- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CÁC DẠNG BÀI THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ KHỐI 6,7,8 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 55 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CÁC DẠNG BÀI THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ VÀ
ĐỊA LÍ KHỐI 6, 7, 8 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Người thực hiện: ...................
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: Sử - Địa – GDCD
..................., tháng 4 năm 2024
Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí cấp THCS được thiết kế với các mạch nội dung chia rõ theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí. Trong đó, tất cả các bài thực hành đều nằm trong phần Địa lí. Đặc thù của các bài thực hành Địa lí thường khá khô khan, khó thu hút HS. Giáo viên (GV) được đào tạo đúng chuyên ngành Địa lí đôi khi cũng gặp không ít khó khăn khi thực hiện giảng dạy các tiết thực hành Địa lí vì có nhiều nội dung chưa thống nhất trong cách dạy đặc biệt là dạy HS vẽ, phân tích, nhận xét các loại biểu đồ Địa lí. Thêm vào đó, hiện nay các đơn vị trường đang thực hiện theo chỉ đạo chung một GV sẽ đảm nhận dạy cả hai phân môn tức GV có chuyên môn Lịch sử đã được đào tạo sẽ đảm nhận dạy phân môn Địa lí và ngược lại. Trong đó GV có chuyên môn Lịch sử khi dạy các bài Địa lí (gọi tắt là giáo viên dạy liên môn) nhất là các bài thực hành Địa lí sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều vì đòi hỏi GV phải nắm vững rất nhiều kiến thức, kĩ năng.
Bằng kinh nghiệm thực tế nhiềm năm công tác giảng dạy tại trường THCS, tác giả xin đưa ra một số vấn đề về “Tăng cường hiệu quả giảng dạy các dạng bài thực hành môn Lịch Sử và Địa Lí khối 6, 7, 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong muốn cung cấp cho GV một số phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực phát huy năng lực HS có thể sử dụng trong bài thực hành Địa Lí, tổng quan về các tiết thực hành Địa lí cấp THCS, biết được những kĩ năng thực hành Địa Lí nào cần trang bị, muốn thực hiện tốt việc dạy học những kĩ năng thực hành này cần thực hiện ra sao và gợi ý một số kế hoạch bài dạy cụ thể để giúp GV giảng dạy các tiết thực hành Địa lí một cách hiệu quả nhất, phát huy tốt nhất năng lực HS.
+ Khi thực hiện chương trình Lịch sử và Địa lí ở khối 6,7,8 việc kiểm tra đổi mới phương pháp dạy học của tổ bộ môn tại các trường thực hiện nghiêm túc với việc áp dụng rất nhiều phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực phát huy năng lực học. Do đó, ở đa số các trường GV đã xây dựng kế hoạch bài dạy tương đối hiệu quả. Các hình thức dạy học đã được đa dạng hóa kèm theo việc đổi mới kiểm tra đánh giá từ đó đem lại hiệu quả việc dạy và học.
+ Tất cả GV thực hiện giảng liên môn đều đã được tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Lịch sử - Địa lí nên phần nào nắm được các kiến thức trái môn đặc biệt là kiến thức của các bài thực hành Địa lí.
+ Nền tảng HS quận ................... với nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đã được rèn luyện nhiều kĩ năng như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tính toán, tổng hợp, tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau…đây được coi là tiền đề quan trọng giúp cho việc học các bài thực hành Địa lí cấp THCS hiệu quả.
- Điểm hạn chế:
+ Tuy đa số GV đã thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp – kĩ thuật dạy học nhưng việc đổi mới này chưa đạt hiệu quả cao ở các bài thực hành Địa lí. Hầu hết GV vẫn đang sử dụng phương pháp phát vấn, giảng giải truyền thống trong thiết kế kế hoạch bài học đối với bài thực hành Địa lí.
+ GV dạy học liên môn gặp rất nhiều khó khăn khi dạy các bài thực hành Địa lí mặc dù được tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Lịch sử - Địa lí. Đồng thời, trong quá trình dự giờ kiểm tra chuyên môn tổ nhóm các trường, tác giả cũng ghi nhận được nhiều trường hợp GV dạy qua loa, thậm chí bỏ bài thực hành, cho HS tự tìm hiểu ở nhà hoặc nhờ GV chuyên môn Địa lí dạy hỗ trợ những thực hành Địa lí cho HS.
PASS GIẢI NÉN; yopo.vn
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY CÁC DẠNG BÀI THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ VÀ
ĐỊA LÍ KHỐI 6, 7, 8 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Người thực hiện: ...................
