- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 NHẬN BIẾT TỐT CÁC KIỂU CÂU TRONG MÔN TIẾNG VIỆT được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở.
1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
* Tính mới của sáng kiến:
- Học sinh phân biệt được các từ loại để vận dụng đặt câu.
- Phân biệt được các kiểu câu, vận dụng vào đặt câu theo các mẫu câu cơ bản để viết tập làm văn.
- Học sinh tích cực, chủ động, có hứng thú trong học tập trao đổi, thảo luận và chia sẻ với bạn về các mẫu câu.
* Sự khác biệt giữa giải pháp cũ và giải pháp mới.
* Các giải pháp thực hiện nhận biết tốt các kiểu câu trong môn tiếng việt lớp 2A1:
- Để khắc phục tình trạng học sinh chưa nhận biết tốt các kiểu câu trong tiếng việt chúng tôi thấy cần phải có các giải pháp dưới đây để giúp học sinh nhận biết tốt các kiểu câu.
4.1.2.1 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm chắc các các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động.
* Tính mới:
- Học sinh dễ dàng nhận ra các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động thông qua các hoạt động thực hành để học sinh dễ nhớ và vận dụng vào từng mẫu câu.
- Tìm hiểu về hoàn cảnh, tâm lý lứa tuổi của học sinh và đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh lớp 2.
* Cách thức thực hiện:
Bước 1: Phân loại các các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động theo từng bài.
Bước 2: Lựa chọn, thiết kế phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp từng bài học.
Bước 3: Yêu cầu học sinh đặt câu với các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động đã học theo từng kiểu câu đã học. (nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh).
* Khi dạy bài “Từ chỉ sự vật” giáo viên cho học sinh giải nghĩa các từ chỉ sự vật như: bộ đội, công nhân, cây dừa, cây mía, máy bay, con voi … thông qua tranh và lời nói của giáo viên. Ngoài ra, giáo viên còn giải nghĩa bằng ngữ cảnh, đó là đưa từ vào trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Giáo viên không cần giải thích mà nghĩa của từ tự bộc lộ trong ngữ cảnh. Cho học sinh rút ra được từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, vật (con vật, đồ vật).
Ví dụ: Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau:
-Với dạng bài tập này, giáo viên cần yêu cầu học sinh:
+ Xác định được từ chỉ sự vật.
+ Yêu cầu học sinh phân loại được vào các nhóm từ:
- Từ chỉ người: cô giáo, thầy giáo, học trò, bạn,...
- Từ chỉ đồ vật: thước kẻ, bảng, sách,...
- Từ chỉ loài vật: nai, cá heo,...
- Từ chỉ cây cối: phượng vĩ, bàng,...
PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG TÈ TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TÀ TỔNG Số: .... /BC-TH &THCSTT | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tà Tổng, ngày 28 tháng 4 năm 2022 |
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2A1 NHẬN BIẾT TỐT CÁC KIỂU CÂU TRONG MÔN TIẾNG VIỆT TRƯỜNG PTDTBT TH VÀ THCS TÀ TỔNG”
ĐÁNH GIÁ TÍNH MỚI, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN“MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2A1 NHẬN BIẾT TỐT CÁC KIỂU CÂU TRONG MÔN TIẾNG VIỆT TRƯỜNG PTDTBT TH VÀ THCS TÀ TỔNG”
I. Tính mới của sáng kiến trong phạm vi cấp cơ sở.
1. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
* Tính mới của sáng kiến:
- Học sinh phân biệt được các từ loại để vận dụng đặt câu.
- Phân biệt được các kiểu câu, vận dụng vào đặt câu theo các mẫu câu cơ bản để viết tập làm văn.
- Học sinh tích cực, chủ động, có hứng thú trong học tập trao đổi, thảo luận và chia sẻ với bạn về các mẫu câu.
* Sự khác biệt giữa giải pháp cũ và giải pháp mới.
