- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,531
- Điểm
- 113
tác giả
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỚI NHẤT: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học của lá trầu miền Bắc được soạn dưới dạng file word gồm 10 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.'
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.
Trầu không là cây vườn quen thuộc gắn liền với văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa, đã đi vào nhiều câu chuyện và dân ca khắp mọi miền của đất nước. Người ta sử dụng lá trầu không để ăn và làm thuốc trong y học dân tộc. Tập tục ăn trầu là một nét văn hóa đặc trưng của lễ tết Việt Nam cũng như nhiều dân tộc Phương Đông khác như Srilanka, Ấn Độ, Malaysia - lá trầu được xem là biểu tượng của lòng tôn kính, sự may mắn và hòa hợp.
Thành phần hóa học của trầu không đã được nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới cho thấy được một số hợp chất quý, có vai trò sinh học quan trọng. Theo “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học của lá trầu miền Bắc” của ThS. Phạm Thế Chính. Thành phần hóa học chủ yếu của trầu không miền Bắc trong tinh dầu trầu không, người ta xác định chủ yếu là chất phenol - một thành phần quý trong nước cất trầu không, thành phần này có khả năng khử khuẩn, chống viêm nhiễm, được dùng trong công nghiệp mĩ phẩm, thực phẩm và y học
2. Cơ sở thực tế.
Gần đây, để đối phó với dịch bệnh, các trang báo mạng, các kênh bán hàng quảng bá sản phẩm nước cất lá trầu không ứng dụng sát khuẩn vô cùng hiệu quả, kèm theo giá thành tương đối cao, tuy nhiên các sản phẩm này có thực sự nguyên chất hay chỉ là pha trộn hương liệu?
Từ nhỏ em thấy bà, mẹ hay dùng lá trầu để rửa vệ sinh, sát khuẩn vết thương. Lá trầu rất phổ biến, giá thành rẻ, nước cất lá trầu không được chưng cất tại nhà sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, hạn dùng được lâu hơn so với việc đun nước trầu không thường làm nó chỉ dùng được một đến hai ngày. Thật tuyệt vời khi có sản phẩm sát khuẩn có nguồn gốc từ thiên nhiên, không độc! Chính vì vậy, chúng em đã có ý tưởng và tiến hành nghiên cứu: “Chưng
cất nước lá trầu không ứng dụng làm nước sát khuẩn”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tận dụng nguồn thảo dược sẵn có trong tự nhiên là cây trầu không và các dụng cụ nấu nướng trong gia đình chưng cất ra “nước lá trầu không ứng dụng làm chất sát khuẩn” hiệu quả, giá thành sản phẩm rẻ.
III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sự thành công của đề tài có một ý nghĩa to lớn trong việc ứng dụng làm chất sát khuẩn để bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hơn nữa, nếu cách làm này được nhân rộng ra thì ai cũng biết chưng cất nước lá trầu không tại nhà sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ so với việc mua các sản phẩm có sẵn vừa an toàn vừa chủ động và tiết kiệm..
Ngoài tác dụng làm chất sát khuẩn nước cất trầu không còn có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác: chữa bệnh, làm đẹp... Hướng tới các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đang là xu hướng thịnh hành hiện nay.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Chưng cất được nước cất lá trầu không ứng dụng làm chất sát khuẩn hiệu quả và an toàn.
- Khả năng sử dụng của người tiêu dùng với sản phẩm nước cất lá trầu không.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp lý luận: Nghiên cứu các lý thuyết về: Đặc điểm thực vật, nguồn gốc và phân bố, thành phần hóa học của trầu không, công dụng trong y học và hoạt tính sinh học của trầu không.
2. Phương pháp điều tra thực tế: Tìm hiểu thực tế cây trầu không và mô hình chưng cất rượu tại điạ phương.
3. Phương pháp suy luận lôgic: Nghiên cứu thảo luận chế tạo ra dụng cụ chưng cất nước lá trầu không, cách sử dụng nước cất lá trầu không hiệu quả, an toàn.
