- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,280
- Điểm
- 113
tác giả
Các bài văn mẫu lớp 9 học kì 1 sách kết nối tri thức năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 260 trang. Các bạn xem và tải các bài văn mẫu lớp 9 học kì 1, những bài văn mẫu lớp 9 học kì 1 về ở dưới.
BÀI 1: BÀI 1: Thế giới kỳ ảo (Truyện truyền kỳ)
A.ĐOẠN VĂN
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến của tác giả Nguyễn Dữ. Trong truyện, chi tiết “cái bóng” là một chi tiết rất quan trọng. Chiếc bóng xuất hiện gián tiếp trong lời nói của bé Đản: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Lần thứ hai khi Vũ Nương đã tự vẫn, “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!”. Lần thứ nhất, “cái bóng” trở thành đầu mối, điểm thắt nút của câu chuyện. Mọi nghi ngờ thực chất khởi sinh từ cái bóng. Còn lần thứ hai, “cái bóng” mở mắt cho Trương Sinh về sự thật tội ác do chính chàng gây ra. Cũng chính cái bóng cởi nút, giải tỏa mọi khó khăn, thắc mắc cho Trương Sinh. Mặt khác, chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường bảo đó là cha Đản để dỗ con và làm nguôi ngoai nỗi nhớ – cả nỗi con nhớ cha, cả nỗi vợ nhớ chồng. Như thế, cái bóng trở thành biểu tượng của tình chồng vợ gắn bó tuy hai mà một. Không chỉ vậy, chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch. Chi tiết cái bóng còn là bài học cho những người đàn ông có tính ghen tuông bóng gió, mùa quáng. Chính vì vậy, chi tiết cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng cũng chính là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc; chiếc bóng mang nhiều giá trị mà tác giả Nguyễn Dữ muốn truyền tải. Đầu tiên, chiếc bóng mang giá trị hiện thực, thể hiện cho nỗi khổ và hoàn cảnh tội nghiệp của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Vì không có chồng ở bên nên chiếc bóng trở thành thứ mà Vũ Nương chỉ vào để dạy con. Nó là hiện thân của sự cô đơn, tố cáo hiện thực chiến tranh làm cho đôi lứa chia lìa và bé Đản phải sống những ngày không có cha, Vũ Nương sống những ngày không có chồng. Thứ hai, chiếc bóng còn chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Vì con trẻ non nớt, vì người chồng ít học lại còn hay ghen, chiếc bóng đã trở thành nguyên nhân khiến cho Vũ Nương bị chồng nghi là thất tiết, dẫn đến nỗi oan và cái chết của Vũ Nương. Chiếc bóng qua lời kể của bé Đản chính là chi tiết thắt nút câu chuyện và đến khi Trương Sinh hiểu rõ mọi chuyện, chính chiếc bóng của Trương Sinh lại là thứ giải oan cho Vũ Nương và mở nút câu chuyện. Tóm lại, qua những lần xuất hiện của chiếc bóng, chiếc bóng chính là hình tượng nghệ thuật thể hiện cho những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.
Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện (đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). Cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. Vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện. Vũ Nương được giải oan cũng nhờ hình tượng cái bóng. Trương Sinh tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. Có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. Chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. Nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.
Trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩ. Câu chuyện nói đến có chi tiết thắt nút, đêm nào Vũ Nương cũng chỉ cái bóng mình trên vách đá và nói rằng đó là cha Đản, để dỗ dành bé khi thiếu tình yêu của người cha. Trương Sinh trở về, chỉ do lời nói ngây thơ một đứa bé mà đã dẫn đến cái chết của Vũ Nương, đã trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời của nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ thắt nút ma còn là một chi tiết mở nút, vào một đêm bé Đản lại chỉ vào cái bóng của Trương Sinh , khi đó chàng mới nhận ra nỗi oan của vợ mình nhũng đã quá muộn. Chi tiết cái bóng còn là phản ảnh xã hội phong kiến và chế độ nam quyền là không phải nơi tốt đẹp cho những người như Vũ Nương được sống. Chi tiết cái bóng còn góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.
