những giáo viên dạy môn tiếng Anh như chúng tôi. Cũng phải nói rằng Tiếng Anh là một môn học khó đối với tất cả học sinh, sinh viên không chỉ ở thành phố mà còn với học sinh ở huyện, ở trường chúng tôi. Với Tiếng Việt học sinh còn nói và viết không đúng dẫn đến tình trạng học sinh nói và viết sai từ Tiếng Anh là rất phổ biến. Mặc dù học sinh đã được học Tiếng Anh 4 năm ở bậc THCS nhưng khi học đến lớp 9 rất nhiều em học sinh không biết viết và nói Tiếng Anh, hay không biết phân biệt các từ loại như động từ, danh từ, tính từ…Tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kỳ thi đầu vào THPT nhưng rất nhiều học sinh vẫn không chịu khó học, hoặc chỉ học đối phó, chủ quan dẫn đến mất gốc, học kém. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
Nguyên nhân học kém môn Anh:
Về phía học sinh:
+ Nhiều học sinh học thấy Tiếng Anh là môn học khó, học không vào nên có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở trên lớp, về nhà không chịu học.
+ Về chương trình sách giáo khoa: Chương trình SGK mới rất hay song độ khó cũng cao hơn và có thể khó với HS ở nông thôn, với những học sinh tư duy chậm thì không thể theo được. Mặt khác, chương trình có sự tích hợp, liên thông với các môn văn hóa khác, đòi hỏi học sinh có 1 trình độ văn hóa nhất định mới đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, nhiều học sinh không kham nổi chương trình SGK Tiếng Anh mới. Hơn thế, học sinh phải học quá nhiều môn, do vậy mà thời gian dành cho môn Tiếng Anh càng bị san sẻ.
+ Sức học của HS còn hạn chế, nội dung chương trình sách giáo khoa không phù hợp với sở thích của HS và yêu cầu cần đạt cao hơn so với năng lực còn hạn chế của HS, kiến thức đòi hỏi có sự liên thông mà HS thì chưa thực sự chú ý nên chỉ được một số ít HS, còn nhiều em học trước quên sau.
- Về phía giáo viên:
+ Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được với một số bài, một số tiết dạy và một số bộ phận học sinh.
+ Một phần do một số giáo viên bị hạn chế về mặt thời gian nên ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, ít quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng và hiệu quả dạy học của bộ môn chưa thực sự như mong muốn. Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng học sinh yếu chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên.
- Về phía các đoàn thể, tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn chưa tạo được một môi trường học ngoại ngữ, chưa tạo được một sân chơi để thu hút, lôi cuốn các em thích học bộ môn tiếng Anh và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!