Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,405
Điểm
113
tác giả
ĐỀ CƯƠNG Ôn tập học kì 1 khtn 8 (phần Hóa học) CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tiết 67
Ngày dạy:8a:

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I​

Môn học: KHTN - Lớp 8 (phần Hóa học)

Thời gian thực hiện: 1 tiết ( tiết 67)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:
Sau bài học, Hs sẽ:

- Hệ thống lại các nội dung kiến thức đã được học về:

+ Mol và tỉ khối của chất khí.

+ Dung dịch và nồng độ.

+ Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học.

+ Tính theo phương trình hóa học.

+ Acid, Base - Thang PH.

+ Oxide, muối, phân bón hóa học.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:


- Tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu thông tin SGK và hệ thống lại các nội dung kiến thức đã học.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Cá nhân hệ thống lại được các kiến thức đã học.

- Tìm hiểu tự nhiên: Phát triển thêm nhận thức của bản thân thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết của bản thân để làm các bài tập tự luận.

3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu để hệ thống hóa các nội dung kiến thức đã học, vận dụng được kiến thức vào làm bài tập.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Trung thực trong báo cáo, thảo luận hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- KHBD, GAĐT, SGK, Tivi, máy tính.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.

- Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học trong Chương I, II.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: Gv trình bày vấn đề, Hs quan sát thực hiện yêu cầu của Gv

c. Sản phẩm học tập: Hs lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Gv: Trong chương I, II chúng ta đã học được những nội dung kiến thức nào?

Hs: Nêu những nội dung đã được học trong chương I, II.

Gv: Nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2.1: Hệ thống lại các kiến thức cần nhớ.

a. Mục tiêu:
Hs hệ thống lại được những kiến thức cần nhớ.

b. Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu thông tin SGK hệ thồng hóa các kiến thức đã học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv: Chiếu một số câu hỏi cho HS các nhóm hệ thống hóa kiến thức:
1. Hãy cho biết công thức tính khối lượng mol của một chất?
2.
a, Thể tích mol của chất khí là gì? Thể tích mol của các chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất có đặc điểm gì?
b. Ở điều kiện chuẩn (250C và 1 bar) 1 mol khí bất kì chiếm thể tích là bao nhiêu lít ?
3.
a, Tỉ khối của chất khí là gì?
b. Viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí ?
4, Thế nào là nồng độ phần trăm? Công thức tính nồng độ phần trăm.







5, Thế nào là nồng độ mol? Công thức tính nồng độ mol.






6, Các bước giải bài tập tính theo phương trình hóa học.








7, Acid là gì? Cách gọi tên? Tính chất hóa học của acid






8, Base là gì? Cách gọi tên? Tính chất của base?





9, Oxide là gì? Phân loại, Cách gọi tên? Tính chất của oxide?








10, muối là gì? Cách gọi tên? Tính tan? Tính chất của muối?

11, Phân bón hóa học, cách sử dụng phân bón hóa học



Bước 2:Hs thực hiện nhiệm vụ học tập




+ Hs tiếp nhận nhiệm vụ, nghiên cứu lại thông tin SGK.



+ Gv quan sát, hướng dẫn Hs




Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận


+ Gv gọi Hs trả lời câu hỏi

+ Hs khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


+ Gv đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Kiến thức cần nhớ:
1.

