Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Biện pháp nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT. được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
Trong xã hội hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu hướng toàn cầu hóa đã đem lại cho con người những cơ hội và thách thức mới. Thực tế này đòi hỏi ngành giáo dục nước ta không chỉ tạo ra những người lao động có thể dùng ngay cho xã hội, đáp ứng yêu cầu về nhân lực mà phải đào tạo ra những con người có ý chí, lòng say mê, khả năng tự học tự chiếm lĩnh tri thức mới suốt đời. Vì thế trong nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, tích hợp liên môn….Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Đứng trước yêu cầu của xã hội và của ngành, chương trình giáo dục phổ thông nước ta đang trong quá trình thực hiện bước chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ việc lấy thầy làm trung tâm sang lấy trò làm trung tâm trong quá trình dạy - học.
Cùng với các bộ môn khác, xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong Địa lý cũng đang diễn ra rất sôi nổi để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy- học. Nhiều phương pháp tích cực đang được áp dụng trong môn Địa lí nhằm giúp học sinh tránh lối học vẹt như trước đây. Việc vận dụng các phương pháp dạy và học sao cho hiệu quả, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là một vấn đề hết sức bức thiết.
Trong dạy học môn địa lý, để có 1 tiết dạy đảm bảo đầy đủ kiến thức, kĩ năng và tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh đã khó thì đối với tiết ôn tập lại càng khó hơn. Để bài kiểm tra 45 phút đạt kết quả cao thì tiết ôn tập có vai trò rất quan trọng đặc biệt là việc tổ chức tiết ôn tập với các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy được hứng thú, tính chủ động, tích cực của học sinh là vấn đề giáo viên cần coi trọng. Tiết ôn tập trong địa lý đóng vai trò quan trọng trong chương trình thế nhưng lại chưa được giáo viên coi trọng nên chưa phát huy được hứng thú, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
Vì vậy chúng tôi xin đề xuất biện pháp “Nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT”.
1. Giải pháp cũ thường làm
a. Bản chất của giải pháp cũ:
Trước đây giáo dục nước ta thực hiện theo định hướng dạy học tiếp cận nội dung, người dạy là người truyền thụ tri thức. Giáo viên tổ chức các hoạt động ôn tập thông qua các phương pháp truyền thống như vấn đáp, thuyết trình, hướng dẫn thực hành...Giáo viên sẽ tiến hành dạy tiết ôn tập theo 2 hướng sau:
- Cách 1: Giáo viên sẽ lần lượt thống kê lại các nội dung chính theo từng bài dưới dạng đề mục hoặc dưới dạng câu hỏi ngay tại lớp. Học sinh ghi chép lại các nội dung này theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Cách 2: Giáo viên sẽ chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập và giao cho học sinh tự làm đề cương ở nhà theo hệ thống câu hỏi ôn tập. Đến tiết ôn tập giáo viên sẽ kiểm tra kết quả làm đề cương của học sinh. Sau đó giáo viên và học sinh sẽ thảo luận các câu hỏi, các nội dung mà học sinh chưa làm được.
b. Ưu điểm:
- Dạy tiết ôn tập dạy theo phương pháp cũ giáo viên có thể truyền thụ, ôn tập lại kiến thức đã học cho học sinh một cách khoa học và hệ thống.
- Học sinh có thể vận dụng lí thuyết để làm các câu hỏi và bài tập trong đề cương của giáo viên.
c. Tồn tại:
- Tiết ôn tập trong chương trình Địa lí phổ thông là dạng bài khái quát, hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức các bài đã học ở các tiết trước. Do khối lượng kiến thức nhiều nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phải ghi nhớ toàn bộ kiến thức các bài. Học sinh thường không học hết được khối lượng kiến thức cần thiết.
- Trong các tiết ôn tập Địa lí, học sinh thiếu sự năng động, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo. Vì tiết ôn tập là tiết nhắc lại, củng cố lại các nội dung đã học nên khi giáo viên thuyết giảng rất dễ rơi vào tình trạng “biết rồi nói mãi”, học sinh rất dễ nhàm chán, hứng thú học tập của học sinh với bộ môn Địa lí không cao, thậm chí nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng mệt mỏi với tiết ôn tập.
- Giờ dạy đơn điệu, buồn tẻ.
- Việc kiểm tra tình hình học tập của học sinh chủ yếu dựa vào khả năng tái hiện tri thức thông qua các câu hỏi vấn – đáp mà ít quan tâm đến các kĩ năng, năng lực khác như năng lực hợp tác, quản lí, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề…vì vậy sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và thiếu sự năng động.
d. Vấn đề cần khắc phục:
- Vấn đề 1: Giáo viên cần lựa chọn kiến thức, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức đầy đủ nhưng phải cơ bản, dễ hiểu giúp cho quá trình ghi nhớ kiến thức của học sinh thuận lợi.