Giải pháp cũ | Giải pháp mới |
Giải pháp 1: Hướng dẫn về các các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động. - Giáo viên chưa chú trọng về từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động. Học sinh chưa được thực hành nhiều. Giải pháp 2: Dạy các loại câu và cấu tạo câu. - Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào bài dạy và hướng dẫn học sinh nắm chắc được từ loại và câu nhưng chưa khắc sâu, làm rõ vấn đề này. Biện pháp 3: Lựa chọn kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh. - Làm bài tập có sẵn trong sách, vở bài tập vào buổi 2. | Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm chắc các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động. - Đã chú trọng về từ loại hơn như: Từ chỉ hoạt động, từ chỉ tính chất, đặc điểm nhấn mạnh các từ đó thuộc mẫu câu nào. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh nắm chắc các loại câu và cấu tạo câu. - Khắc sâu cho học sinh hơn về từng mẫu câu: Ai là gì? (Câu phải có từ là) Sau từ là là những từ để chỉ nghề nghiệp, giới thiệu, nhận xét. Ai làm gì? Câu đấy phải có từ chỉ hoạt động của người, vật, con vật, cây cối VD: đi, rơi, nhảy, viết,… Ai thế nào? Câu đấy phải có từ chỉ đặc điểm, tính chất VD: xinh đẹp, cao, xanh, đỏ,… Biện pháp 3: Lựa chọn kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh. - Phân theo trình độ học sinh. - Đối với từng trình độ học sinh có các yêu cầu khác nhau, từ dễ đến khó. Ngoài bài tập trong sách, giáo viên còn yêu cầu học sinh quan sát các vật xung quanh để đặt câu cho thực tế, dễ hiểu. |
- Để khắc phục tình trạng học sinh chưa nhận biết tốt các kiểu câu trong tiếng việt chúng tôi thấy cần phải có các giải pháp dưới đây để giúp học sinh nhận biết tốt các kiểu câu.
4.1.2.1 Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh nắm chắc các các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động.
* Tính mới:
- Học sinh dễ dàng nhận ra các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động thông qua các hoạt động thực hành để học sinh dễ nhớ và vận dụng vào từng mẫu câu.
- Tìm hiểu về hoàn cảnh, tâm lý lứa tuổi của học sinh và đưa ra các phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh lớp 2.
* Cách thức thực hiện:
Bước 1: Phân loại các các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động theo từng bài.
Bước 2: Lựa chọn, thiết kế phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp từng bài học.
Bước 3: Yêu cầu học sinh đặt câu với các từ chỉ sự vật, đặc điểm, hoạt động đã học theo từng kiểu câu đã học. (nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh).
* Khi dạy bài “Từ chỉ sự vật” giáo viên cho học sinh giải nghĩa các từ chỉ sự vật như: bộ đội, công nhân, cây dừa, cây mía, máy bay, con voi … thông qua tranh và lời nói của giáo viên. Ngoài ra, giáo viên còn giải nghĩa bằng ngữ cảnh, đó là đưa từ vào trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Giáo viên không cần giải thích mà nghĩa của từ tự bộc lộ trong ngữ cảnh. Cho học sinh rút ra được từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, vật (con vật, đồ vật).
Ví dụ: Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau:
bạn | thân yêu | thước kẻ | dài |
quý mến | cô giáo | chào | thầy giáo |
bảng | nhớ | học trò | viết |
đi | nai | dũng cảm | cá heo |
phượng vĩ | đỏ | sách | xanh |
+ Xác định được từ chỉ sự vật.
+ Yêu cầu học sinh phân loại được vào các nhóm từ:
- Từ chỉ người: cô giáo, thầy giáo, học trò, bạn,...
- Từ chỉ đồ vật: thước kẻ, bảng, sách,...
- Từ chỉ loài vật: nai, cá heo,...
- Từ chỉ cây cối: phượng vĩ, bàng,...