Chiếc bóng được coi là chi tiết đặc sắc nhất trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Chi tiết này được mở ra khi nàng Vũ Nương có chồng đi lính xa nhà, chơi cùng con nhỏ, nàng "hay đùa con", "trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản". Hành động đó xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ hiền lo con trai thiếu vắng tình thương của cha những năm tháng đầu đời. Đó là hành động vô cùng cao đẹp, một lời nói đói hết sức ý nghĩa. Với bé Đản cũng vậy, cái bóng trên vách mẹ em vẫn chỉ là người cha em vẫn hay nhắc tới, là đại diện cho người cha lúc nào cũng ở bên mẹ con em, che chở cho em. Thế nhưng chính cái bóng ấy lại là nguồn cơn gây nên bi kịch đau đớn cho Vũ Nương, khiến nàng phải dùng cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình. Khi Trương Sinh - chồng nàng trở về nhà, nghe lời con trai rằng đêm nào cũng có một người đàn ông tới "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi", vốn tình ghen tuông, đa nghi, chàng đã một mực "đinh ninh là vợ hư" nên đã "mắng nhiếc, đánh đuổi" Vũ Nương đi mặc cho nàng biện bạch, giải thích. Đến khi nàng "gieo mình xuống sông mà chết", chàng vẫn luôn giữ lòng mối nghi ngờ đó. Và một lần nữa, chi tiết cái bóng lại xuất hiện, trở thành nút mở hoá giải mọi ân oán, nghi ngờ. Đó là khi chàng cùng con ngồi trong phòng vắng, "dưới ngọn đèn khuya", đứa con lại ngây ngô "chỉ bóng chàng trên vách mà bảo rằng: Cha Đản lại đến kia kìa". Bấy giờ chàng mới "thấu nỗi oan của vợ". Thông qua chi tiết cái bóng, Nguyễn Dữ đã chỉ ra một xã hội nam quyền, "trọng nam khinh nữ", chỉ vì một sự việc không rõ ràng mà tạo nên bi kịch cho người phụ nữ. Ông lên tiếng đanh thép tố cáo xã hội ấy và tỏ lòng thương cảm tới số phận của những người phụ nữ đau khổ như Vũ Nương.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Văn mẫu lớp 9 Kết nối tri thức học kì 1
BÀI 1: BÀI 1: Thế giới kỳ ảo (Truyện truyền kỳ)
A.ĐOẠN VĂN
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết “cái bóng” trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương.
Đoạn văn suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 1
“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm viết về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến của tác giả Nguyễn Dữ. Trong truyện, chi tiết “cái bóng” là một chi tiết rất quan trọng. Chiếc bóng xuất hiện gián tiếp trong lời nói của bé Đản: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông biết nói, chứ không như cha tôi trước khi chỉ nín thin thít…”. Lần thứ hai khi Vũ Nương đã tự vẫn, “trong một đếm phòng không vắng vẻ” chỉ có hai cha con, bé Đản chỉ chiếc bóng trên tường và nói: “Cha Đản lại đến kìa!”. Lần thứ nhất, “cái bóng” trở thành đầu mối, điểm thắt nút của câu chuyện. Mọi nghi ngờ thực chất khởi sinh từ cái bóng. Còn lần thứ hai, “cái bóng” mở mắt cho Trương Sinh về sự thật tội ác do chính chàng gây ra. Cũng chính cái bóng cởi nút, giải tỏa mọi khó khăn, thắc mắc cho Trương Sinh. Mặt khác, chiếc bóng tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò làm vợ, làm mẹ. Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường bảo đó là cha Đản để dỗ con và làm nguôi ngoai nỗi nhớ – cả nỗi con nhớ cha, cả nỗi vợ nhớ chồng. Như thế, cái bóng trở thành biểu tượng của tình chồng vợ gắn bó tuy hai mà một. Không chỉ vậy, chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền. Chỉ là chiếc bóng vô hình nhưng cũng có thể dẫn tới một bi kịch. Chi tiết cái bóng còn là bài học cho những người đàn ông có tính ghen tuông bóng gió, mùa quáng. Chính vì vậy, chi tiết cái bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá, góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí. Cái bóng cũng chính là thông điệp muôn đời cho mọi người: đã yêu thương nhau phải tin tưởng, đừng để cái bóng rình rập, giết chết tình yêu, hạnh phúc gia đình.
