xuandan22
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 23/2/21
- Bài viết
- 98
- Điểm
- 6
tác giả
Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực NĂM 2022-2023 được soạn dưới dạng file word gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Người thực hiện: Đỗ Thị Thuý Kiều
MỤC LỤCI. Lí do chọn đề tài..................................................................... 1
1. Cơ sở lí luận......................................................................... 1
2. Cơ sở thực tiễn.................................................................... 1
II. Nội dung: ............................................................................... 2
1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 2
2. Thực trạng vấn đề .............................................................. 2
3. Mô tả, phân tích các giải pháp:......................................... 3
Bước 1: Xây dựng lớp học thân thiện :............................. 4
Bước 2: Khơi gợi tính chủ động, sáng tạo của học sinh : 7
Bước 3: Khơi gợi tính tích cực của học sinh :................... 8
4. Hiệu quả của biện pháp:..................................................... 9
III. Kết luận:................................................................................ 9
1. Ý nghĩa:................................................................................ 9
2. Nhận định về việc áp dụng và khả năng phát triển của biện pháp: .................................................................................. 10
3. Bài học kinh nghiệm:........................................................ 10
4. Đề xuất, khuyến nghị: ...................................................... 10
Đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi nền giáo dục phải phát triển toàn diện về mọi mặt. Để phù hợp với sự phát triển đó mỗi con người phải không ngừng học tập và rèn luyện. Môi trường giáo dục giúp con người phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ,… Để thực hiện được điều này, ngành GD&ĐT nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới về nội dung, chương trình SGK ở các bậc học. Năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện.
Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thành công của phong trào “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình tham gia phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường bằng những việc làm cụ thể tại lớp tôi chủ nhiệm qua đề tài: “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Cơ sở thực tiễn
Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học thì tình cảm của các em còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Học sinh tiểu học rất dễ xúc động. Chẳng hạn trước đây, có lần tôi đã to tiếng với một học sinh. Em ấy bật khóc ngay và vô cùng sợ sệt, mất tự tin . Buổi học ấy chắc chắn em không thể tiếp thu bài được. vì vậy tác động tình cảm của các em phải tế nhị, nhẹ nhàng thể hiện sự ân cần, cởi mở. Với đặc điểm tâm lý nói trên , nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì chắc chắn các em sẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng tốt hơn.
Các em học sinh tiểu học với tâm lý sẵn sàng đi học, thích thú đến trường, hiếu động và thích khám phá. Đó chính là điều kiện tốt để phát huy tính tích cực trong học tập cũng như mọi hoạt động khác cho học sinh. Học sinh tiểu học cũng rất thích được vui chơi. Vui chơi cũng là một mặt hoạt động tích cực của học sinh. Tôi nhận thấy trong giờ ra chơi, các em rất hăng say chơi. Ngay trong tiết học các em mong được thầy cô giáo của mình tổ chức trò chơi học tập. Khi tổ chức trò chơi, nhiều em muốn tham gia, em nào được giáo viên chọn tham gia thì vui. Với những cơ sở thực tiễn từ tâm lý học sinh tiểu học nêu trên, việc “ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực” là điều rất cần thiết và có thể thực hiện để phát triển toàn diện cho học sinh.
Với cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh trở nên năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của giáo viên, các em được học tập trong môi trường trường học thân thiện sẽ góp phần phát triển một cách toàn diện về nhân cách và đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.
Là một lớp học thuộc trường chuẩn quốc gia, việc xây dựng lớp mình trở thành lớp học thân thiện là vô cùng cần thiết. Lớp học thân thiện thể hiện ở nhiều mặt, trong đó phải kể đến mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa giáo viên và các mối quan hệ xoay quanh các vấn đề giáo dục. Học sinh tích cực cũng cần thể hiện ở nhiều mặt như tích cực trong học tập, tích cực trong các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi …
Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa thầy và trò, đồng thời tạo điều kiện xây dựng cho học sinh có mối quan hệ thân thiện với nhau và sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, từng bước đưa chất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm đi lên. Thực hiện tốt các việc làm đó cũng là góp một phần nhỏ vào thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực trạng vấn đề
* Thuận lợi
Hiện nay, Bộ GD&ĐT phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục. Ngay từ khi phát động, trường Tiểu học số 2 P. Bình Định đã phát động tới toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường hưởng ứng thực hiện cuộc vận động trên. Qua một năm thực hiện, trường Tiểu học số 2 P. Bình Định đã thu được những kết quả khả quan, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và phát triển mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, để phong trào mang lại hiệu quả một cách bền vững góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, xứng tầm với mục tiêu của phong trào đề ra thì cần phải tổ chức thực hiện phong trào này ngay trong từng tiết học, từng lớp học.
