Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CHẤM VÀ TRẢ BÀI LÀM VĂN THEO QUY TRÌNH KHOA HỌC ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Ngữ Văn ở trường Trung học phổ thông (THPT) bao gồm ba phân môn: Đọc Văn, Tiếng Việt và Làm Văn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và có tầm quan trọng như nhau trong việc nâng cao năng lực học Văn của học sinh. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn ở trường THPT cần phải nâng cao chất lượng dạy - học từng phân môn một cách đồng bộ. Tuy nhiên việc dạy - học môn Ngữ Văn ở nhiều trường lại đang diễn ra tình trạng cả người dạy lẫn người học đều dành sự ưu ái nhiều hơn cho hai phân môn Đọc Văn và Tiếng Việt. Phân môn Làm Văn, vì thế trở thành mảnh đất hiu hắt nhất trong lãnh thổ môn Ngữ Văn. Theo đó, hiệu quả của việc dạy-học phân môn này không cao.
Đối với phân môn Làm Văn, việc dạy - học không dừng lại ở các kiến thức lý thuyết như các bước làm một bài văn, cấu trúc một bài làm văn, cách thức làm các kiểu bài văn khác nhau,…Nó đòi hỏi học sinh phải thực hành bằng cách viết các bài văn. Bài làm văn chính là sản phẩm phản ánh tương đối đầy đủ và trung thực năng lực cũng như kết quả học Văn của học sinh. Sản phẩm này cho chúng ta biết các em đã lĩnh hội và vận dụng được đến mức độ nào các kiến thức của cả ba phân môn Làm Văn, Đọc Văn và Tiếng Việt. Chính vì thế việc chấm và trả bài làm văn của học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng môn học. Chấm và trả bài không được phép dừng lại ở mục tiêu đánh giá và thông báo kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em bằng điểm số. Nó phải hướng tới những mục tiêu cao hơn là giúp các em tự đánh giá, tự nâng cao năng lực viết bài, năng lực học Văn của bản thân theo hướng phát huy tư duy độc lập, sáng tạo và tính chủ động, tích cực của học sinh. Nhưng chấm và trả bài Làm Văn như thế nào để nó thực sự phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng day - học môn Ngữ Văn ở các nhà trường là việc làm không dễ dàng.
Thực tế chấm, trả bài làm văn ở các trường THPT như thế nào? Trong việc dạy phân môn Làm Văn, có những giáo viên đã bỏ qua hoặc không sử dụng đến những tiết trả bài, rất nhiều giáo viên khác thực hiện việc chấm, trả bài qua loa, đại khái, làm cho có, cho tròn nhiệm vụ,… Cá biệt, có những giáo viên không biết phải thiết kế một giáo án trả bài hoặc tiến hành một giờ trả bài làm văn như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? Tình trạng đó kéo dài làm mất dần tác dụng của giờ trả bài, làm cho việc dạy- học phân môn Làm Văn trở nên nặng nề và chất lượng, hiệu quả dạy-học không cao. Vì thế, trong số rất nhiều giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THPT, không thể không áp dụng quy trình chấm và trả bài một cách khoa học và thống nhất trong tất cả các giáo viên dạy Văn. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện chuyên đề này.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Ngữ Văn ở trường Trung học phổ thông (THPT) bao gồm ba phân môn: Đọc Văn, Tiếng Việt và Làm Văn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng nhưng liên quan chặt chẽ với nhau và có tầm quan trọng như nhau trong việc nâng cao năng lực học Văn của học sinh. Vì thế, muốn nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ Văn ở trường THPT cần phải nâng cao chất lượng dạy - học từng phân môn một cách đồng bộ. Tuy nhiên việc dạy - học môn Ngữ Văn ở nhiều trường lại đang diễn ra tình trạng cả người dạy lẫn người học đều dành sự ưu ái nhiều hơn cho hai phân môn Đọc Văn và Tiếng Việt. Phân môn Làm Văn, vì thế trở thành mảnh đất hiu hắt nhất trong lãnh thổ môn Ngữ Văn. Theo đó, hiệu quả của việc dạy-học phân môn này không cao.
Đối với phân môn Làm Văn, việc dạy - học không dừng lại ở các kiến thức lý thuyết như các bước làm một bài văn, cấu trúc một bài làm văn, cách thức làm các kiểu bài văn khác nhau,…Nó đòi hỏi học sinh phải thực hành bằng cách viết các bài văn. Bài làm văn chính là sản phẩm phản ánh tương đối đầy đủ và trung thực năng lực cũng như kết quả học Văn của học sinh. Sản phẩm này cho chúng ta biết các em đã lĩnh hội và vận dụng được đến mức độ nào các kiến thức của cả ba phân môn Làm Văn, Đọc Văn và Tiếng Việt. Chính vì thế việc chấm và trả bài làm văn của học sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng môn học. Chấm và trả bài không được phép dừng lại ở mục tiêu đánh giá và thông báo kết quả học tập môn Ngữ Văn của các em bằng điểm số. Nó phải hướng tới những mục tiêu cao hơn là giúp các em tự đánh giá, tự nâng cao năng lực viết bài, năng lực học Văn của bản thân theo hướng phát huy tư duy độc lập, sáng tạo và tính chủ động, tích cực của học sinh. Nhưng chấm và trả bài Làm Văn như thế nào để nó thực sự phát huy tác dụng trong việc nâng cao chất lượng day - học môn Ngữ Văn ở các nhà trường là việc làm không dễ dàng.
Thực tế chấm, trả bài làm văn ở các trường THPT như thế nào? Trong việc dạy phân môn Làm Văn, có những giáo viên đã bỏ qua hoặc không sử dụng đến những tiết trả bài, rất nhiều giáo viên khác thực hiện việc chấm, trả bài qua loa, đại khái, làm cho có, cho tròn nhiệm vụ,… Cá biệt, có những giáo viên không biết phải thiết kế một giáo án trả bài hoặc tiến hành một giờ trả bài làm văn như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? Tình trạng đó kéo dài làm mất dần tác dụng của giờ trả bài, làm cho việc dạy- học phân môn Làm Văn trở nên nặng nề và chất lượng, hiệu quả dạy-học không cao. Vì thế, trong số rất nhiều giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn ở các trường THPT, không thể không áp dụng quy trình chấm và trả bài một cách khoa học và thống nhất trong tất cả các giáo viên dạy Văn. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi thực hiện chuyên đề này.