Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 36 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
III. Nội dung
1. Giải pháp cũ thường làm
Rối loạn hành vi ở học sinh THPT đang trở thành mối lo ngại của từng gia đình, nhà trường và xã hội. Theo nghiên cứu cứ có 124.134 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-17 tuổi thì có 21.960 em bị rối loạn hành vi (chiếm tỉ lệ 3,4 %).
Công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh THPT căn cứ vào các tiêu chí về xếp loại hạnh kiểm với các mức độ vi phạm nề nếp, nội quy trường lớp của học sinh. Hạnh kiểm của học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học.
Trong các nhà trường những học sinh bị rối loạn hành vi được xếp vào đối tượng học sinh cá biệt- những học sinh có hành vi không đúng chuẩn mực. Hành vi của các em không tuân theo các chuẩn mực đạo đức, nội quy nề nếp trường lớp. Vì vậy những học sinh này thường bị xếp vào mức hạnh kiểm Khá, Trung Bình, thậm chí là Yếu.
Việc tham vấn, tư vấn tâm lí trong nhà trường thường xuất phát từ nhu cầu của học sinh. Khi học sinh có nhu cầu tham vấn, tư vấn tâm lí thì việc tham vấn, tư vấn tâm lí cho học sinh mới diễn ra. Bên cạnh đó hầu hết các nhà trường chưa có giải pháp phòng ngừa hay can thiệp cụ thể với học sinh bị rối loạn hành vi.
Ưu điểm của giải pháp cũ:
Giải pháp xếp loại hạnh kiểm học sinh theo mức độ phi phạm nề nếp, nội quy chỉ phù hợp với những học sinh không có ý thức nề nếp thực hiện nội quy của trường lớp. Việc xếp loại hạnh kiểm theo 4 mức sẽ góp phần chấn chỉnh ý thức nề nếp của học sinh để học sinh cố gắng tu dưỡng rèn luyện mình.
Bên cạnh đó, công tác tham vấn tư vấn tâm lí trong các nhà trường đã phần nào giúp học sinh giải toả những khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống.
1. 2 Nhược điểm của giải pháp cũ:
Giải pháp xếp loại học sinh có hành vi không tuân theo quy định nề nếp của trường lớp vào mức hạnh kiểm Khá, Trung bình, thậm chí là Yếu, khiến học sinh gặp chứng rối loạn hành vi sẽ rất thiệt thòi trong quá trình xếp loại hạnh kiểm. Vấn đề mà các em gặp phải là vấn đề tâm lí- một loại bệnh tâm thần chứ không phải do ý thức nề nếp hay không chịu cố gắng. Học sinh có thể sẽ có hành vi hung hăng, phá hoại, đôi khi là sẽ vi phạm các quyền của người khác. Người lớn và những học sinh khác có thể sẽ coi những học sinh này là “hư”, là “xấu”, chứ không nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tinh thần. Điều này khiến cho những học sinh bị rối loạn hành vi không được quan tâm chăm sóc kịp thời. Đôi khi còn khiến các em mặc cảm, dẫn đến tình hình nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lí trường học chưa chú ý đến công tác phòng ngừa. Những học sinh bị rối loạn hành vi cũng chưa được quan tâm. Chưa đưa ra các giải pháp cần làm nếu trong nhà trường có học sinh bị rối loạn hành vi. Việc can thiệp cho các em lúc này sẽ rất khó khăn. Thậm chí bị động vì nhà trường chưa có cách thức cụ thể với những học sinh bị chứng rối loạn hành vi.
Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi muốn chia sẻ về : “Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT.” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần và giúp học sinh có một sức khỏe tâm thần khỏe mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó giúp cho học sinh bị rối loạn hành vi được quan tâm kịp thời, đúng cách, được hoà nhập và phát triển.
2. Giải pháp mới cải tiến
Đây là một phần cơ bản trong hoạt động trợ giúp tâm lí học đường. Nhiệm vụ này được triển khai trên tất cả học sinh trong trường học với mục tiêu là tạo ra những điều kiện tâm lý - xã hội thuận lợi để học sinh có thể phát triển tốt nhất về mọi mặt và nâng cao được chất lượng cuộc sống tinh thần của mình từ đó hình thành nhưng hành vi chuẩn mực. Nhiệm vụ dự phòng và phát triển tâm lí học đường có các nội dung cơ bản:
Yếu tố bảo vệ được đề cập đến đầu tiên là tổ chức cho học sinh được tham gia vào các hoạt động giải trí. Ví dụ các bộ môn thể thao, võ thuật, đọc sách, xem phim, tham gia các câu lạc bộ hoặc các chuyến dã ngoại do trường tổ chức, học trực tuyến. Các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa và mạng internet, môn học kỹ năng sống và giáo dục công dân mà trẻ được học ở trường có tác dụng giúp trẻ đối phó với những căng thẳng.
( Phụ lục 1: Ảnh học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá tại nhà trường)
Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường còn được lồng ghép qua các tiết sinh hoạt lớp có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Tóm lại, hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường có mục tiêu là nâng cao sức đề kháng tâm lý, hình thành những nhận thức suy nghĩ tích cực cho HS. Từ đó học sinh sẽ có những hành vi chuẩn mực.
( Phụ lục 2: Minh hoạ hoạt động dự phòng tâm lí với học sinh tại nhà trường)
III. Nội dung
1. Giải pháp cũ thường làm
Rối loạn hành vi ở học sinh THPT đang trở thành mối lo ngại của từng gia đình, nhà trường và xã hội. Theo nghiên cứu cứ có 124.134 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-17 tuổi thì có 21.960 em bị rối loạn hành vi (chiếm tỉ lệ 3,4 %).