* Khó khăn
Là giáo viên, ai cũng mong muốn cho học sinh của mình ngoan ngoãn hơn, chăm chỉ học tập hơn, thực hiện chuyên cần hơn và mỗi em thấy “ mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. Song để thực hiện tốt điều này là một việc làm khó đối với giáo viên. Bởi sự không kiềm chế của bản thân khi học sinh không làm bài hay nghịch ngợm mà đã sử dụng ngôn ngữ nặng lời, thậm chí dùng biện pháp trừng phạt thân thể học sinh,… làm cho không khí của tiết học trở nên nặng nề. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Có thể chúng ta chưa thực sự khơi dậy ở học sinh tính hăng say tích cực, chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ, hoạt động. Chính vì vậy mà tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra các em học sinh lớp 5C tôi đang chủ nhiệm. Qua khảo sát điều tra cho thấy đa số các em chưa thực sự tích cực trong mọi hoạt động, chưa mạnh dạn, tự tin chia sẻ ý kiến cùng thầy cô, bạn bè cũng như môi trường học tập, vui chơi chưa thực sự thân thiện với các em.
Ảnh: Lớp học chưa được trang trí
Mô tả, phân tích các giải pháp
Để xây dựng thành công “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” trước hết phải tạo cho học sinh có một môi trường học tập và giáo dục “ thân thiện”. Chính vì vậy mà tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xây dựng lớp học thân thiện
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để xây dựng lớp học thân thiện, tôi tiến hành như sau:
* Tạo môi trường lớp h
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC
Người thực hiện: Đỗ Thị Thuý Kiều
MỤC LỤC
1. Cơ sở lí luận......................................................................... 1
2. Cơ sở thực tiễn.................................................................... 1
II. Nội dung: ............................................................................... 2
1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu .................................................................................... 2
2. Thực trạng vấn đề .............................................................. 2
3. Mô tả, phân tích các giải pháp:......................................... 3
Bước 1: Xây dựng lớp học thân thiện :............................. 4
Bước 2: Khơi gợi tính chủ động, sáng tạo của học sinh : 7
Bước 3: Khơi gợi tính tích cực của học sinh :................... 8
4. Hiệu quả của biện pháp:..................................................... 9
III. Kết luận:................................................................................ 9
1. Ý nghĩa:................................................................................ 9
2. Nhận định về việc áp dụng và khả năng phát triển của biện pháp: .................................................................................. 10
3. Bài học kinh nghiệm:........................................................ 10
4. Đề xuất, khuyến nghị: ...................................................... 10
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cơ sở lí luậnĐất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi nền giáo dục phải phát triển toàn diện về mọi mặt. Để phù hợp với sự phát triển đó mỗi con người phải không ngừng học tập và rèn luyện. Môi trường giáo dục giúp con người phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ,… Để thực hiện được điều này, ngành GD&ĐT nước ta đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới về nội dung, chương trình SGK ở các bậc học. Năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT tiếp tục phát động phong trào thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện.
Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực, trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh trong từng lớp tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thành công của phong trào “xây dựng một trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày những biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình tham gia phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” ở trường bằng những việc làm cụ thể tại lớp tôi chủ nhiệm qua đề tài: “ Biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Cơ sở thực tiễn
Với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học thì tình cảm của các em còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc. Học sinh tiểu học rất dễ xúc động. Chẳng hạn trước đây, có lần tôi đã to tiếng với một học sinh. Em ấy bật khóc ngay và vô cùng sợ sệt, mất tự tin . Buổi học ấy chắc chắn em không thể tiếp thu bài được. vì vậy tác động tình cảm của các em phải tế nhị, nhẹ nhàng thể hiện sự ân cần, cởi mở. Với đặc điểm tâm lý nói trên , nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì chắc chắn các em sẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng tốt hơn.
