- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số giải pháp pháp giúp phát triển thể lực ở môn Cầu lông cho học sinh khối 10,11,12 Trường THPT được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Trong những năm gần đây phong trào môn Cầu lông phát triển mạnh trong các Trường Trung học Phổ thông khi đưa môn Cầu lông thành môn học chính khóa trong chương trình giảng dạy. Từ khi đưa vào chương trình giảng dạy với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Giáo dục Thể chất gây hưng phấn say mê tập luyện và góp phần đạt nhiều thành tích cao trong các đợt tham dự kỳ thi học sinh giỏi TDTT, HKPĐ ở cấp trường, cấp tỉnh góp phần đưa môn cầu lông phát triển mạnh trong tỉnh nhà.
Để đáp ứng với sự phát triển của phong trào thi đua tập luyện trong nhà trường, xã hội đòi hỏi các bài tập, giáo án ngày càng phong phú, phù hợp (Bài tập, giáo án ngoài chương trình sách giáo khoa).
Là một giáo viên Giáo dục Thể chất sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy theo phân phối chương trình và SGK qui định. Để góp phần làm phong phú hơn các bài tập nâng cao thể lực, phát triển lượng vận động phù hợp với học sinh khối 10 THPT Chuyên, mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đó cũng là lý do tôi chọn chuyên đề: "Một số giải pháp pháp giúp phát triển thể lực ở môn Cầu lông cho học sinh khối 10,11,12 Trường THPT "
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm phát huy vai trò tính chủ động, tích cực và tạo hứng của người học.
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn Cầu lông.
- Giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng.
-Giúp học sinh yêu thích và thường xuyên luyện tập môn Cầu lông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực và trí tuệ góp phần phát triển con người toàn diện.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thị phạm
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực hành.
- Thời gian : Tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.
- Địa điểm:Trường THPT Chuyên Lào Cai.
- Trang thiết bị:
Vợt cầu lông, quả cầu lông , cột lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng tôi chọn có 03 lớp 10Cl,11Cl,12CL với 150 em/1 năm tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo khoa bao gồm các lớp: 10CL có 50 học sinh
11CL A2 có 50 học sinh
Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 100 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông vào giảng dạy.
12CL có 50 học sinh
Tổng số học sinh nhóm thứ hai là : 50 học sinh
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Thực trạng chung
- Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều.
- Về giới tính cũng là một vấn đề trong việc tiếp thu và tập luyện.
- Thời lượng học trên lớp không nhiều, số lần học sinh được tập, sửa sai kỹ thuật rất ít.
- Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập luyện động tác.
- Cơ sở vật chất thiếu thốn: Đầu tư cho tập luyện chi phí thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị chưa đúng chuẩn ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác.
- Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung trở lên. Khởi động chung và phần Cầu lông khởi động chuyên môn thường qua không thể hiện trên giáo án.
- Trình độ kỹ thuật về môn Cầu lông giữa các Thầy Cô giảng dạy môn học cũng chưa đồng đều gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh.
2. Xác định mục tiêu chuyên đề.
- Thực hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn Cầu lông.
- Có tố chất thể lực chung và chuyên môn của môn Cầu lông
- Tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện của bản thân và nhóm.
- Tổ chức, điều hành nhóm tập luyện.
- Lập được kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch tập luyện.
- Sử dụng một số hình thức, phương pháp để tự tập luyện
- Giúp các em học sinh có tác phong nhanh nhẹn, có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết, tự nhận xét đánh giá kỹ thuật động tác của bản thân và của bạn.
- Hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
Trong tập luyện cầu lông hay thi đấu cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật. Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh và các động tác đánh cầu. Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ.Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện.
Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau.
Bài tập 1: Ném cầu xa.
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu.
- Chuẩn bị: Mỗi em hai quả cầu lông đứng đối diện nhau cách nhau khoảng 5 m.
- Cách tập luyện: Đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau cách nhau 5 m, giãn cách 1tay với. Giáo viên ra hiệu lệnh bằng còi, học sinh thực hiện ném cầu ra sang phía hàng đối diện(ném cao-xa).
- Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném.
