- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Tân Lập 2 được soạn dưới dạng file word gồm 31 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Thế giới đang chuyển mình với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang đặt ra nhiều yêu cầu mới cho tất cả các lĩnh vực đời sống. Với giáo dục và đào tạo, đổi mới là yêu cầu sống còn để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:"Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Nghị quyết cũng đã chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho ngành giáo dục: Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giảm, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức, phương pháp vận dụng tốt nhất bộ óc của mình.
Hoạt động dạy học giữ vị trí trung tâm của nhà trường bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò, nó làm nền tảng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Nhiệm vụ của người giáo viên là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, chương trình giáo dục để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Thời đại ngày nay, thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức thì sứ mạng của người giáo viên càng nặng nề hơn. Người thầy không chỉ chuyển tải thông tin cho học sinh mà còn phải tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm giúp cho các em không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Như vậy, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới đang đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo, cho mỗi cán bộ quản lý giáo dục câu hỏi: "Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường?”
Chính từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Tân Lập 2, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích các hoạt động dạy- học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học Tân Lập 2. Đề tài xuất phát “Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.”
Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Lối truyền thụ một chiều từ thầy đến trò vẫn duy trì ở nhiều nơi và ở các cấp học. Các hoạt động tự học của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức, tự thao tác thực hành, tự phát hiện và giải quyết vấn đề không được giáo viên chú trọng. Do đó tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức không được phát huy. Tình trạng phổ biến ở học sinh hiện nay là ỷ lại vào thầy cô, ỷ lại vào gia đình dẫn đến trạng thái thờ ơ trong học tập, rèn luyện và các hoạt động khác. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện giáo dục.
Bảng so sánh chương trình dạy học định hướng nội dung và chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
SÁNG KIẾN
Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Tân Lập 2, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Tân Lập 2, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
Thế giới đang chuyển mình với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang đặt ra nhiều yêu cầu mới cho tất cả các lĩnh vực đời sống. Với giáo dục và đào tạo, đổi mới là yêu cầu sống còn để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:"Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Nghị quyết cũng đã chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho ngành giáo dục: Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giảm, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp tìm tòi, phương pháp vận dụng kiến thức, phương pháp vận dụng tốt nhất bộ óc của mình.
Hoạt động dạy học giữ vị trí trung tâm của nhà trường bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò, nó làm nền tảng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường, quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Nhiệm vụ của người giáo viên là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, chương trình giáo dục để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Thời đại ngày nay, thời đại của thông tin và nền kinh tế tri thức thì sứ mạng của người giáo viên càng nặng nề hơn. Người thầy không chỉ chuyển tải thông tin cho học sinh mà còn phải tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm giúp cho các em không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.
Như vậy, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới đang đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo, cho mỗi cán bộ quản lý giáo dục câu hỏi: "Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là chất lượng dạy học trong mỗi nhà trường?”
Chính từ những lí do trên, tôi chọn vấn đề: “Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Tân Lập 2, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích các hoạt động dạy- học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học Tân Lập 2. Đề tài xuất phát “Biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.”
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng vấn đề cần giải quyếtChương trình dạy học định hướng phát triển năng lực hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Lối truyền thụ một chiều từ thầy đến trò vẫn duy trì ở nhiều nơi và ở các cấp học. Các hoạt động tự học của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức, tự thao tác thực hành, tự phát hiện và giải quyết vấn đề không được giáo viên chú trọng. Do đó tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức không được phát huy. Tình trạng phổ biến ở học sinh hiện nay là ỷ lại vào thầy cô, ỷ lại vào gia đình dẫn đến trạng thái thờ ơ trong học tập, rèn luyện và các hoạt động khác. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện giáo dục.
Bảng so sánh chương trình dạy học định hướng nội dung và chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tiêu chí so sánh | Đặc trưng dạy học theo hướng tiếp cận nội dung | Đặc trưng dạy học theo hướng phát triển năng lực HS |
Mục tiêu dạy học | Mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được. | Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục. |
Nội dung dạy học | Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn. Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình. | Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đúng quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết. |
Phương pháp dạy học | Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn . | Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,..., Chú trọng sử dụng các quan điểm phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành. |
Hình thức dạy học | Chủ yếu dạy học lý thuyết trên lớp | Tổ chức hình thức dạy học đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. |