- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
BIỆN PHÁP: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS” môn của môn Khoa học tự nhiên khối 6, 7 theo CTGDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
a. Phương pháp tham khảo và nghiên cứu tài liệu
Chọn lọc bài học phù hợp với phương pháp dạy học theo góc.để thiết kế bài dạy.
b. Phương pháp trò chuyện với học sinh
Nắm bắt thông tin sở thích về việc học của học sinh
c. Phương pháp điều tra khảo sát
- Thực tế cho thấy: Trong 103 học sinh khối 6
+ Có 30 học sinh học tập sôi nổi tích cực, tiếp thu bài tốt.
+ 43 học sinh đã hiểu bài nhưng còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến.
+ 30 học sinh không tiếp thu được kiến thức, không tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Để phân chia tổ, nhóm học tập theo năng lực và trình độ
d. Phương pháp quan sát và đánh giá:
Thông qua dự giờ thăm lớp và đánh giá qua các bài kiểm tra để rút kinh nghiệm tìm ra những hạn chế và hướng khắc phục.
- Quá trình học được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập nhằm đạt được cùng một kiến thức cụ thể.
- Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc giúp học sinh khám phá xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau.
- HS có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung.
- Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất.
- Yêu cầu của dạy học theo góc: Phân chia học sinh theo nhóm có ít nhất 3 đối tượng để các em hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy việc học tập và giúp đỡ các em yếu hơn.
Quy trình dạy học theo góc
Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Lăng Bình (2010) [5 quy trình dạy học theo góc gồm 4 bước như sau:
b.1. Bước 1: Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chương và xác định các nội dung có thể tổ chức hoạt động theo góc
Thông qua phân tích mục tiêu và nội dung kiến thức của toàn chương, xác định được những nội dung, bài học có thể thực hiện được bằng phương pháp dạy học theo góc, đồng thời cũng phải xác định được những phong cách học tập phù hợp với từng nội dung của bài học đó.
b.2. Bước 2: Thiết kế các hoạt động học theo góc
b.2.1. Xác định mục tiêu bài học: Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cho toàn bài và xác định mục tiêu từng góc học tập.
b.2.2. Xác định phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp dạy học theo góc là chủ yếu nhưng cũng cần có thêm một số phương pháp khác phù hợp đã sử dụng như: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm… Kĩ thuật dạy học bao gồm: khăn trải bàn, sơ đồ tư duy…
b.2.3. Xác định phương tiện dạy học: GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học.
b.2.4. Xác định tên mỗi góc và thiết kế nhiệm vụ học tập ở mỗi góc: Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, GV có thể tổ chức thành 3 hoặc 4 góc. GV có thể thiết kế các góc với các nhiệm vụ khác nhau về cùng một nội dung kiến thức. Nếu thiết kế theo cách này, mỗi người học chỉ học theo phong cách của họ và đỡ mất thời gian. Tuy nhiên, với cách học này, người học khi cần học theo phong cách học tập khác sẽ gặp khó khăn. Cách thiết kế thứ 2, ở các góc có các nhiệm vụ khác nhau với nội dung kiến thức khác nhau nhưng hướng về một nội dung chính. Với cách thiết kế này HS phải luân chuyển qua các góc nên mất nhiều thời gian nhưng HS sẽ học được các cách học khác nhau để trở thành toàn diện. Ở một số nhiệm vụ hoặc ở góc áp dụng, GV có thể phải thiết kế bảng hỗ trợ kiến thức làm cơ sở cho việc vận dụng kiến thức của HS. Ngoài việc thiết kế các nhiệm vụ tại các góc học theo các phong cách học tập cố định thì GV cần phải thiết kế thêm các nhiệm vụ bổ sung tại góc tự do để dành cho những HS, nhóm HS học tốt, hoạt động nhanh, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sớm hơn thời gian quy định. Nhiệm vụ ở góc này nên thiết kế nhiệm vụ mang tính giải trí.
b.2.5. Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá: GV thiết kế bộ công cụ để kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu bài học của HS và giúp HS vận dụng kiến thức. Bộ công cụ đánh giá phải đảm bảo các mức độ dễ, trung bình, khó, đa dạng về mặt câu hỏi, đặc biệt phải có các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao để có thể phân loại HS, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp. Đồng thời, cần có các mẫu để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
b.3. Bước 3: Tổ chức hoạt động học theo góc
b.3.1. Chuẩn bị phòng học: GV cần bố trí không gian lớp học theo các góc học tập đã thiết kế, mỗi góc có các tư liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho PCHT hoặc hình thức hoạt động khác nhau tùy thuộc vào nội dung học tập cụ thể.
b.3.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động học tập:
* Đặt vấn đề, tạo tình huống học tập: GV tạo tình huống có vấn đề để HS hứng khởi vào bài mới. Nêu sơ lược về nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ tại các góc; hướng dẫn HS chọn góc xuất phát theo sở thích. Đưa ra sơ đồ luân chuyển góc để nhóm HS lựa chọn trước khi bắt đầu học tại các góc, tránh tình trạng chuyển góc gây ra sự lộn xộn.
