- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường ở lớp 8 Trường THCS Nguyễn Du THI GIÁO VIÊN GIỎI NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ về giáo dục trong suốt nhiệm kỳ và những năm tiếp theo như sau: “ ... Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, có bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hóa, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng dạy: “ Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”.
Thời gian qua, vấn nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng, các trường hợp vi phạm đạo đức của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống và ngăn ngừa bạo lực. Tuy nhiên trong công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm, đầu tư về vấn đề phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường. Trong khi đó tâm lí lứa tuổi học sinh THCS thường xuyên chịu tác động của ngoại cảnh, công nghệ 4.0, biện pháp giáo dục kỉ luật nghiêm khắc không mang lại hiệu quả mà còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực học đường. Vì vậy đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm quan tâm đầu tư nhiều hơn để công tác phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường có hiệu quả.
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng, sự quan tâm chia sẻ, sự động viên sát sao của giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần quan trọng để phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường.
Với những lí do trên tôi chọn “Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường ở lớp 8A1- Trường THCS Nguyễn Du”
2. NỘI DUNG
2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp HS chấp hành tốt nội quy, có thái độ cư xử, hành vi đúng đắn, học được cách kiềm chế cảm xúc, tránh xa bạo lực.
- Giáo viên sẽ hiểu về HS nhiều hơn từ đó có các biện pháp giúp các em vượt qua những khó khăn để học tập tốt hơn
- Học sinh thấy được trách nhiệm của mình, biết lắng nghe, tôn trọng người khác, chia sẻ, bày tỏ những tâm tư nguyện vọng với giáo viên.
- Tạo môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
- Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng kìm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép
- Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS
- Tham gia vào các hoạt động tập thể, tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện để ngăn ngừa bạo lực học đường.
2.2. Cách thực hiện biện pháp.
Thứ 1: Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh.
- Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh: thông qua lí lịch học sinh, đến thăm một số gia đình, thông qua bạn bè và các mối quan hệ.
Trong lớp có 04 em học sinh khó khăn về mặt tâm lí, những vấn đề trong gia đình, học lực yếu cần phải lưu tâm là:
1. Em Nguyễn Hữu Trung: Bố, mẹ đi làm ăn xa, em ở với dì, ý thức tổ chức kỉ luật kém, hay bỏ học không có lý do, đi học muộn, tính cách nóng nảy, ứng xử với bạn bè không khéo léo hay xảy ra mâu thuẫn.
2. Em Trịnh Xuân Nguyên : Ý thức chưa tốt, bố mẹ nuông chiều, tan học không về nhà đúng giờ, ngày nghỉ nói dối bố mẹ đi học để đi chơi cả ngày, hay bỏ học, bỏ nhà đi chơi, GVCN động viên khuyên nhủ mới quay về học.
3. Em Nguyễn Văn Nhật: Bố, mẹ ly hôn, em ở với mẹ, gần nhà em Trung theo em Trung đi chơi, ý thức học chưa tốt, học lực yếu.
4. Em Lương Gia Hoàng: Bố, mẹ ly hôn, em ở với mẹ, mẹ đi làm cả ngày không có thời gian quan tâm đến em, hay bỏ học không có lí do, học lực yếu.
Ngoài ra trong lớp còn có một số bạn nữ học yếu, hay đua đòi, nhắn tin chửi nhau trên điện thoại rồi gọi các bạn trường khác đến chặn đường để đánh bạn.
=>Tiềm ẩn nguy cơ bạo lực học đường.
Thứ 2 : Thường xuyên bám lớp, quan tâm theo dõi nắm bắt tình hình học sinh trong lớp nhắc nhở, động viên kịp thời thực hiện nội quy
- Tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm thảo luận xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong lớp học:
1/ Kính trọng người lớn, lễ phép chào hỏi với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.
2/ Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC
* DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT | |
1. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP | Trang 1 |
NỘI DUNG | Trang 1-7 |
Mục tiêu của biện pháp | Trang 1-2 |
2.2. Cách thực hiện biện pháp | Trang 2-7 |
HIỆU QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP | Trang 7-8 |
4. KẾT LUẬN | Trang 8-9 |
DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT | CHỮ CÁI VIẾT TẮT | CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ |
1 | THCS | Trung học cơ sở |
2 | HS | Học sinh |
3 | GVCN | Giáo viên chủ nhiệm |
4 | GV | Giáo viên |
5 | CNV | Công nhân viên |
6 | ĐTDĐ | Điện thoại di động |
7 | HK | Hạnh kiểm |
8 | SL | Số lượng |
9 | TB | Trung bình |
1. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rõ nhiệm vụ về giáo dục trong suốt nhiệm kỳ và những năm tiếp theo như sau: “ ... Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu gia đình, có bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hóa, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ, lập thân, lập nghiệp. Chú trọng ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường”
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế có ghi: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng dạy: “ Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”.
