- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ THÁNG 1 “TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ THPT NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ THÁNG 1
“TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ THPT”
A : PHẦN MỞ ĐẦU:
I Đặt vấn đề:
Tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những vấn đề cần ưu tiên trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo tinh thần của đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Bộ GD-ĐT cho biết, dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
B: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của day học tích hợp liên môn.
1. Cơ sở lý luận:
Theo công văn 4099 của Bộ GD&ĐT ngày 5/8/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm 2014-2015, thực hiện kế hoạch giáo dục, mục 1.2: “Các sở/ phòng GDĐT chỉ đạo và hướng dẫn các trường tạo điều kiện cho các tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực… Kế hoạch dạy học của tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra”; “Trên cơ sở kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt, tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/ tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học”.
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí, nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân... Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác: Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu được sử dụng như một công cụ để minh họa cho môn Địa lý.
PHẦN I: BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ THÁNG 1
“TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ THPT”
A : PHẦN MỞ ĐẦU:
I Đặt vấn đề:
Tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những vấn đề cần ưu tiên trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo tinh thần của đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Bộ GD-ĐT cho biết, dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
B: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của day học tích hợp liên môn.
1. Cơ sở lý luận:
Theo công văn 4099 của Bộ GD&ĐT ngày 5/8/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm 2014-2015, thực hiện kế hoạch giáo dục, mục 1.2: “Các sở/ phòng GDĐT chỉ đạo và hướng dẫn các trường tạo điều kiện cho các tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực… Kế hoạch dạy học của tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra”; “Trên cơ sở kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt, tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên có thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/ tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học”.
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí, nội dung giáo dục môi trường môn Sinh học, môn Công dân... Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn học khác: Chẳng hạn sử dụng Toán học như những công cụ đắc lực để nghiên cứu được sử dụng như một công cụ để minh họa cho môn Địa lý.