Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 204

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ Đoạn văn nghị luận xã hội lớp 7 được soạn dưới dạng file word gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

CHIẾU CẤU TRÚC CÁC KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI



Một câu chuyện
Một câu nói
Một bức tranh
Một đoạn thơ
I. Mở bài: Dẫn thơ + Nêu vấn đề cần bạn bạc, nghị luậnI. Mở bài: Dẫn thơ + Nêu vấn đề cần bạn bạc, nghị luậnI. Mở bài: Dẫn thơ + Nêu vấn đề cần bạn bạc, nghị luậnI. Mở bài: Dẫn thơ + Nêu vấn đề cần bạn bạc, nghị luận
II. Thân bài:
1. Tóm tắt và rút ra chủ đề
II. Thân bài:
1. Giải thích từ ngữ và rút ra chủ đề của cả câu nói
II. Thân bài:
1. Giải thích bức tranh và rút ra chủ đề của bức tranh
II. Thân bài:
1. Giải thích đoạn thơ và rút ra chủ đề của đoạn thơ.
2. Nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (phân tích câu chuyện) + d/chứng ngoài2. Nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (lấy trong đời sống)2. Nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (lấy trong đời sống)2. Nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích dẫn chứng (lấy trong đời sống)
3. Bàn bạc (đúng/sai/ tốt/xấu/ nên/ không nên/ khen/chê…)3. Bàn bạc (đúng/sai/ tốt/xấu/ nên/ không nên/ khen/chê…)3. Bàn bạc (đúng/sai/ tốt/xấu/ nên/ không nên/ khen/chê…)3. Bàn bạc (đúng/sai/ tốt/xấu/ nên/ không nên/ khen/chê…)
4. Bài học nhận thức, hành động và mở rộng4. Bài học nhận thức, hành động và mở rộng4. Bài học nhận thức, hành động và mở rộng4. Bài học nhận thức, hành động và mở rộng
III. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn
- Lời khuyên nhủ
- Liên hệ bản thân
III. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn
- Lời khuyên nhủ
- Liên hệ bản thân
III. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn
- Lời khuyên nhủ
- Liên hệ bản thân
III. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn
- Lời khuyên nhủ
- Liên hệ bản thân
Lưu ý: a) Phần 2 và 3 có thể kết hợp; b) Mỗi ý cần tách thành đoạn văn; c) ý 2,3 là quan trọng nhất cần bàn bạc sâu
2. Bàn bạc về chủ đề được rút ra đó bằng cách nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích (phân tích câu chuyện, có thể lấy thêm dẫn chứng ngoài nhưng tiêu biểu)2. Bàn bạc về chủ đề được rút ra đó bằng cách nêu lí lẽ, dẫn chứng và phân tích (lấy trong đời sống)2. Bàn bạc về chủ đề được rút ra đó bằng cách nêu lí lẽ, dẫn chứng (lấy trong đời sống)2. Bàn bạc về chủ đề được rút ra đó bằng cách nêu lí lẽ, dẫn chứng (lấy trong đời sống)



Chuyên đề: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ?

- “Nghị luận là dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…”

- Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.

II. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NLXH

- Phải đọc kĩ đề, phân biệt được đề thuộc kiểu (dạng) nào?

- Nắm được cấu trúc từng loại, từng dạng để bám vào viết cho đúng.

- Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ, cảm xúc phải trong sáng, lành mạnh.

- Không lấy dẫn chứng chung chung mà phải có tính thực tế và thuyết phục.

- Phải đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận cho đúng. Những từ, cụm từ này phải thường xuyên được nhắc lại trong các luận điểm.

- Có năng lực thâu tóm, nắm bắt các vấn đề xã hội xảy ra ngoài cuộc sống…

- Mạnh dạn đề xuất quan điểm, cách nghĩ của bản thân, lập luận sao cho thuyết phục được người đọc.

- Biết lật ngược vấn đề, soi chiếu vấn đề ở nhiều khía cạnh để luận bàn – yêu cầu đòi hỏi bản lĩnh của người viết.

III. PHÂN LOẠI ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính. Tuy nhiên để cụ thể hơn trong việc nhận diện, từ đó có cách làm tương ứng phù hợp, dựa vào đề thi của các năm, chuyên đề sẽ cụ thể hóa thành các dạng sau:

1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

3. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu chuyện.

4. Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề

5. Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra.

6. Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh.

Việc phân chia chỉ mang tính tương đối, vì trong thực tế có những đề không rạch ròi, mang tính đánh lừa người viết. Do đó, cần linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính xác từng dạng, từ đó đề xuất cho mình cách viết phù hợp.



IV. CẤU TRÚC/DÀN Ý GỢI Ý

Dạng 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ

1. Khái niệm:


Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm hồn nhân cách, về các quan hệ gia đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội…).

2. Phân loại:

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thường tồn tại ở các dạng:

- Dạng luận bàn về một tính cách hoặc một trạng thái tâm lý

VD:

+ Tự trọng và tự kiêu

+ Luận về sự bình yên.

- Dạng đề đưa ra một hoặc hai nhận định, nhận định ấy có thể xuất hiện qua một câu nói, một câu thơ/ một lời hát, một châm ngôn, một tục ngữ, ca dao…

VD:

+ Anh/chị nghĩ gì về câu nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. (Tuân Tử)

+ Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…”. Suy nghĩ của anh/chị về lời bài hát.

+ Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”.

+ Có ý kiến cho rằng: “Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”.

