- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG ÔN TẬP 9 LUYỆN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN NĂM 2025 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 95 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHYÊN ĐỀ 5: BỘ ĐỀ - HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
ĐỀ SỐ 1:
I. ĐỌC – HIỂU ( 4,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau:
Một năm một nhạt mùi son phấn,
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi.
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương? [78]
Chàng ruổi ngựa, dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài, lối cũ rêu in.
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì [79]
Sợi nhớ khi cành đào đóa mận,
Trước gió xuân vàng tía sánh nhau;
Nọ thì ả Chức, chàng Ngưu
Đến trăng thu lại bắc cầu sang sông.
Thiếp một thân phòng không luống giữ,
Thời tiết lành nhầm nhỡ đòi nau;
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh.
(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, "Chinh phụ ngâm khúc" và hai bản dịch Nôm, NXB Văn học, 2011, tr. 68)
Chú thích: [78] Sâm, Thương: Tên hai chòm sao trong Nhị thập bát tú. Chòm Sâm thuộc phương Tây, chòm Thương thuộc phương Đông. Hai chòm này ở vào hai vị trí đối nhau trên vòm trời, thường được nhắc tới trong văn thơ cổ, chỉ sự vĩnh viễn cách xa. [79] Lương thì: thời tươi đẹp
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả không gian gắn liền với hình ảnh người chinh phu trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối trong hai câu thơ sau:
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?
Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên.
Câu 5. Qua tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích, em hiểu gì thêm về giá trị của cuộc sống.
II. PHẦN VIẾT ( 6,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
Em hãy viết bài văn nghị luận về quan điểm “ sống xanh” và ý nghĩa của nó.
CHYÊN ĐỀ 5: BỘ ĐỀ - HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
ĐỀ SỐ 1:
I. ĐỌC – HIỂU ( 4,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau:
Một năm một nhạt mùi son phấn,
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi.
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương? [78]
Chàng ruổi ngựa, dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài, lối cũ rêu in.
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì [79]
Sợi nhớ khi cành đào đóa mận,
Trước gió xuân vàng tía sánh nhau;
Nọ thì ả Chức, chàng Ngưu
Đến trăng thu lại bắc cầu sang sông.
Thiếp một thân phòng không luống giữ,
Thời tiết lành nhầm nhỡ đòi nau;
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh.
(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, "Chinh phụ ngâm khúc" và hai bản dịch Nôm, NXB Văn học, 2011, tr. 68)
Chú thích: [78] Sâm, Thương: Tên hai chòm sao trong Nhị thập bát tú. Chòm Sâm thuộc phương Tây, chòm Thương thuộc phương Đông. Hai chòm này ở vào hai vị trí đối nhau trên vòm trời, thường được nhắc tới trong văn thơ cổ, chỉ sự vĩnh viễn cách xa. [79] Lương thì: thời tươi đẹp
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả không gian gắn liền với hình ảnh người chinh phu trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối trong hai câu thơ sau:
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?
Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên.
Câu 5. Qua tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích, em hiểu gì thêm về giá trị của cuộc sống.
II. PHẦN VIẾT ( 6,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích trên.
Câu 2 (4,0 điểm):
Em hãy viết bài văn nghị luận về quan điểm “ sống xanh” và ý nghĩa của nó.
------------------------ Hết-----------------------
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
NỘI DUNG | Điểm |
I. ĐỌC – HIỂU: | 4,0 |
1. Thể thơ: Song thất lục bát - Nhân vật trữ tình: Người chinh phụ ( thiếp) 2. Các từ ngữ: miền khơi, Sâm, Thương, dặm trường… 3. Biện pháp nghệ thuật: Phép đối: Xưa - giờ; chẳng rời - cách vời - Tác dụng: + Nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ hạnh phúc với hiện tại cô đơn, cách trở; thể hiện sự cô đơn, nhớ nhung của người chinh phụ; + Tạo sự sinh động, hấp dẫn, tăng hiệu quả diễn đạt, tạo sự cân đối hài hòa. + Qua đó thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương của nhà thơ đối với cảnh ngộ của người phụ nữ trong chiến tranh. 4. Tâm trạng: Nỗi cô đơn, sầu muộn, nhớ thương chồng da diết, mong ước tái hợp. Tâm trạng ấy xuất phát từ khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của người chinh phụ khi có chồng đi chinh chiến không biết ngày trở về. Từ tâm trạng ấy, người đọc còn cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ với cảnh ngộ, khát khao của nhân vật.. 5. Học sinh có thể trình bày những bức thông điệp theo ý kiến cá nhân nhưng phải phù hợp. Ví dụ học sinh có thể chọn: - Trân quý những tình cảm của con người, trong đó có tình cảm vợ chồng gắn bó tha thiết, bởi đó là điểm tựa để chúng ta vượt qua những khó khăn và có được cuộc sống hạnh phúc. - Thấy được những đau thương, mất mát… mà con người phải trải qua trong chiến tranh, trân trọng cuộc sống hòa bình. |