* Tổ chức cho HS học tập tại các góc và luân chuyển góc: Trong quá trình học tập, GV thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn trực tiếp; đồng thời hướng dẫn HS luân chuyển góc và hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo.
* Tổ chức báo cáo: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận kết quả ở góc cuối cùng trước lớp khi HS luân chuyển đủ qua các góc học tập. Trong một số trường hợp cần thiết, GV hoặc HS có thể giải thích ngắn gọn về nội dung học tập và chia sẻ kinh nghiệm để học tập ở các góc tốt hơn
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
.
BIỆN PHÁP: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS”
- MỞ ĐẦU:
- Thực trạng:
- Qua quá trình giảng dạy và dự giờ tham khảo các tiết dạy của đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Học sinh rất hứng thú khi trong giờ học đó được hoạt động nhóm, chơi trò chơi hay được thực hành.
- Đối với bộ môn sinh học phân môn của môn Khoa học tự nhiên khối 6, 7 theo chương trình giáo dục 2018; đối với khối 8, 9 là một môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi học sinh cần có sự đối thoại, thực nghiệm, trải nghiệm và khám phá rất nhiều trong quá trình học tập để chiếm lĩnh tri thức.
- Trong một tiết học, có một số em rất sôi nổi, tích cực xây dựng bài, nhưng bên cạnh đó cũng có một số em thụ động, rụt rè, nhút nhát, không dám trình bày ý kiến.
- Do đó tôi “Vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học sinh học ở trường thcs” để giúp cho học sinh hứng thú, kích thích sự tìm tòi tri thức của học sinh, giúp các em mạnh dạn, tích cực hơn để ngày càng yêu thích môn học và ngày càng tiến bộ hơn.
- Lí do chọn đề tài:
- Chất lượng đại trà của học sinh cuối năm của mỗi bộ môn rất quan trọng, nó góp phần nâng chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Từ kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả học tập cuối kì qua các năm học tôi nhận thấy, để đạt được kết quả cao đòi hỏi sự nổ lực hết mình của cả cô và trò.
- Một tiết học sôi nổi, hấp dẫn, sinh động sẽ kích thích tính tìm tòi, khám phá, hứng thú học tập ở học sinh từ đó nâng cao được chất lượng học tập ở bộ môn.
- Qua nghiên cứu, tìm tòi, tôi thấy: đối với phương pháp dạy học theo góc đáp ứng được các yêu cầu đó. Thông qua kết quả thực hiện được ở các năm học, tôi quyết định ngoài các phương pháp dạy học khác, tôi chọn phương pháp dạy học theo góc để tổ chức các tiết dạy của mình, giúp học sinh hứng thú học tập.
- Đó là lí do tôi chọn biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục là: “Vận dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học sinh học ở trường thcs”.
- NỘI DUNG BIỆN PHÁP:
a. Phương pháp tham khảo và nghiên cứu tài liệu
Chọn lọc bài học phù hợp với phương pháp dạy học theo góc.để thiết kế bài dạy.
b. Phương pháp trò chuyện với học sinh
Nắm bắt thông tin sở thích về việc học của học sinh
c. Phương pháp điều tra khảo sát
- Thực tế cho thấy: Trong 103 học sinh khối 6
+ Có 30 học sinh học tập sôi nổi tích cực, tiếp thu bài tốt.
+ 43 học sinh đã hiểu bài nhưng còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trình bày ý kiến.
+ 30 học sinh không tiếp thu được kiến thức, không tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức.
- Để phân chia tổ, nhóm học tập theo năng lực và trình độ
d. Phương pháp quan sát và đánh giá:
Thông qua dự giờ thăm lớp và đánh giá qua các bài kiểm tra để rút kinh nghiệm tìm ra những hạn chế và hướng khắc phục.
- Mô tả nội dung biện pháp:
- Đặc điểm của dạy học theo góc
- Quá trình học được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập nhằm đạt được cùng một kiến thức cụ thể.
- Các tư liệu và nhiệm vụ học tập ở mỗi góc giúp học sinh khám phá xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng theo các cách tiếp cận khác nhau.
- HS có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung.
- Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất.