Nhưng Tổng Giám độc tập đoàn Coca Cola, Bryan Dion lại khẳng định:

Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ mãi đắm chìm trong quá khứ hay ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảnh khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình

Anh/chị suy nghĩ như thế nào trước những lời khuyên ấy?

+ Có người nói: “Hãy làm theo sự mách bảo của con tim”. Suy nhĩ cảu anh/chị như thế nào về câu nói đó. (Vũ Lân tự ra)

Đối với học sinh chuyên, thì dạng nhận định về hai nhận định là dạng thường được đề xuất.

3. Cách làm:

- Trước hết, phần mở bài phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý chính (vấn đề) hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.

- Phần thân bài, có nhiều luận điểm. Tuy nhiên cần đảm bảo:

+ LĐ 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý. Bao gồm:

· Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen/nghĩa bóng (nếu có)

· Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý

Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi LÀ GÌ?

+
LĐ 2: Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý. Dùng dẫn chứng để chứng minh. Từ đó, chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.

Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi TẠI SAO? NHƯ THẾ NÀO?

+ LĐ 3: Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa đúng trong hoàn cảnh khác. Dùng dẫn chứng minh họa.

Thực chất của luận điểm này là trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào? ...)

+ LĐ 4: Rút ra bài học nhận thức (đúng hay sai?) và hành động (cần làm gì?). Đây là một luận điểm nhỏ nhưng là vấn đề cơ bản của nghị luận xã hội bởi mục đích của việc nghị luận là rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.

- Phần kết bài, liên hệ bản thân, đánh giá chung về vấn đề.

4. Dàn ý gợi ý:

a/MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận/trích dẫn nhận định (nếu có)

b/TB:

Luận điểmCách làm
1/ Giải thích: Nghĩa của từ/cụm từ/cả câu (nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn) LÀ GÌ?- Dùng các từ gần nghĩa, cùng trường nghĩa để giải thích
- Dùng các từ trái nghĩa đề giải thích
- Giải thích bằng cách nêu VD
2/ Lý giải vấn đề (TẠI SAO?)- Để ý vào các từ ngữ trong đề bài, đặt câu hỏi (tại sao?) sẽ tìm được ý bình luận cho riêng mình.
- Lí giải kết hợp với chứng minh. Lưu ý, nên lấy những dẫn chứng xã hội, người thật việc thật, không nên lấy dẫn chứng xã hội vì dễ rơi vào xa hoặc lạc đề.
3/ Biểu hiện/ hiện trạng: Vấn đề được biểu hiện hoặc đang diễn ra như thế nào trong đời sống xã hội?Đề cập hai phương diện:
- Tích cực: như thế nào?
- Tiêu cực: Tuy nhiên, bên cạnh đó có những biểu hiện, tư tưởng trái ngược ntn? Phê phán.
4/ Đánh giá, luận bàn vấn đề.Trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như thế nào? ...)
Đây là phần thể hiện bản lĩnh, độ sắc, nhạy của người viết.
1697045010375.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---BỘ TÀI LIỆU ÔN HSG VĂN 7.doc
    209.5 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    10 chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 7 7 chuyên đề lí luận văn học báo cáo chuyên đề ngữ văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn thcs lớp 7 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 7 bồi dưỡng hsg văn 7 bồi dưỡng ngữ văn 7 bồi dưỡng ngữ văn lớp 7 bồi dưỡng toán 7 bồi dưỡng văn bồi dưỡng văn 6 bồi dưỡng văn 7 bồi dưỡng văn lớp 7 các chuyên đề bồi dưỡng toán 7 các chuyên đề chọn lọc ngữ văn 7 các chuyên đề ngữ văn 7 các chuyên đề văn lớp 7 chuyên de bồi dưỡng hsg văn 7 chuyên de bồi dưỡng văn 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi anh 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lý 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 7 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 chuyên đề bồi dưỡng hsg anh 7 chuyên đề bồi dưỡng hsg toán 7 chuyên đề bồi dưỡng toán 7 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 7 chuyên đề dạy học tích hợp văn 7 chuyên đề dạy văn nghị luận lớp 7 chuyên đề lớp 7 chuyên đề môn ngữ văn lớp 7 chuyên đề ngữ văn 7 chuyên đề ngữ văn 7 kì 1 chuyên đề ngữ văn lớp 7 chuyên đề tiếng việt 7 chuyên đề văn 7 chuyên đề văn 7 kì 1 chuyên đề văn 7 kì 2 chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 7 chuyên đề văn lớp 7 chuyên đề văn nghị luận chuyên đề văn nghị luận 7 chuyên đề văn nghị luận lớp 7 chuyên đề văn nghị luận xã hội giáo án bồi dưỡng hsg văn 7 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 học kì 2 giáo án bồi dưỡng ngữ văn 7 violet giáo án bồi dưỡng ngữ văn lớp 7 giáo án bồi dưỡng văn 7 giáo an bồi dưỡng văn 7 hay violet giáo án bồi dưỡng văn 7 kì 2 giáo án bồi dưỡng văn 7 theo chuyên de giáo an bồi dưỡng văn 7 violet giáo án chuyên đề ngữ văn 7 giáo án dạy bồi dưỡng ngữ văn 7 kế hoạch bồi dưỡng văn 7 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 7 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 7 sách bồi dưỡng ngữ văn 7 sách bồi dưỡng văn 7 tài liệu bồi dưỡng hsg văn 7 tài liệu bồi dưỡng văn 7
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,474
    Bài viết
    37,943
    Thành viên
    141,434
    Thành viên mới nhất
    Hueninh

    Thành viên Online

    Top