Thời gian qua, vấn nạn bạo lực học đường có xu hướng gia tăng, các trường hợp vi phạm đạo đức của học sinh thì giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống và ngăn ngừa bạo lực. Tuy nhiên trong công tác chủ nhiệm, nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm, đầu tư về vấn đề phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường. Trong khi đó tâm lí lứa tuổi học sinh THCS thường xuyên chịu tác động của ngoại cảnh, công nghệ 4.0, biện pháp giáo dục kỉ luật nghiêm khắc không mang lại hiệu quả mà còn là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bạo lực học đường. Vì vậy đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm quan tâm đầu tư nhiều hơn để công tác phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường có hiệu quả.
Trong những năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng, sự quan tâm chia sẻ, sự động viên sát sao của giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần quan trọng để phòng chống và ngăn ngừa bạo lực học đường.
Với những lí do trên tôi chọn “Biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường ở lớp 8A1- Trường THCS Nguyễn Du”
2. NỘI DUNG
2.1. Mục tiêu của biện pháp
- Giúp HS chấp hành tốt nội quy, có thái độ cư xử, hành vi đúng đắn, học được cách kiềm chế cảm xúc, tránh xa bạo lực.
- Giáo viên sẽ hiểu về HS nhiều hơn từ đó có các biện pháp giúp các em vượt qua những khó khăn để học tập tốt hơn
- Học sinh thấy được trách nhiệm của mình, biết lắng nghe, tôn trọng người khác, chia sẻ, bày tỏ những tâm tư nguyện vọng với giáo viên.
- Tạo môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
- Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng kìm chế cảm xúc, ngoan ngoãn, lễ phép
- Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS
- Tham gia vào các hoạt động tập thể, tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện để ngăn ngừa bạo lực học đường.
2.2. Cách thực hiện biện pháp.
Thứ 1: Quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh.
- Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh: thông qua lí lịch học sinh, đến thăm một số gia đình, thông qua bạn bè và các mối quan hệ.
Trong lớp có 04 em học sinh khó khăn về mặt tâm lí, những vấn đề trong gia đình, học lực yếu cần phải lưu tâm là:
1. Em Nguyễn Hữu Trung: Bố, mẹ đi làm ăn xa, em ở với dì, ý thức tổ chức kỉ luật kém, hay bỏ học không có lý do, đi học muộn, tính cách nóng nảy, ứng xử với bạn bè không khéo léo hay xảy ra mâu thuẫn.
2. Em Trịnh Xuân Nguyên : Ý thức chưa tốt, bố mẹ nuông chiều, tan học không về nhà đúng giờ, ngày nghỉ nói dối bố mẹ đi học để đi chơi cả ngày, hay bỏ học, bỏ nhà đi chơi, GVCN động viên khuyên nhủ mới quay về học.
3. Em Nguyễn Văn Nhật: Bố, mẹ ly hôn, em ở với mẹ, gần nhà em Trung theo em Trung đi chơi, ý thức học chưa tốt, học lực yếu.
4. Em Lương Gia Hoàng: Bố, mẹ ly hôn, em ở với mẹ, mẹ đi làm cả ngày không có thời gian quan tâm đến em, hay bỏ học không có lí do, học lực yếu.
Ngoài ra trong lớp còn có một số bạn nữ học yếu, hay đua đòi, nhắn tin chửi nhau trên điện thoại rồi gọi các bạn trường khác đến chặn đường để đánh bạn.
=>Tiềm ẩn nguy cơ bạo lực học đường.
Thứ 2 : Thường xuyên bám lớp, quan tâm theo dõi nắm bắt tình hình học sinh trong lớp nhắc nhở, động viên kịp thời thực hiện nội quy
- Tập thể lớp và giáo viên chủ nhiệm thảo luận xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong lớp học:
NỘI QUY LỚP 8A1-NĂM HỌC 2022-2023
1/ Kính trọng người lớn, lễ phép chào hỏi với thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè; không đánh nhau gây mất đoàn kết trong lớp học; không nói tục, chửi bậy.
2/ Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lý do, phải có giấy xin phép được phụ huynh ký xác nhận.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!