Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN CHO CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6,7,8,9 KHỐI THCS

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
Biện pháp: Thiết kế và áp dụng sổ tay Khoa học tự nhiên trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 NĂM 2022 được soạn dưới dạng file word gồm 44 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
Tên báo cáo biện pháp: Thiết kế và áp dụng sổ tay Khoa học tự nhiên trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 6
Tác giả:

PHẦN MỞ ĐẦU​

Lý do chọn biện pháp​

“Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một quá trình, trong đó: Dưới tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp của người giáo viên, với tư cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm, học sinh tự giác, tích cực tự giáo dục, tự tu dưỡng, rèn luyện nhằm hình thành thế giới quan và những phẩm chất nhân cách tốt đẹp của người công dân tương lai.
Trong quá trình giảng dạy, GV giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh (HS) bằng những phương pháp, phương tiện và hình thức phù hợp.
Tuy nhiên, quá trình giáo dục không phải là con đường một chiều mà là tác động hai chiều, tác động song phương. Người HS trong quá trình giáo dục không chỉ tiếp thu ảnh hưởng, tác động từ phía GV mà chính bản thân họ cũng thường xuyên tiến hành hoạt động cá nhân, tự giác, tích cực, chủ động tự giáo dục để từng bước hoàn thiện phẩm chất nhân cách của mình.
(Trích “Quá trình giáo dục là gì? Đặc điểm của quá trình giáo dục” - Lưu
Hà Chi
)
Kể từ năm học 2022 – 2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở cấp THCS đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người làm công tác giảng dạy. Trong đó, giáo viên (GV) không chỉ cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, xây dựng và phát triển năng lực tự học ở học sinh, mà còn cần giúp học sinh tăng cường vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đổi mới phương pháp giảng dạy, GV cũng cần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng đánh giá phẩm chất và năng lực.
Lớp 6 là một dấu mốc quan trọng trong chặng đường học tập của HS. Phương pháp học tập ở bậc tiểu học cần phải thay đổi khi bước lên THCS. Số môn học tăng lên, số lượng vở ghi chép, vở bài tập cũng nhiều lên. Khi GV triển khai phương pháp dạy học mới, HS sẽ cần sử dụng một lượng lớn các loại học liệu ngoài vở ghi và vở bài tập, như phiếu học tập, đề cương ôn tập, phiếu hoạt động nhóm, bảng kết quả thí nghiệm, báo cáo thực hành, phiếu tự nhận xét, phiếu đánh giá chéo... Những học liệu này thường được chuyển giao tới HS dưới dạng rời rạc, và do đó dễ bị thất lạc, mất mát trong quá trình HS lưu trữ. Đồng thời, cũng gây ra sự bất tiện khi HS cần tìm kiếm, tra cứu thông tin từ các hoạt động trước đó.
Mặt khác, việc lưu trữ các sản phẩm hoạt động một cách thiếu tính liên kết, không có hệ thống sẽ khiến giáo viên khó có cái nhìn toàn cảnh về quá trình học tập của học sinh. Thật khó để biết một HS cần được trợ giúp về kĩ năng nào, hay cần được khuyến khích phát huy phẩm chất nào khi chỉ có thể nhận xét, đánh giá học sinh thông qua các học liệu và hoạt động riêng rẽ.
Đổi mới phương pháp dạy thì tất yếu phải đổi mới phương pháp học. Muốn đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực thì HS cần phải tự học. Để hỗ trợ và khuyến khích HS phát triển khả năng tự học môn Khoa học tự nhiên 6, tôi đã

thiết kế một học liệu và đặt tên là Sổ tay Khoa học tự nhiên 6. Nội dung của Sổ tay Khoa học tự nhiên 6 được triển khai theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, lấy cơ sở của mỗi hoạt động là những việc làm của học sinh dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên. Mỗi bài học gồm nhiều hình thức nhiệm vụ, phù hợp với đặc trưng môn học như dự đoán hiện tượng, quan sát và mô tả hiện tượng tự nhiên, trải nghiệm thực tế, thảo luận, thí nghiệm, thực hành..., trong đó thể hiện rõ các loại nhiệm vụ học sinh cần thực hiện trước, trong và sau mỗi tiết học.