Đoạn văn suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 2
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, chi tiết cái bóng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc; chiếc bóng mang nhiều giá trị mà tác giả Nguyễn Dữ muốn truyền tải. Đầu tiên, chiếc bóng mang giá trị hiện thực, thể hiện cho nỗi khổ và hoàn cảnh tội nghiệp của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Vì không có chồng ở bên nên chiếc bóng trở thành thứ mà Vũ Nương chỉ vào để dạy con. Nó là hiện thân của sự cô đơn, tố cáo hiện thực chiến tranh làm cho đôi lứa chia lìa và bé Đản phải sống những ngày không có cha, Vũ Nương sống những ngày không có chồng. Thứ hai, chiếc bóng còn chính là yếu tố dẫn đến nỗi hàm oan của Vũ Nương. Vì con trẻ non nớt, vì người chồng ít học lại còn hay ghen, chiếc bóng đã trở thành nguyên nhân khiến cho Vũ Nương bị chồng nghi là thất tiết, dẫn đến nỗi oan và cái chết của Vũ Nương. Chiếc bóng qua lời kể của bé Đản chính là chi tiết thắt nút câu chuyện và đến khi Trương Sinh hiểu rõ mọi chuyện, chính chiếc bóng của Trương Sinh lại là thứ giải oan cho Vũ Nương và mở nút câu chuyện. Tóm lại, qua những lần xuất hiện của chiếc bóng, chiếc bóng chính là hình tượng nghệ thuật thể hiện cho những giá trị tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt.
Đoạn văn suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 3
Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện (đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). Cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. Vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện. Vũ Nương được giải oan cũng nhờ hình tượng cái bóng. Trương Sinh tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. Có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. Chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. Nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.
Đoạn văn suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 4
Trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩ. Câu chuyện nói đến có chi tiết thắt nút, đêm nào Vũ Nương cũng chỉ cái bóng mình trên vách đá và nói rằng đó là cha Đản, để dỗ dành bé khi thiếu tình yêu của người cha. Trương Sinh trở về, chỉ do lời nói ngây thơ một đứa bé mà đã dẫn đến cái chết của Vũ Nương, đã trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời của nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ thắt nút ma còn là một chi tiết mở nút, vào một đêm bé Đản lại chỉ vào cái bóng của Trương Sinh , khi đó chàng mới nhận ra nỗi oan của vợ mình nhũng đã quá muộn. Chi tiết cái bóng còn là phản ảnh xã hội phong kiến và chế độ nam quyền là không phải nơi tốt đẹp cho những người như Vũ Nương được sống. Chi tiết cái bóng còn góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.
Đoạn văn suy nghĩ về chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương - Mẫu 5
Chiếc bóng được coi là chi tiết đặc sắc nhất trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ. Chi tiết này được mở ra khi nàng Vũ Nương có chồng đi lính xa nhà, chơi cùng con nhỏ, nàng "hay đùa con", "trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản". Hành động đó xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến của một người mẹ hiền lo con trai thiếu vắng tình thương của cha những năm tháng đầu đời. Đó là hành động vô cùng cao đẹp, một lời nói đói hết sức ý nghĩa. Với bé Đản cũng vậy, cái bóng trên vách mẹ em vẫn chỉ là người cha em vẫn hay nhắc tới, là đại diện cho người cha lúc nào cũng ở bên mẹ con em, che chở cho em. Thế nhưng chính cái bóng ấy lại là nguồn cơn gây nên bi kịch đau đớn cho Vũ Nương, khiến nàng phải dùng cái chết để minh chứng cho sự trong sạch của mình. Khi Trương Sinh - chồng nàng trở về nhà, nghe lời con trai rằng đêm nào cũng có một người đàn ông tới "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cùng ngồi", vốn tình ghen tuông, đa nghi, chàng đã một mực "đinh ninh là vợ hư" nên đã "mắng nhiếc, đánh đuổi" Vũ Nương đi mặc cho nàng biện bạch, giải thích. Đến khi nàng "gieo mình xuống sông mà chết", chàng vẫn luôn giữ lòng mối nghi ngờ đó. Và một lần nữa, chi tiết cái bóng lại xuất hiện, trở thành nút mở hoá giải mọi ân oán, nghi ngờ. Đó là khi chàng cùng con ngồi trong phòng vắng, "dưới ngọn đèn khuya", đứa con lại ngây ngô "chỉ bóng chàng trên vách mà bảo rằng: Cha Đản lại đến kia kìa". Bấy giờ chàng mới "thấu nỗi oan của vợ". Thông qua chi tiết cái bóng, Nguyễn Dữ đã chỉ ra một xã hội nam quyền, "trọng nam khinh nữ", chỉ vì một sự việc không rõ ràng mà tạo nên bi kịch cho người phụ nữ. Ông lên tiếng đanh thép tố cáo xã hội ấy và tỏ lòng thương cảm tới số phận của những người phụ nữ đau khổ như Vũ Nương.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!