Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC VÀ RÈN LUYỆN HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Thực trạng:
1.1 Hiện trạng giải pháp
Giáo dục học sinh không phải là nhiệm vụ của riêng ai nhưng để rèn luyện được một học sinh phát triển toàn diện thì không thể thiếu vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên là những người không những được đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn được trang bị các kĩ năng sư phạm trong việc giáo dục học sinh, nhất là trong công tác chủ nhiệm lớp. Trong quá trình công tác bản thân tôi gặp không ít những học sinh có biểu hiện cá biệt ở những khía cạnh khác nhau, tôi nhận thấy ở các em dù có biểu hiện bên ngoài như thế nào nhưng sâu trong nội tâm các em luôn cần sự quan tâm, lắng nghe và được tôn trọng.
Chính vì lẽ đó tôi càng nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh là cực kì quan trọng nhất là trong công tác giáo dục, đặc biệt những em học sinh cá biệt cần được quan tâm hơn trong việc hoàn thiện nhân cách của mình khi đang bước vào độ tuổi trưởng thành.
Nhận thức được vấn đề trên, tôi luôn đòi hỏi bản thân phải luôn thay đổi trong cách nhìn nhân, đánh giá, nhằm tìm ra giải pháp giúp cho các em thay đổi. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài: “ Giáo dục và rèn luyện học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm”, nhằm giúp các em hoàn thiện bản thân đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
1.2 Thuận lợi:
Trường THCS Tây Yên A,Là địa bàn dân cư đông kinh tế văn hóa xã hội phát triển mạnh. Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp, đặc biệt là phụ huynh học sinh.
Đa số các em học sinh trong lớp có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện. Bản thân tôi đang được trực tiếp giảng dạy học sinh khối 6,7,8,9 vì vậy tôi có điều kiện áp dụng, trải nghiệm và theo dõi thực tế hiệu quả của đề tài qua các đối tượng học sinh quen thuộc.
1.3 Khó khăn:
Như chúng ta đã biết, các em học sinh của trường đều ở độ tuổi THCS , lứa tuổi gặp nhiều vướng mắc về tâm, sinh lý nên rất cần sự tư vấn và sự quan tâm, giúp đỡ của những người có chuyên môn.
Tuy nhiên công tác tư vấn học đường tại trường vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Nhà trường chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách công tác tư vấn học đường. Các lực lượng tham gia vào công tác này hiện nay đều là những lực lượng không chuyên, không được đào tạo bài bản về công tác tư vấn.
Học sinh với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, chỗ ở rải rác ở các ấp không tập trung. Một số gia đình không quan tâm đến việc giáo dục con em mà hoàn toàn bỏ mặc cho nhà trường.
Qua theo dõi trong lớp chủ nhiệm hiện nay có một số em học sinh thuộc dạng cá biệt là các dạng cá biệt như sau :
Dạng cá biệt về đạo đức : Hầu hết các em này học kém, nói tục, chửi thề và rất hay đánh nhau với bạn bè trong lớp cũng như ở lớp khác. Các em thường hay vắng học không lý do, hỏi ít chịu trả lời…. .
Dạng cá biệt về học tập : Là dạng học sinh lơ là, thờ ơ trong giờ học, không chịu lắng nghe giảng bài, ít làm bài tập trước khi đến lớp và có kết quả học tập yếu, kém. Đa số các em các em ngồi im không chú tâm thầy cô giảng bài…
2. Mục tiêu và biện pháp thực hiện:
2.1 Mục đích áp dụng: Cảm hóa học sinh cá biệt giúp các em hoàn thiện về nhân cách.
2.2. Biện pháp thực hiện:
2.2.1. Tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp chủ nhiệm.
Ngay từ đầu năm học tôi chủ động tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh qua việc yêu cầu các em hoàn thành những nội dung do tôi gợi ý như lý lịch học sinh, hoàn cảnh gia đình, sở thích, nguyện vọng, sở trường, điểm mạnh và điểm yếu, kết quả học tập và rèn luyện năm học trước... sau đó tôi dành thời gian xem hết thông tin học sinh nộp lại, ghi chép, cập nhật tìm hiểu thêm thông tin từ ban cán sự lớp, các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp của năm học trước rồi khoanh vùng đối tượng cần lưu ý để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp và trong số những trường hợp đặc biệt tôi sẽ quan tâm nhiều đến những học sinh cá biệt.