4. Phương pháp hóa học: Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
5. Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm nước cất lá trầu không với người sử
dụng tại địa phương.
VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ tháng 01/7/2023 đến tháng 25/10/2023.
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Đặc điểm thực vật
Trầu không có tên khoa học là Piper betle.L. Thuộc họ hồ tiêu (pipieraceae). Ngoài ra ở những vùng khác nhau lại có tên khác nhau như: trầu lẹt (Huế), trầu cay, trầu lương, mô-lu (Campuchia), bétel (Pháp)…
Trầu không là loại cây lâu năm, là loại dây leo bám, cành hình trụ nhẵn có khía dọc, bén rễ ở những mấu, lá mọc so le, hình tim tròn, đầu nhọn dài khoảng 10 đến 13cm, rộng 4,5 đến 9cm, gân nổi rất rõ ở mặt dưới. Cuống lá có bẹ kéo dài, cụm hoa mọc buông thõng ở kẽ lá thành bông ngắn. Toàn thân có tinh dầu thơm, cay .
2. Nguồn gốc và phân bố
Trầu không có nguồn gốc ở miền Trung và Đông Malaysia, được trồng từ 2500 năm trước, sau đó lan sang Madagasca và Đông Phi. Ngày nay trầu không được trồng phổ biến ở khắp các nước nhiệt đới vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, philippine, Việt Nam, Trung Quốc… Ở Việt Nam, trầu không được
trồng khắp nơi (trừ vùng cao núi lạnh, trên 1500 m).
3. Thành phần hóa học của trầu không
4.1 Công dụng của trầu không trong y học cổ truyền
Y học dân gian nhiều nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan... có kinh nghiệm dùng nước sắc lá trầu để rửa vết thương và những chỗ lở loét ngoài da, như thuốc kháng sinh để kháng khuẩn; diệt nấm; đau răng. Ngoài ra, tinh dầu trầu cũng được dùng trong công nghệ sản xuất dược phẩm, làm sạch miệng hoặc chất tẩy mùi. Ở Việt Nam trầu không được mụn nhọt, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt,
viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng...
4.2 Hoạt tính sinh học của trầu không
Trong trầu không có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh, có khả năng kháng lại nhiều loại vi khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, độc tính tế bào…. 4.3.Công dụng của nước cất lá trầu không
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN A - MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.
Trầu không là cây vườn quen thuộc gắn liền với văn hóa Việt Nam từ ngàn xưa, đã đi vào nhiều câu chuyện và dân ca khắp mọi miền của đất nước. Người ta sử dụng lá trầu không để ăn và làm thuốc trong y học dân tộc. Tập tục ăn trầu là một nét văn hóa đặc trưng của lễ tết Việt Nam cũng như nhiều dân tộc Phương Đông khác như Srilanka, Ấn Độ, Malaysia - lá trầu được xem là biểu tượng của lòng tôn kính, sự may mắn và hòa hợp.
Thành phần hóa học của trầu không đã được nghiên cứu tại một số quốc gia trên thế giới cho thấy được một số hợp chất quý, có vai trò sinh học quan trọng. Theo “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học của lá trầu miền Bắc” của ThS. Phạm Thế Chính. Thành phần hóa học chủ yếu của trầu không miền Bắc trong tinh dầu trầu không, người ta xác định chủ yếu là chất phenol - một thành phần quý trong nước cất trầu không, thành phần này có khả năng khử khuẩn, chống viêm nhiễm, được dùng trong công nghiệp mĩ phẩm, thực phẩm và y học
2. Cơ sở thực tế.
Gần đây, để đối phó với dịch bệnh, các trang báo mạng, các kênh bán hàng quảng bá sản phẩm nước cất lá trầu không ứng dụng sát khuẩn vô cùng hiệu quả, kèm theo giá thành tương đối cao, tuy nhiên các sản phẩm này có thực sự nguyên chất hay chỉ là pha trộn hương liệu?