Các em học sinh tiểu học với tâm lý sẵn sàng đi học, thích thú đến trường, hiếu động và thích khám phá. Đó chính là điều kiện tốt để phát huy tính tích cực trong học tập cũng như mọi hoạt động khác cho học sinh. Học sinh tiểu học cũng rất thích được vui chơi. Vui chơi cũng là một mặt hoạt động tích cực của học sinh. Tôi nhận thấy trong giờ ra chơi, các em rất hăng say chơi. Ngay trong tiết học các em mong được thầy cô giáo của mình tổ chức trò chơi học tập. Khi tổ chức trò chơi, nhiều em muốn tham gia, em nào được giáo viên chọn tham gia thì vui. Với những cơ sở thực tiễn từ tâm lý học sinh tiểu học nêu trên, việc “ xây dựng lớp học thân thiện , học sinh tích cực” là điều rất cần thiết và có thể thực hiện để phát triển toàn diện cho học sinh.
NỘI DUNG
Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứuVới cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh trở nên năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của giáo viên, các em được học tập trong môi trường trường học thân thiện sẽ góp phần phát triển một cách toàn diện về nhân cách và đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.
Là một lớp học thuộc trường chuẩn quốc gia, việc xây dựng lớp mình trở thành lớp học thân thiện là vô cùng cần thiết. Lớp học thân thiện thể hiện ở nhiều mặt, trong đó phải kể đến mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò, giữa giáo viên và các mối quan hệ xoay quanh các vấn đề giáo dục. Học sinh tích cực cũng cần thể hiện ở nhiều mặt như tích cực trong học tập, tích cực trong các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi …
Trong nhiều năm qua, bản thân tôi đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa thầy và trò, đồng thời tạo điều kiện xây dựng cho học sinh có mối quan hệ thân thiện với nhau và sử dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, từng bước đưa chất lượng giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm đi lên. Thực hiện tốt các việc làm đó cũng là góp một phần nhỏ vào thành công của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực trạng vấn đề
* Thuận lợi
Hiện nay, Bộ GD&ĐT phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những phong trào rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục. Ngay từ khi phát động, trường Tiểu học số 2 P. Bình Định đã phát động tới toàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường hưởng ứng thực hiện cuộc vận động trên. Qua một năm thực hiện, trường Tiểu học số 2 P. Bình Định đã thu được những kết quả khả quan, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và phát triển mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, để phong trào mang lại hiệu quả một cách bền vững góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, xứng tầm với mục tiêu của phong trào đề ra thì cần phải tổ chức thực hiện phong trào này ngay trong từng tiết học, từng lớp học.
* Khó khăn
Là giáo viên, ai cũng mong muốn cho học sinh của mình ngoan ngoãn hơn, chăm chỉ học tập hơn, thực hiện chuyên cần hơn và mỗi em thấy “ mỗi ngày tới trường là một ngày vui”. Song để thực hiện tốt điều này là một việc làm khó đối với giáo viên. Bởi sự không kiềm chế của bản thân khi học sinh không làm bài hay nghịch ngợm mà đã sử dụng ngôn ngữ nặng lời, thậm chí dùng biện pháp trừng phạt thân thể học sinh,… làm cho không khí của tiết học trở nên nặng nề. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Có thể chúng ta chưa thực sự khơi dậy ở học sinh tính hăng say tích cực, chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ, hoạt động. Chính vì vậy mà tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra các em học sinh lớp 5C tôi đang chủ nhiệm. Qua khảo sát điều tra cho thấy đa số các em chưa thực sự tích cực trong mọi hoạt động, chưa mạnh dạn, tự tin chia sẻ ý kiến cùng thầy cô, bạn bè cũng như môi trường học tập, vui chơi chưa thực sự thân thiện với các em.
Ảnh: Lớp học chưa được trang trí
Ảnh: Học sinh chưa tích cực trong các hoạt động
Mô tả, phân tích các giải pháp
Để xây dựng thành công “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” trước hết phải tạo cho học sinh có một môi trường học tập và giáo dục “ thân thiện”. Chính vì vậy mà tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xây dựng lớp học thân thiện
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để xây dựng lớp học thân thiện, tôi tiến hành như sau:
* Tạo môi trường lớp h
THẦY CÔ TẢI NHÉ!