Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Biện pháp tổ chức và chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhiệm vụ chính trị trọng tâm của trường Trung học phổ thông là giảng dạy và giáo dục học sinh. Chất lượng giáo dục của một nhà trường được phản ánh qua nhiều mặt, nhưng quan trọng nhất là kết quả học tập các môn văn hóa của học sinh, là tỉ lệ học sinh được lên lớp, tỉ lệ học sinh đậu Tốt nghiệp THPT, tỉ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao Đẳng...
Đảng ta đã xác định: Mục tiêu chiến lược của giáo dục là nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời phát hiện, bồi dưỡng trọng dụng nhân tài. Để thực hiện được việc đó, công tác giáo dục phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những công tác trọng yếu phải được nhà trường quan tâm thực hiện để đào tạo nên một tập thể học sinh có mặt bằng dân trí đạt yêu cầu, có nề nếp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Đây là nền móng, cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một thế hệ mới đáp ứng yêu cầu của thời đại.Theo Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân thì: Lâu nay chúng ta chỉ thưởng cho học sinh giỏi, xuất sắc mà quên đi các em yếu kém có tiến bộ. Phó Thủ tướng yêu cầu: “ Phải đặt vấn đề động lực lên trên hết để đổi mới giáo dục. Làm thế nào để giáo viên có động lực muốn Dạy, học sinh có động lực muốn Học. Tiếp đó mới là vấn đề nguồn lực, rồi phải quản lý nguồn lực sao cho có hiệu quả”.
Trong nhà trường phổ thông nói riêng, các nhà trường nói chung, vấn đề phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém đang là một trong những vấn đề được các nhà quản lý quan tâm để tìm ra những giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, thực tế qua nhiều năm làm công tác quản lý, những năm đầu, ít nhiều tôi còn lúng túng trong việc tìm ra các giải pháp để đề ra biện pháp tổ chức, chỉ đạo hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém. Sau đó, với kinh nghiệm thực tiễn, với sự đầu tư, nghiên cứu và tinh thần trách nhiệm, tôi đã quan tâm xây dựng kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém một cách cụ thể, khả thi, nhờ đó trường THPT Thanh Bình đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác này. Trong những năm gần đây, trường chúng tôi đang từng bước khẳng định được vị thế của mình qua chất lượng đào tạo. Hiệu qủa giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên qua từng năm học. Chính từ những kết quả của nhà trường đã đạt được, chúng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích cho mình trong quá trình tổ chức và chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém. Để góp phần cùng đồng nghiệp quản lý tháo gỡ vấn đề này tôi đã chọn nghiên cứu chuyên đề: "Biện pháp tổ chức và chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THPT"
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhiệm vụ chính trị trọng tâm của trường Trung học phổ thông là giảng dạy và giáo dục học sinh. Chất lượng giáo dục của một nhà trường được phản ánh qua nhiều mặt, nhưng quan trọng nhất là kết quả học tập các môn văn hóa của học sinh, là tỉ lệ học sinh được lên lớp, tỉ lệ học sinh đậu Tốt nghiệp THPT, tỉ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao Đẳng...
Đảng ta đã xác định: Mục tiêu chiến lược của giáo dục là nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng thời phát hiện, bồi dưỡng trọng dụng nhân tài. Để thực hiện được việc đó, công tác giáo dục phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những công tác trọng yếu phải được nhà trường quan tâm thực hiện để đào tạo nên một tập thể học sinh có mặt bằng dân trí đạt yêu cầu, có nề nếp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Đây là nền móng, cơ sở vững chắc cho việc xây dựng một thế hệ mới đáp ứng yêu cầu của thời đại.Theo Phó Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân thì: Lâu nay chúng ta chỉ thưởng cho học sinh giỏi, xuất sắc mà quên đi các em yếu kém có tiến bộ. Phó Thủ tướng yêu cầu: “ Phải đặt vấn đề động lực lên trên hết để đổi mới giáo dục. Làm thế nào để giáo viên có động lực muốn Dạy, học sinh có động lực muốn Học. Tiếp đó mới là vấn đề nguồn lực, rồi phải quản lý nguồn lực sao cho có hiệu quả”.
Để phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện được mục tiêu phát triển con người mà Cương lĩnh bổ sung và phát triển năm 2011 đề ra, Đảng ta nêu quan điểm: “ Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”. Mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải hướng tới mục tiêu nhân văn cao cả là vì con người. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề đòi hỏi các trường, nhất là đội ngũ cán bộ quản lí phải năng động sáng tạo, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ của cấp học. Giáo dục phổ thông có một vị trí hết sức quan trọng, nó là chiếc cầu nối cơ bản, nó là cấp học mang tính nền tảng của cả hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia. Chất lượng của giáo dục phổ thông trước tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục dạy nghề và đại học, sâu xa hơn, mở rộng hơn, chính nó là nguồn gốc góp phần quan trọng quyết định chất lượng của nguồn lực lao động của đất nước. Do vậy, cần hình thành và phát triển ở học sinh tri thức, nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị đội ngũ lao động trẻ sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong những năm gần đây ngành giáo dục tăng cường kỷ cương, nề nếp, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung cụ thể là: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ngồi nhầm lớp (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp). Việc dạy thật, thi thật, không chạy theo thành tích thực hiện không đúng cách, nhà trường không tìm biện pháp nâng kém cho học sinh đã đẩy nhiều học sinh yếu kém đến tình trạng chán nản, phải bỏ học.Trong nhà trường phổ thông nói riêng, các nhà trường nói chung, vấn đề phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém đang là một trong những vấn đề được các nhà quản lý quan tâm để tìm ra những giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, thực tế qua nhiều năm làm công tác quản lý, những năm đầu, ít nhiều tôi còn lúng túng trong việc tìm ra các giải pháp để đề ra biện pháp tổ chức, chỉ đạo hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém. Sau đó, với kinh nghiệm thực tiễn, với sự đầu tư, nghiên cứu và tinh thần trách nhiệm, tôi đã quan tâm xây dựng kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém một cách cụ thể, khả thi, nhờ đó trường THPT Thanh Bình đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác này. Trong những năm gần đây, trường chúng tôi đang từng bước khẳng định được vị thế của mình qua chất lượng đào tạo. Hiệu qủa giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên qua từng năm học. Chính từ những kết quả của nhà trường đã đạt được, chúng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích cho mình trong quá trình tổ chức và chỉ đạo công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém. Để góp phần cùng đồng nghiệp quản lý tháo gỡ vấn đề này tôi đã chọn nghiên cứu chuyên đề: "Biện pháp tổ chức và chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THPT"