Đội hình tập luyện:
x x x x x x x
5m
x x x x x x x
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP PHÁT PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
Ở MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10Cl,11Cl,12CL
Ở MÔN CẦU LÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10Cl,11Cl,12CL
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Trong những năm gần đây phong trào môn Cầu lông phát triển mạnh trong các Trường Trung học Phổ thông khi đưa môn Cầu lông thành môn học chính khóa trong chương trình giảng dạy. Từ khi đưa vào chương trình giảng dạy với các khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Giáo dục Thể chất gây hưng phấn say mê tập luyện và góp phần đạt nhiều thành tích cao trong các đợt tham dự kỳ thi học sinh giỏi TDTT, HKPĐ ở cấp trường, cấp tỉnh góp phần đưa môn cầu lông phát triển mạnh trong tỉnh nhà.
Để đáp ứng với sự phát triển của phong trào thi đua tập luyện trong nhà trường, xã hội đòi hỏi các bài tập, giáo án ngày càng phong phú, phù hợp (Bài tập, giáo án ngoài chương trình sách giáo khoa).
Là một giáo viên Giáo dục Thể chất sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy theo phân phối chương trình và SGK qui định. Để góp phần làm phong phú hơn các bài tập nâng cao thể lực, phát triển lượng vận động phù hợp với học sinh khối 10 THPT Chuyên, mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đó cũng là lý do tôi chọn chuyên đề: "Một số giải pháp pháp giúp phát triển thể lực ở môn Cầu lông cho học sinh khối 10,11,12 Trường THPT "
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm phát huy vai trò tính chủ động, tích cực và tạo hứng của người học.
- Vận dụng một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao thể lực chuyên môn Cầu lông.
- Giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng.
-Giúp học sinh yêu thích và thường xuyên luyện tập môn Cầu lông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực và trí tuệ góp phần phát triển con người toàn diện.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thị phạm
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thực hành.
- Thời gian : Tháng 8 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.
- Địa điểm:Trường THPT Chuyên Lào Cai.
- Trang thiết bị:
Vợt cầu lông, quả cầu lông , cột lưới, sân cầu lông hỗn hợp, đồng hồ bấm giây, dây nhảy, còi.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng tôi chọn có 03 lớp 10Cl,11Cl,12CL với 150 em/1 năm tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối chứng.
Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo khoa bao gồm các lớp: 10CL có 50 học sinh
11CL A2 có 50 học sinh
Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 100 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông vào giảng dạy.
12CL có 50 học sinh
Tổng số học sinh nhóm thứ hai là : 50 học sinh
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Thực trạng chung
- Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều.
- Về giới tính cũng là một vấn đề trong việc tiếp thu và tập luyện.
- Thời lượng học trên lớp không nhiều, số lần học sinh được tập, sửa sai kỹ thuật rất ít.
- Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập mới học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập luyện động tác.
- Cơ sở vật chất thiếu thốn: Đầu tư cho tập luyện chi phí thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị chưa đúng chuẩn ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác.
- Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung trở lên. Khởi động chung và phần Cầu lông khởi động chuyên môn thường qua không thể hiện trên giáo án.
- Trình độ kỹ thuật về môn Cầu lông giữa các Thầy Cô giảng dạy môn học cũng chưa đồng đều gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh.
2. Xác định mục tiêu chuyên đề.
- Thực hiện đúng các kỹ thuật cơ bản môn Cầu lông.
- Có tố chất thể lực chung và chuyên môn của môn Cầu lông
- Tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện của bản thân và nhóm.
- Tổ chức, điều hành nhóm tập luyện.
- Lập được kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch tập luyện.
- Sử dụng một số hình thức, phương pháp để tự tập luyện
- Giúp các em học sinh có tác phong nhanh nhẹn, có ý thức tự giác, tinh thần tập thể, đoàn kết, tự nhận xét đánh giá kỹ thuật động tác của bản thân và của bạn.
- Hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh.
Trong tập luyện cầu lông hay thi đấu cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật. Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh và các động tác đánh cầu. Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ.Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện.
Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập luyện các bài tập sau.
Bài tập 1: Ném cầu xa.
- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu.
- Chuẩn bị: Mỗi em hai quả cầu lông đứng đối diện nhau cách nhau khoảng 5 m.
- Cách tập luyện: Đứng thành 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau cách nhau 5 m, giãn cách 1tay với. Giáo viên ra hiệu lệnh bằng còi, học sinh thực hiện ném cầu ra sang phía hàng đối diện(ném cao-xa).
- Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném.
Đội hình tập luyện:
x x x x x x x
5m
x x x x x x x
THẦY CÔ TẢI NHÉ!