- Yêu cầu của dạy học theo góc: Phân chia học sinh theo nhóm có ít nhất 3 đối tượng để các em hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy việc học tập và giúp đỡ các em yếu hơn.
Quy trình dạy học theo góc
Dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Lăng Bình (2010) [5 quy trình dạy học theo góc gồm 4 bước như sau:
b.1. Bước 1: Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chương và xác định các nội dung có thể tổ chức hoạt động theo góc
Thông qua phân tích mục tiêu và nội dung kiến thức của toàn chương, xác định được những nội dung, bài học có thể thực hiện được bằng phương pháp dạy học theo góc, đồng thời cũng phải xác định được những phong cách học tập phù hợp với từng nội dung của bài học đó.
b.2. Bước 2: Thiết kế các hoạt động học theo góc
b.2.1. Xác định mục tiêu bài học: Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cho toàn bài và xác định mục tiêu từng góc học tập.
b.2.2. Xác định phương pháp và kĩ thuật dạy học: Phương pháp dạy học theo góc là chủ yếu nhưng cũng cần có thêm một số phương pháp khác phù hợp đã sử dụng như: Phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm… Kĩ thuật dạy học bao gồm: khăn trải bàn, sơ đồ tư duy…
b.2.3. Xác định phương tiện dạy học: GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học.
b.2.4. Xác định tên mỗi góc và thiết kế nhiệm vụ học tập ở mỗi góc: Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, GV có thể tổ chức thành 3 hoặc 4 góc. GV có thể thiết kế các góc với các nhiệm vụ khác nhau về cùng một nội dung kiến thức. Nếu thiết kế theo cách này, mỗi người học chỉ học theo phong cách của họ và đỡ mất thời gian. Tuy nhiên, với cách học này, người học khi cần học theo phong cách học tập khác sẽ gặp khó khăn. Cách thiết kế thứ 2, ở các góc có các nhiệm vụ khác nhau với nội dung kiến thức khác nhau nhưng hướng về một nội dung chính. Với cách thiết kế này HS phải luân chuyển qua các góc nên mất nhiều thời gian nhưng HS sẽ học được các cách học khác nhau để trở thành toàn diện. Ở một số nhiệm vụ hoặc ở góc áp dụng, GV có thể phải thiết kế bảng hỗ trợ kiến thức làm cơ sở cho việc vận dụng kiến thức của HS. Ngoài việc thiết kế các nhiệm vụ tại các góc học theo các phong cách học tập cố định thì GV cần phải thiết kế thêm các nhiệm vụ bổ sung tại góc tự do để dành cho những HS, nhóm HS học tốt, hoạt động nhanh, hoàn thành các nhiệm vụ học tập sớm hơn thời gian quy định. Nhiệm vụ ở góc này nên thiết kế nhiệm vụ mang tính giải trí.
b.2.5. Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá: GV thiết kế bộ công cụ để kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu bài học của HS và giúp HS vận dụng kiến thức. Bộ công cụ đánh giá phải đảm bảo các mức độ dễ, trung bình, khó, đa dạng về mặt câu hỏi, đặc biệt phải có các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao để có thể phân loại HS, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp. Đồng thời, cần có các mẫu để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
b.3. Bước 3: Tổ chức hoạt động học theo góc
b.3.1. Chuẩn bị phòng học: GV cần bố trí không gian lớp học theo các góc học tập đã thiết kế, mỗi góc có các tư liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho PCHT hoặc hình thức hoạt động khác nhau tùy thuộc vào nội dung học tập cụ thể.
b.3.2. Tổ chức thực hiện các hoạt động học tập:
* Đặt vấn đề, tạo tình huống học tập: GV tạo tình huống có vấn đề để HS hứng khởi vào bài mới. Nêu sơ lược về nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ tại các góc; hướng dẫn HS chọn góc xuất phát theo sở thích. Đưa ra sơ đồ luân chuyển góc để nhóm HS lựa chọn trước khi bắt đầu học tại các góc, tránh tình trạng chuyển góc gây ra sự lộn xộn.
* Tổ chức cho HS học tập tại các góc và luân chuyển góc: Trong quá trình học tập, GV thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn trực tiếp; đồng thời hướng dẫn HS luân chuyển góc và hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo.
* Tổ chức báo cáo: GV tổ chức cho các nhóm báo cáo và thảo luận kết quả ở góc cuối cùng trước lớp khi HS luân chuyển đủ qua các góc học tập. Trong một số trường hợp cần thiết, GV hoặc HS có thể giải thích ngắn gọn về nội dung học tập và chia sẻ kinh nghiệm để học tập ở các góc tốt hơn
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
.