Công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh THPT căn cứ vào các tiêu chí về xếp loại hạnh kiểm với các mức độ vi phạm nề nếp, nội quy trường lớp của học sinh. Hạnh kiểm của học sinh được xếp thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung Bình, Yếu sau mỗi học kỳ và cả năm học.
Trong các nhà trường những học sinh bị rối loạn hành vi được xếp vào đối tượng học sinh cá biệt- những học sinh có hành vi không đúng chuẩn mực. Hành vi của các em không tuân theo các chuẩn mực đạo đức, nội quy nề nếp trường lớp. Vì vậy những học sinh này thường bị xếp vào mức hạnh kiểm Khá, Trung Bình, thậm chí là Yếu.
Việc tham vấn, tư vấn tâm lí trong nhà trường thường xuất phát từ nhu cầu của học sinh. Khi học sinh có nhu cầu tham vấn, tư vấn tâm lí thì việc tham vấn, tư vấn tâm lí cho học sinh mới diễn ra. Bên cạnh đó hầu hết các nhà trường chưa có giải pháp phòng ngừa hay can thiệp cụ thể với học sinh bị rối loạn hành vi.
Ưu điểm của giải pháp cũ:
Giải pháp xếp loại hạnh kiểm học sinh theo mức độ phi phạm nề nếp, nội quy chỉ phù hợp với những học sinh không có ý thức nề nếp thực hiện nội quy của trường lớp. Việc xếp loại hạnh kiểm theo 4 mức sẽ góp phần chấn chỉnh ý thức nề nếp của học sinh để học sinh cố gắng tu dưỡng rèn luyện mình.
Bên cạnh đó, công tác tham vấn tư vấn tâm lí trong các nhà trường đã phần nào giúp học sinh giải toả những khó khăn tâm lí trong học tập và cuộc sống.
1. 2 Nhược điểm của giải pháp cũ:
Giải pháp xếp loại học sinh có hành vi không tuân theo quy định nề nếp của trường lớp vào mức hạnh kiểm Khá, Trung bình, thậm chí là Yếu, khiến học sinh gặp chứng rối loạn hành vi sẽ rất thiệt thòi trong quá trình xếp loại hạnh kiểm. Vấn đề mà các em gặp phải là vấn đề tâm lí- một loại bệnh tâm thần chứ không phải do ý thức nề nếp hay không chịu cố gắng. Học sinh có thể sẽ có hành vi hung hăng, phá hoại, đôi khi là sẽ vi phạm các quyền của người khác. Người lớn và những học sinh khác có thể sẽ coi những học sinh này là “hư”, là “xấu”, chứ không nghĩ rằng trẻ đang mắc phải một vấn đề sức khỏe tinh thần. Điều này khiến cho những học sinh bị rối loạn hành vi không được quan tâm chăm sóc kịp thời. Đôi khi còn khiến các em mặc cảm, dẫn đến tình hình nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó hoạt động tư vấn, tham vấn tâm lí trường học chưa chú ý đến công tác phòng ngừa. Những học sinh bị rối loạn hành vi cũng chưa được quan tâm. Chưa đưa ra các giải pháp cần làm nếu trong nhà trường có học sinh bị rối loạn hành vi. Việc can thiệp cho các em lúc này sẽ rất khó khăn. Thậm chí bị động vì nhà trường chưa có cách thức cụ thể với những học sinh bị chứng rối loạn hành vi.
Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi muốn chia sẻ về : “Công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT.” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần và giúp học sinh có một sức khỏe tâm thần khỏe mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó giúp cho học sinh bị rối loạn hành vi được quan tâm kịp thời, đúng cách, được hoà nhập và phát triển.
2. Giải pháp mới cải tiến
- 2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới
- Để làm tốt công tác phòng ngừa, can thiệp với học sinh bị chứng rối loạn hành vi ở trường THPT, trước hết cần phải tiến hành các hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường. Trang bị những hiểu biết cơ bản về chứng rối loạn hành vi. Tiến hành chẩn đoán sàng lọc để kịp thới phát hiện ra những học sinh bị rối loạn hành vi. Thực hiện các bước tham vấn, can thiệp với trường hợp học sinh bị rối loạn hành vi. Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác phòng ngừa và can thiệp với học sinh bị rối loạn hành vi.
Đây là một phần cơ bản trong hoạt động trợ giúp tâm lí học đường. Nhiệm vụ này được triển khai trên tất cả học sinh trong trường học với mục tiêu là tạo ra những điều kiện tâm lý - xã hội thuận lợi để học sinh có thể phát triển tốt nhất về mọi mặt và nâng cao được chất lượng cuộc sống tinh thần của mình từ đó hình thành nhưng hành vi chuẩn mực. Nhiệm vụ dự phòng và phát triển tâm lí học đường có các nội dung cơ bản:
Yếu tố bảo vệ được đề cập đến đầu tiên là tổ chức cho học sinh được tham gia vào các hoạt động giải trí. Ví dụ các bộ môn thể thao, võ thuật, đọc sách, xem phim, tham gia các câu lạc bộ hoặc các chuyến dã ngoại do trường tổ chức, học trực tuyến. Các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa và mạng internet, môn học kỹ năng sống và giáo dục công dân mà trẻ được học ở trường có tác dụng giúp trẻ đối phó với những căng thẳng.
( Phụ lục 1: Ảnh học sinh tham gia hoạt động ngoại khoá tại nhà trường)
Hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường còn được lồng ghép qua các tiết sinh hoạt lớp có lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Tóm lại, hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường có mục tiêu là nâng cao sức đề kháng tâm lý, hình thành những nhận thức suy nghĩ tích cực cho HS. Từ đó học sinh sẽ có những hành vi chuẩn mực.
( Phụ lục 2: Minh hoạ hoạt động dự phòng tâm lí với học sinh tại nhà trường)