- Vấn đề 2: Giáo viên cần tạo động lực, tạo niềm say mê học tập cho học sinh, giáo viên cần làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi. Đồng thời giúp học sinh phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong các tiết ôn tập Địa lí. Làm sao để mỗi tiết địa lý là một tiết học vui vẻ, bổ ích với các em. Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Học sinh có khả năng mà không có hứng thú thì cũng không đạt kết quả cao được. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học để thức tỉnh niềm đam mê học tập địa lí trong mỗi học sinh.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
Trong xã hội hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu hướng toàn cầu hóa đã đem lại cho con người những cơ hội và thách thức mới. Thực tế này đòi hỏi ngành giáo dục nước ta không chỉ tạo ra những người lao động có thể dùng ngay cho xã hội, đáp ứng yêu cầu về nhân lực mà phải đào tạo ra những con người có ý chí, lòng say mê, khả năng tự học tự chiếm lĩnh tri thức mới suốt đời. Vì thế trong nghị quyết Hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, tích hợp liên môn….Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Đứng trước yêu cầu của xã hội và của ngành, chương trình giáo dục phổ thông nước ta đang trong quá trình thực hiện bước chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển từ việc lấy thầy làm trung tâm sang lấy trò làm trung tâm trong quá trình dạy - học.
Cùng với các bộ môn khác, xu thế đổi mới phương pháp dạy học trong Địa lý cũng đang diễn ra rất sôi nổi để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy- học. Nhiều phương pháp tích cực đang được áp dụng trong môn Địa lí nhằm giúp học sinh tránh lối học vẹt như trước đây. Việc vận dụng các phương pháp dạy và học sao cho hiệu quả, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là một vấn đề hết sức bức thiết.
Trong dạy học môn địa lý, để có 1 tiết dạy đảm bảo đầy đủ kiến thức, kĩ năng và tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh đã khó thì đối với tiết ôn tập lại càng khó hơn. Để bài kiểm tra 45 phút đạt kết quả cao thì tiết ôn tập có vai trò rất quan trọng đặc biệt là việc tổ chức tiết ôn tập với các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy được hứng thú, tính chủ động, tích cực của học sinh là vấn đề giáo viên cần coi trọng. Tiết ôn tập trong địa lý đóng vai trò quan trọng trong chương trình thế nhưng lại chưa được giáo viên coi trọng nên chưa phát huy được hứng thú, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.
Vì vậy chúng tôi xin đề xuất biện pháp “Nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập trong môn Địa lí thông qua một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở trường THPT”.
1. Giải pháp cũ thường làm
a. Bản chất của giải pháp cũ:
Trước đây giáo dục nước ta thực hiện theo định hướng dạy học tiếp cận nội dung, người dạy là người truyền thụ tri thức. Giáo viên tổ chức các hoạt động ôn tập thông qua các phương pháp truyền thống như vấn đáp, thuyết trình, hướng dẫn thực hành...Giáo viên sẽ tiến hành dạy tiết ôn tập theo 2 hướng sau:
- Cách 1: Giáo viên sẽ lần lượt thống kê lại các nội dung chính theo từng bài dưới dạng đề mục hoặc dưới dạng câu hỏi ngay tại lớp. Học sinh ghi chép lại các nội dung này theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Cách 2: Giáo viên sẽ chuẩn bị hệ thống câu hỏi ôn tập và giao cho học sinh tự làm đề cương ở nhà theo hệ thống câu hỏi ôn tập. Đến tiết ôn tập giáo viên sẽ kiểm tra kết quả làm đề cương của học sinh. Sau đó giáo viên và học sinh sẽ thảo luận các câu hỏi, các nội dung mà học sinh chưa làm được.
b. Ưu điểm:
- Dạy tiết ôn tập dạy theo phương pháp cũ giáo viên có thể truyền thụ, ôn tập lại kiến thức đã học cho học sinh một cách khoa học và hệ thống.
- Học sinh có thể vận dụng lí thuyết để làm các câu hỏi và bài tập trong đề cương của giáo viên.
c. Tồn tại:
- Tiết ôn tập trong chương trình Địa lí phổ thông là dạng bài khái quát, hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức các bài đã học ở các tiết trước. Do khối lượng kiến thức nhiều nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc phải ghi nhớ toàn bộ kiến thức các bài. Học sinh thường không học hết được khối lượng kiến thức cần thiết.
- Trong các tiết ôn tập Địa lí, học sinh thiếu sự năng động, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo. Vì tiết ôn tập là tiết nhắc lại, củng cố lại các nội dung đã học nên khi giáo viên thuyết giảng rất dễ rơi vào tình trạng “biết rồi nói mãi”, học sinh rất dễ nhàm chán, hứng thú học tập của học sinh với bộ môn Địa lí không cao, thậm chí nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng mệt mỏi với tiết ôn tập.
- Giờ dạy đơn điệu, buồn tẻ.
- Việc kiểm tra tình hình học tập của học sinh chủ yếu dựa vào khả năng tái hiện tri thức thông qua các câu hỏi vấn – đáp mà ít quan tâm đến các kĩ năng, năng lực khác như năng lực hợp tác, quản lí, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề…vì vậy sản phẩm giáo dục là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và thiếu sự năng động.
d. Vấn đề cần khắc phục:
- Vấn đề 1: Giáo viên cần lựa chọn kiến thức, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức đầy đủ nhưng phải cơ bản, dễ hiểu giúp cho quá trình ghi nhớ kiến thức của học sinh thuận lợi.
- Vấn đề 2: Giáo viên cần tạo động lực, tạo niềm say mê học tập cho học sinh, giáo viên cần làm cho không khí lớp học trở nên sôi nổi. Đồng thời giúp học sinh phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong các tiết ôn tập Địa lí. Làm sao để mỗi tiết địa lý là một tiết học vui vẻ, bổ ích với các em. Hứng thú học tập là một trong những yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Học sinh có khả năng mà không có hứng thú thì cũng không đạt kết quả cao được. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học để thức tỉnh niềm đam mê học tập địa lí trong mỗi học sinh.