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: Sử - Địa – GDCD
..................., tháng 4 năm 2024
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn của nội dung chuyên đề
Bộ môn Lịch sử và Địa Lí cấp Trung học cơ sở (THCS) theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) bên cạnh các nội dung lí thuyết và kiến thức khoa học thì học sinh (HS) còn được trang bị rất nhiều kĩ năng đặc thù liên quan, đặc biệt trong phân môn Địa lí. Chẳng hạn như kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu; đọc và khai thác thông tin trên bản đồ; kĩ năng tính toán, vẽ và phân tích biểu đồ dựa trên số liệu đã có; kĩ năng thu thập thông tin viết báo cáo…Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí cấp THCS được thiết kế với các mạch nội dung chia rõ theo từng phân môn Lịch sử và phân môn Địa lí. Trong đó, tất cả các bài thực hành đều nằm trong phần Địa lí. Đặc thù của các bài thực hành Địa lí thường khá khô khan, khó thu hút HS. Giáo viên (GV) được đào tạo đúng chuyên ngành Địa lí đôi khi cũng gặp không ít khó khăn khi thực hiện giảng dạy các tiết thực hành Địa lí vì có nhiều nội dung chưa thống nhất trong cách dạy đặc biệt là dạy HS vẽ, phân tích, nhận xét các loại biểu đồ Địa lí. Thêm vào đó, hiện nay các đơn vị trường đang thực hiện theo chỉ đạo chung một GV sẽ đảm nhận dạy cả hai phân môn tức GV có chuyên môn Lịch sử đã được đào tạo sẽ đảm nhận dạy phân môn Địa lí và ngược lại. Trong đó GV có chuyên môn Lịch sử khi dạy các bài Địa lí (gọi tắt là giáo viên dạy liên môn) nhất là các bài thực hành Địa lí sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều vì đòi hỏi GV phải nắm vững rất nhiều kiến thức, kĩ năng.
Bằng kinh nghiệm thực tế nhiềm năm công tác giảng dạy tại trường THCS, tác giả xin đưa ra một số vấn đề về “Tăng cường hiệu quả giảng dạy các dạng bài thực hành môn Lịch Sử và Địa Lí khối 6, 7, 8 theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong muốn cung cấp cho GV một số phương pháp - kĩ thuật dạy học tích cực phát huy năng lực HS có thể sử dụng trong bài thực hành Địa Lí, tổng quan về các tiết thực hành Địa lí cấp THCS, biết được những kĩ năng thực hành Địa Lí nào cần trang bị, muốn thực hiện tốt việc dạy học những kĩ năng thực hành này cần thực hiện ra sao và gợi ý một số kế hoạch bài dạy cụ thể để giúp GV giảng dạy các tiết thực hành Địa lí một cách hiệu quả nhất, phát huy tốt nhất năng lực HS.
Thực trạng việc giảng dạy và học tập các bài thực hành Địa lí cấp THCS của GV và HS tại quận ....................
Điểm mạnh:+ Khi thực hiện chương trình Lịch sử và Địa lí ở khối 6,7,8 việc kiểm tra đổi mới phương pháp dạy học của tổ bộ môn tại các trường thực hiện nghiêm túc với việc áp dụng rất nhiều phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực phát huy năng lực học. Do đó, ở đa số các trường GV đã xây dựng kế hoạch bài dạy tương đối hiệu quả. Các hình thức dạy học đã được đa dạng hóa kèm theo việc đổi mới kiểm tra đánh giá từ đó đem lại hiệu quả việc dạy và học.
+ Tất cả GV thực hiện giảng liên môn đều đã được tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Lịch sử - Địa lí nên phần nào nắm được các kiến thức trái môn đặc biệt là kiến thức của các bài thực hành Địa lí.
+ Nền tảng HS quận ................... với nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đã được rèn luyện nhiều kĩ năng như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tính toán, tổng hợp, tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau…đây được coi là tiền đề quan trọng giúp cho việc học các bài thực hành Địa lí cấp THCS hiệu quả.
- Điểm hạn chế:
+ Tuy đa số GV đã thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp – kĩ thuật dạy học nhưng việc đổi mới này chưa đạt hiệu quả cao ở các bài thực hành Địa lí. Hầu hết GV vẫn đang sử dụng phương pháp phát vấn, giảng giải truyền thống trong thiết kế kế hoạch bài học đối với bài thực hành Địa lí.
+ GV dạy học liên môn gặp rất nhiều khó khăn khi dạy các bài thực hành Địa lí mặc dù được tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Lịch sử - Địa lí. Đồng thời, trong quá trình dự giờ kiểm tra chuyên môn tổ nhóm các trường, tác giả cũng ghi nhận được nhiều trường hợp GV dạy qua loa, thậm chí bỏ bài thực hành, cho HS tự tìm hiểu ở nhà hoặc nhờ GV chuyên môn Địa lí dạy hỗ trợ những thực hành Địa lí cho HS.
PASS GIẢI NÉN; yopo.vn
THẦY CÔ TẢI NHÉ!