Phạm vi và đối tượng thực hiện​

Phạm vi áp dụng: Môn khoa học tự nhiên 6
Đối tượng thực hiện: 150 học sinh thuộc các lớp 6/4, 6/5, 6/6, trường THCS
x

Mục đích của biện pháp​

Hỗ trợ và khuyến khích HS hình thành và phát triển năng lực tự học môn
Khoa học tự nhiên (KHTN). Các hoạt động thú vị với hướng dẫn rõ ràng, giúp học sinh ghi nhận chính xác nhiệm vụ “phải làm gì”, “ở đâu”, “lúc nào”, “cùng với ai” trong mỗi bài học. HS cũng được hướng dẫn ghi chép những nội dung quan trọng của bài học, vận dụng kiến thức và trải nghiệm cá nhân để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Sau mỗi chủ đề, học sinh có thể tự đánh giá năng lực của bản thân thông qua mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Giúp HS tập hợp và lưu trữ sản phẩm hoạt động tại lớp và ở nhà một cách có hệ thống, dễ dàng tra cứu, tìm kiếm lại thông tin từ những bài đã học.
Giúp GV chuyển giao một cách hiệu quả các yêu cầu, nhiệm vụ cho HS và theo dõi quá trình HS thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ đó. Thông qua sản phẩm hoạt động của HS, GV có thể đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của HS để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học. GV cũng có căn cứ đáng tin cậy để đánh giá năng lực và phẩm chất của HS, đặc biệt là năng lực tự chủ và tự học, phẩm chất tích cực, tự giác.

PHẦN NỘI DUNG​

Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.​

Nguyên tắc thiết kế Sổ tay Khoa học tự nhiên 6
Trình tự nội dung được thiết kế theo cấu trúc bài học của sách giáo khoa để giúp HS dễ dàng tham khảo, đối chiếu, tìm kiếm thông tin từ sách trong quá trình học tập.
Nội dung bài học bám sát Chương trình Khoa học tự nhiên 2018.
Đảm bảo nội dung có tính hệ thống, liền mạch, tránh sai sót về kiến thức.
Hình thức trình bày rõ ràng, mạch lạc, phân loại các loại nhiệm vụ và hướng dẫn cụ thể cho mỗi nhiệm vụ mà HS cần thực hiện.
Cập nhật và chỉnh sửa nội dung phù hợp với năng lực của HS.
Cấu trúc Sổ tay Khoa học tự nhiên 6
Mỗi đơn vị nội dung gồm các phần sau:
Nhiệm vụ chuẩn bị bài: HS thực hiện ở nhà, trước khi học nội dung bài học
đó.
Trước khi đọc sách: GV đưa ra một số phát biểu liên quan đến nội dung
trọng tâm của bài học, bao gồm các kiến thức, khái niệm và kĩ năng mới. HS sử dụng kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để đưa ra nhận định của mình vào cột bên trái. Sau khi học xong nội dung bài học, HS quay trở lại kiểm tra và ghi các nhận định mới vào cột bên phải. Qua đó, HS tìm thấy sự kết nối giữa trải nghiệm riêng của cá nhân và nội dung bài học sắp tới, tự nhận ra và sửa chữa nếu nhận định ban đầu là sai và củng cố vững chắc kiến thức nếu nhận định ban đầu là đúng.
Nhật ký khoa học: gồm các nhiệm vụ viết đơn giản, HS có thể thực hiện dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc thông qua tự tìm hiểu sách giáo khoa.
Ngoài ra, GV cũng có thể giao thêm một vài nhiệm vụ khác trong phần này, chẳng hạn thực hiện một thí nghiệm ở nhà, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ, làm sản phẩm, tìm kiếm thông tin về một đối tượng có liên quan đến nội dung bài học sau đó.
Nhiệm vụ trong giờ học: bao gồm các hoạt động thực hiện tại lớp, dưới sự hướng dẫn của GV, được thực hiện để kiểm tra nhận định ban đầu. Các hoạt động được thực hiện bởi một nhóm, cá nhân hoặc do GV trình diễn minh họa và HS quan sát, mô tả, tùy thuộc điều kiện của từng trường. GV căn chỉnh thời gian phù hợp để HS thực hiện hoạt động.
HS sử dụng kĩ năng ngôn ngữ và các kĩ năng tổng hợp để tìm từ khóa, nêu các định nghĩa, khái niệm, mô tả hiện tượng, ghi chép và giải quyết vấn đề. HS cũng cần làm quen với việc đọc sơ đồ, biểu đồ, trích xuất thông tin từ sách giáo khoa. HS thể hiện năng lực chung và năng lực khoa học tự nhiên, kĩ năng quan sát, đo lường, suy luận, phân loại, dự đoán và giao tiếp trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động. Đồng thời những phẩm chất quan trọng như chăm chỉ, cẩn thận, sự tò mò, yêu thích khoa học và trung thực cũng bộc lộ.