Từ nhỏ em thấy bà, mẹ hay dùng lá trầu để rửa vệ sinh, sát khuẩn vết thương. Lá trầu rất phổ biến, giá thành rẻ, nước cất lá trầu không được chưng cất tại nhà sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, hạn dùng được lâu hơn so với việc đun nước trầu không thường làm nó chỉ dùng được một đến hai ngày. Thật tuyệt vời khi có sản phẩm sát khuẩn có nguồn gốc từ thiên nhiên, không độc! Chính vì vậy, chúng em đã có ý tưởng và tiến hành nghiên cứu: “Chưng
cất nước lá trầu không ứng dụng làm nước sát khuẩn”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Tận dụng nguồn thảo dược sẵn có trong tự nhiên là cây trầu không và các dụng cụ nấu nướng trong gia đình chưng cất ra “nước lá trầu không ứng dụng làm chất sát khuẩn” hiệu quả, giá thành sản phẩm rẻ.
III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sự thành công của đề tài có một ý nghĩa to lớn trong việc ứng dụng làm chất sát khuẩn để bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Hơn nữa, nếu cách làm này được nhân rộng ra thì ai cũng biết chưng cất nước lá trầu không tại nhà sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ so với việc mua các sản phẩm có sẵn vừa an toàn vừa chủ động và tiết kiệm..
Ngoài tác dụng làm chất sát khuẩn nước cất trầu không còn có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác: chữa bệnh, làm đẹp... Hướng tới các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đang là xu hướng thịnh hành hiện nay.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Chưng cất được nước cất lá trầu không ứng dụng làm chất sát khuẩn hiệu quả và an toàn.
- Khả năng sử dụng của người tiêu dùng với sản phẩm nước cất lá trầu không.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp lý luận: Nghiên cứu các lý thuyết về: Đặc điểm thực vật, nguồn gốc và phân bố, thành phần hóa học của trầu không, công dụng trong y học và hoạt tính sinh học của trầu không.
2. Phương pháp điều tra thực tế: Tìm hiểu thực tế cây trầu không và mô hình chưng cất rượu tại điạ phương.
3. Phương pháp suy luận lôgic: Nghiên cứu thảo luận chế tạo ra dụng cụ chưng cất nước lá trầu không, cách sử dụng nước cất lá trầu không hiệu quả, an toàn.
4. Phương pháp hóa học: Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
5. Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm nước cất lá trầu không với người sử
dụng tại địa phương.
VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ tháng 01/7/2023 đến tháng 25/10/2023.
PHẦN B - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Đặc điểm thực vật
Trầu không có tên khoa học là Piper betle.L. Thuộc họ hồ tiêu (pipieraceae). Ngoài ra ở những vùng khác nhau lại có tên khác nhau như: trầu lẹt (Huế), trầu cay, trầu lương, mô-lu (Campuchia), bétel (Pháp)…
Trầu không là loại cây lâu năm, là loại dây leo bám, cành hình trụ nhẵn có khía dọc, bén rễ ở những mấu, lá mọc so le, hình tim tròn, đầu nhọn dài khoảng 10 đến 13cm, rộng 4,5 đến 9cm, gân nổi rất rõ ở mặt dưới. Cuống lá có bẹ kéo dài, cụm hoa mọc buông thõng ở kẽ lá thành bông ngắn. Toàn thân có tinh dầu thơm, cay .
Hình ảnh cây trầu
2. Nguồn gốc và phân bố
Trầu không có nguồn gốc ở miền Trung và Đông Malaysia, được trồng từ 2500 năm trước, sau đó lan sang Madagasca và Đông Phi. Ngày nay trầu không được trồng phổ biến ở khắp các nước nhiệt đới vùng Nam Á và Đông Nam Á như Ấn Độ, philippine, Việt Nam, Trung Quốc… Ở Việt Nam, trầu không được
trồng khắp nơi (trừ vùng cao núi lạnh, trên 1500 m).