1. Thực trạng:
1.1 Hiện trạng giải pháp
Giáo dục học sinh không phải là nhiệm vụ của riêng ai nhưng để rèn luyện được một học sinh phát triển toàn diện thì không thể thiếu vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên là những người không những được đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn được trang bị các kĩ năng sư phạm trong việc giáo dục học sinh, nhất là trong công tác chủ nhiệm lớp. Trong quá trình công tác bản thân tôi gặp không ít những học sinh có biểu hiện cá biệt ở những khía cạnh khác nhau, tôi nhận thấy ở các em dù có biểu hiện bên ngoài như thế nào nhưng sâu trong nội tâm các em luôn cần sự quan tâm, lắng nghe và được tôn trọng.
Chính vì lẽ đó tôi càng nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh là cực kì quan trọng nhất là trong công tác giáo dục, đặc biệt những em học sinh cá biệt cần được quan tâm hơn trong việc hoàn thiện nhân cách của mình khi đang bước vào độ tuổi trưởng thành.
Nhận thức được vấn đề trên, tôi luôn đòi hỏi bản thân phải luôn thay đổi trong cách nhìn nhân, đánh giá, nhằm tìm ra giải pháp giúp cho các em thay đổi. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài: “ Giáo dục và rèn luyện học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm”, nhằm giúp các em hoàn thiện bản thân đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
1.2 Thuận lợi:
Trường THCS Tây Yên A,Là địa bàn dân cư đông kinh tế văn hóa xã hội phát triển mạnh. Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp, đặc biệt là phụ huynh học sinh.
Đa số các em học sinh trong lớp có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện. Bản thân tôi đang được trực tiếp giảng dạy học sinh khối 6,7,8,9 vì vậy tôi có điều kiện áp dụng, trải nghiệm và theo dõi thực tế hiệu quả của đề tài qua các đối tượng học sinh quen thuộc.
1.3 Khó khăn:
Như chúng ta đã biết, các em học sinh của trường đều ở độ tuổi THCS , lứa tuổi gặp nhiều vướng mắc về tâm, sinh lý nên rất cần sự tư vấn và sự quan tâm, giúp đỡ của những người có chuyên môn.
Tuy nhiên công tác tư vấn học đường tại trường vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Nhà trường chưa có cán bộ chuyên môn phụ trách công tác tư vấn học đường. Các lực lượng tham gia vào công tác này hiện nay đều là những lực lượng không chuyên, không được đào tạo bài bản về công tác tư vấn.
Học sinh với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, chỗ ở rải rác ở các ấp không tập trung. Một số gia đình không quan tâm đến việc giáo dục con em mà hoàn toàn bỏ mặc cho nhà trường.
Qua theo dõi trong lớp chủ nhiệm hiện nay có một số em học sinh thuộc dạng cá biệt là các dạng cá biệt như sau :
Dạng cá biệt về đạo đức : Hầu hết các em này học kém, nói tục, chửi thề và rất hay đánh nhau với bạn bè trong lớp cũng như ở lớp khác. Các em thường hay vắng học không lý do, hỏi ít chịu trả lời…. .
Dạng cá biệt về học tập : Là dạng học sinh lơ là, thờ ơ trong giờ học, không chịu lắng nghe giảng bài, ít làm bài tập trước khi đến lớp và có kết quả học tập yếu, kém. Đa số các em các em ngồi im không chú tâm thầy cô giảng bài…
2. Mục tiêu và biện pháp thực hiện:
2.1 Mục đích áp dụng: Cảm hóa học sinh cá biệt giúp các em hoàn thiện về nhân cách.
2.2. Biện pháp thực hiện:
2.2.1. Tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp chủ nhiệm.
Ngay từ đầu năm học tôi chủ động tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh qua việc yêu cầu các em hoàn thành những nội dung do tôi gợi ý như lý lịch học sinh, hoàn cảnh gia đình, sở thích, nguyện vọng, sở trường, điểm mạnh và điểm yếu, kết quả học tập và rèn luyện năm học trước... sau đó tôi dành thời gian xem hết thông tin học sinh nộp lại, ghi chép, cập nhật tìm hiểu thêm thông tin từ ban cán sự lớp, các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp của năm học trước rồi khoanh vùng đối tượng cần lưu ý để tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp và trong số những trường hợp đặc biệt tôi sẽ quan tâm nhiều đến những học sinh cá biệt.