Hoạt động cá nhân: mỗi cá nhân tự thực hiện và ghi chép kết quả hoạt động vào sổ tay của mình.
Hoạt động nhóm: kích cỡ nhóm có thể linh hoạt: nhóm đôi, nhóm theo bàn, nhóm 2 bàn. HS tự bầu trưởng nhóm, tự thỏa thuận phân công nhiệm vụ trong quá trình hoạt động. Kết quả thảo luận do thư kí của nhóm ghi chép và sau đó cả nhóm cùng ghi vào bảng kết quả trong sổ tay.
Sau mỗi hoạt động, GV phải xác nhận kết quả và chốt kiến thức để tránh những sai lầm, thiếu sót. Trong trường hợp này, đối với lớp 6, một số kết quả trong hoạt động đồng thời cũng là kết luận của bài học.
Nhiệm vụ tự học: HS thực hiện ở nhà, sau khi học xong tiết học, giúp HS vận dụng những gì đã học được trong bài và kết nối tri thức khoa học với cuộc sống. GV xác định được mức độ HS đạt được các yêu cầu cần đạt về kiến thức để có định hướng cho những nội dung kế tiếp.
Củng cố: gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, nguồn câu hỏi từ sách giáo khoa, sách bài tập Khoa học tự nhiên 6, nguồn ngoài sách.
Áp dụng toán học: sử dụng năng lực toán học để thực hiện các nhiệm vụ như đổi đơn vị, vẽ đồ thị, tính toán...
Nhiệm vụ khoa học: sử dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề
trong cuộc sống.
Tự đánh giá và đánh giá chéo: Sau một số hoạt động và sau mỗi chủ đề, HS được yêu cầu tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình cũng như nhận xét về các thành viên trong nhóm.
Trước đây, việc nhận xét đánh giá HS chủ yếu là một chiều từ GV, ý kiến của HS về bản thân và về các bạn học khác không được coi trọng. Với tình trạng lớp học có sĩ số lớn (lên tới 50 HS) như ở trường THCS Lý Tự Trọng, GV khó lòng nắm bắt hết năng lực và sự tiến bộ của từng HS. Phần tự đánh giá và đánh giá chéo cung cấp các tiêu chí đơn giản, dễ hiểu cho phép HS có thể nêu lên nhận xét của mình. GV có thể đối chiếu với quan sát và ghi chép của bản thân để có sự đánh giá toàn diện hơn.
Sản phẩm minh họa
Ví dụ 1: BÀI 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
*Trước khi đọc sách:

HS sử dụng kiến thức và kinh nghiệm cá nhân để trả lời. Việc HS trả lời đúng hay sai không quan trọng bằng tạo ra một ấn tượng cho HS về nội dung của bài học mới, nảy sinh sự tò mò, thích thú, hình thành mối liên kết giữa HS với nội dung bài học, tránh được cảm giác lạ lẫm khi tiếp xúc
với kiến thức mới. Sau khi học xong và quay trở lại kiểm tra đáp án, HS tự củng cố kiến thức của mình, phát triển năng lực nhận thức KHTN và tìm hiểu tự nhiên.


học:​


- Nhật ký khoa

HS có thể hoàn

thành nhiệm vụ này mà chưa cần học bài mới. Một số nhiệm vụ cần tìm hiểu sách giáo khoa (SGK), internet, quan sát các đồ vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống của HS hoặc HS cần tham khảo từ kinh nghiệm của người thân, bạn bè. HS phát triển kĩ năng quan sát, mô tả, kĩ năng viết, tìm kiếm thông
tin và GV có thể đánh giá những kĩ năng này qua sản phẩm hoạt động.

* Nhiệm vụ trên​

lớp:
- Hoạt động thực
hiện tại lớp, theo nhóm 2 HS. Thời gian thực hiện hoạt động: 3 phút.
HS được cung cấp đầy đủ thông tin về nhiệm vụ: phải làm gì, với ai, trong bao lâu.
Sau hoạt động nhóm, HS hoạt động cá nhân tìm kiếm thông tin
từ SGK để hoàn thành kết luận. HS rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và chọn thông tin,
nhận ra được các từ khóa quan trọng cần ghi chép lại và kiến thức trọng tâm cần nhớ.​
Sản phẩm từ các hoạt động trước đó luôn có sẵn để có thể sử dụng lại cho hoạt động hoặc bài học khác, mà không bị thất lạc, mất mát cũng như HS không mất nhiều thời gian tìm kiếm lại. Chẳng hạn khái niệm vật sống – vật không sống trong bài 2 này sẽ được sử dụng lại ở Bài 8. Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất. HS có thể tra cứu lại định nghĩa cũng như các ví dụ về vật sống và vật không sống bất cứ lúc nào.

- Hoạt động thực hiện tại lớp, theo nhóm lớn (gồm 7 – 8 HS). Thời gian thực hiện hoạt động: 10 phút.
Một số đối tượng nghiên cứu được lấy từ SGK, giúp HS có cơ sở để liên hệ tới những đối tượng ngoài SGK (nhưng đã biết trong đời sống). HS không chỉ cần tìm kiếm thông tin từ SGK mà còn phải liên hệ thực tiễn, trao đổi, chia sẻ, xử lý thông tin để hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả thảo luận do thư ký của nhóm ghi chép và sau đó cả nhóm cùng ghi lại.
Việc sản phẩm hoạt
động nhóm được lưu trữ
một cách có hệ thống giúp HS kết nối tốt hơn với phầnkiến thức tổng quát trong kết luận sau đó.
Trong phần 2 này, thông tin có sẵn để tìm từ khóa điền khuyết ở phần kết luận ít ỏi hơn so với kết luận ở phần 1. Thứ tự của các thông tin cho sẵn cũng bị thay đổi so với SGK, HS cần đối chiếu và suy luận để tìm đúng thuật ngữ còn thiếu thay vì máy móc điền từ theo trình tự SGK mà không cần phải hiểu nội dung kết luận.
Kết luận được kẻ khung để HS dễ dàng nhận biết đây là nội dung chính của bài, cần phải ghi nhớ.


1722184661473.png


1722184669102.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--Báo cáo giải pháp - pub.docx
    10.7 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn khtn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm lớp chồi sáng kiến kinh nghiệm lớp lá sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn tin lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn toán 6 sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 mới sáng kiến kinh nghiệm toán 6 sáng kiến kinh nghiệm toán 6 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm văn miêu tả lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6 violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top