3. Thành phần hóa học của trầu không
Bảng 1: Thành phần các chất chứa trong lá trầu tươi
Thành phần | Hàm lượng | Thành phần | Hàm lượng |
Nước | 85-90% | Riboflavin | 1,9 - 30μg/100g |
Protein | 3-3,5% | Tannin | 0,1-1,3% |
Chất béo | 0,4-1% | Nitrogen | 2-7% |
Chất khoáng | 2,3-3,3% | Photphorus | 0,005 - 0.6% |
Chất xơ | 2,3% | Kali | 1,1- 4,6% |
Chlorophyll | 0,01-0,25% | Canxi | 0,2-0,5% |
Cacbohydrate | 0,5-6,1% | Sắt | 0,005 - 0,007% |
Axit nicotinic | 0,63-0,89 mg/100g | Iot | 3,4 μg/100g |
Vitamin C | 0,005-0,01% | Tinh dầu | 0,08 - 0,2% |
Vitamin A | 1,9-2,9mg/100g | Năng lượng | 44 kcal/100g |
Thành phần quý trong nước cất lá trầu không là tinh dầu. Lá trầu không có chứa khoảng 0,8 -2,4% tinh dầu thơm, có vị nồng gồm chủ yếu là phenolic trong đó chủ yếu là eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất khác. Có thể thấy các chất chiếm hàm lượng cao nhất trong tinh dầu đều là những dẫn xuất của phenol nên tinh dầu này có nhiệt độ sôi, tỷ trọng và chiết suất cao. Các dẫn xuất phenol có mặt trong tinh dầu có những tác dụng sinh học tốt như tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, độc tính tế bào…
Tinh dầu trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, trực khuẩn lị, phẩy khuẩn tả… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
4. Công dụng trong y học và hoạt tính sinh học của trầu không Piper Betlel4.1 Công dụng của trầu không trong y học cổ truyền
Y học dân gian nhiều nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan... có kinh nghiệm dùng nước sắc lá trầu để rửa vết thương và những chỗ lở loét ngoài da, như thuốc kháng sinh để kháng khuẩn; diệt nấm; đau răng. Ngoài ra, tinh dầu trầu cũng được dùng trong công nghệ sản xuất dược phẩm, làm sạch miệng hoặc chất tẩy mùi. Ở Việt Nam trầu không được mụn nhọt, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt,
viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng...
4.2 Hoạt tính sinh học của trầu không
Trong trầu không có nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh, có khả năng kháng lại nhiều loại vi khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, độc tính tế bào…. 4.3.Công dụng của nước cất lá trầu không
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- YOPOVN.COM---BẢN ĐĂNG KÍ DỰ ÁN.docx21.9 KB · Lượt tải : 0
- YOPOVN.COM---BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.doc.doc5.5 MB · Lượt tải : 1
- YOPOVN.COM---ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU.doc.doc1.1 MB · Lượt tải : 0
- YOPOVN.COM---HỒ SƠ DỰ ÁN ĐĂNG KÝ DỰ THI.docx2.8 MB · Lượt tải : 1
- YOPOVN.COM---PHIẾU HỌC SINH (PHIẾU 1A).docx33.3 KB · Lượt tải : 0
- YOPOVN.COM---PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH.docx28.3 KB · Lượt tải : 0
- YOPOVN.COM---PHIẾU NGƯỜI HƯỚNG DẪN (PHIẾU 1).docx59.1 KB · Lượt tải : 0
- YOPOVN.COM---PHIẾU PHÊ DUYỆT DỰ ÁN (PHIẾU 1B).docx45.2 KB · Lượt tải : 0
- YOPOVN.COM---PHIẾU XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGHIÊN CỨU.docx29.8 KB · Lượt tải : 0
- YOPOVN.COM---QUYẾT ĐỊNH CỬ CÁC DỰ ÁN THAM DỰ CUỘC THI.docx15.6 KB · Lượt tải : 0