Công thức tính khối lượng mol: M = m/n(g/mol)
Với: M là khối lượng mol (g/mol)
n là số mol chất (mol).
m là khối lượng chất (gam)
2.
a, Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bới NA phân tử chất khí đó.
- Thể tích mol của các chất khí bất kì ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, hai khí có thể tích bằng nhau có cùng số mol khí)
b, Ở điều kiện chuẩn (250C và 1 bar) 1 mol khí bất kì chiếm thể tích là 24,79 lít.
- Công thức tính thể tích khí ở điều kiện chuẩn (250C và 1 bar): V = n x 24,79(l)
Với: V là thể tích chất khí(lít) ; n là số mol chất (mol).
3.
a, Tỉ khối của chất khí là tỉ số về khối lượng mol của các chất khí.
b, Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B:
dA/B = MA/MB
Với: dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B; MA, MB lần lượt là khối lượng mol của khí A, khí B.
- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí:
dA/KK = MA/29
Với: dA/KK là tỉ khối của khí A đối với không khí.
4,
- Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- Công thức tính nồng độ phần trăm: C%=mct.100/mdd(%)
Trong đó:
+ C% là nồng độ phần trăm (%).
+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam.
+ mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam.
- Khối lượng dung dịch = Khối lượng chất tan + Khối lượng dung môi. (mdd = mct + mdm)
5,
- Nồng độ mol (kí hiệu CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
- Công thức tính nồng độ mol: CM = nct/Vdd
Trong đó:
+ CM là nồng độ mol của dung dịch (đơn vị là mol/L và được biểu diễn là M).
+ nct là số mol chất tan, đơn vị là mol.
+ Vdd là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L)..
6, Các bước giải bài tập tính theo phương trình hóa học.
Bước 1: Quy đổi số liệu (tính số mol chất tham gia hoặc chất sản phẩm từ số liệu bài cho)
(Dựa vào công thức n = m/M hoặc n = V/24,79)
Bước 2:
Viết và cân bằng phương trình phản ứng.
Bước 3: Tìm số mol của các chất cần tính toán dựa vào tỉ lệ của các chất có trong phương trình phản ứng và số mol chất mà đề bài cho.
Bước 4: Đổi số mol của các chất vừa tìm được ra các số liệu theo yêu cầu của đề bài.
(Dựa vào công thức m = n.M hoặc V =n . 24,79)
7,
- Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
- Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Dung dịch acid phản ứng được với một số kim loại để tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
8,
- Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−.
- Tên base: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide.
- VD: Ca(OH)2: Calcium hydroxide
Fe(OH)2: Iron (II) hydroxide
Fe(OH)3: Iron (III) hydroxide
- Dung dịch kiềm làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh, đổi màu dung dịch phenolphthalein thành màu hồng.
- Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
VD: NaOH + 2HCl → NaCl + H2O
9,
* Oxide là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxygen.
* Phân loại oxide:
- Dựa vào tính chất hóa học :
+ Oxide acid:
P2O5; SO2;CO2
+ Oxide base: Na2O; K2O; MgO
+ Oxide lưỡng tính: Al2O3; ZnO
+ Oxide trung tính: CO; NO
* Cách gọi tên:
- Với nguyên tố chỉ có một hóa trị:
Tên nguyên tố + oxide
Ví dụ : Na2O : Sodium oxide
- Với nguyên tố có nhiều hóa trị: Tên nguyên tố (hóa trị của nguyên tố) + oxide
- Với oxide phi kim nhiều hóa trị:
(Tiền tố chỉ số nguyên tử của nguyên tố) Tên nguyên tố + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxygen) oxide
(Tiền tố mono là một, di là hai, tri là ba, tetra là bốn, penta là năm…)
Ví dụ : Fe2O3 : Iron (III) oxid
P2O5 : diphosphorus pentoxide
CO2 : Carbon dioxide hoặc carbon (IV) oxide
* Tính chất hóa học:
- Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
- Phương trình: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
- Phương trình: CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
10,
* Muối là hợp chất, được tạo thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4)+
* Cách gọi tên: Tên kim loại (hoá trị, đối với kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc acid.
VD: Na2SO4 Sodium sulfate NH4Cl ammonium chloride
* Bảng tính tan trong nước của một số muối SGK/49.
* Tính chất hóa học:
- Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
- Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản ứng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/ chất ít tan/ không tan …
VD: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan/ không tan …
VD: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.
- Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan.
VD: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl.
11,
- Phân bón hóa học là những chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Các nguyên tố đa lượng: N, P, K
- Các nguyên tố vi lượng: Zn, Mn, Fe, Cu…
- Phân bón đóng góp phần lớn vào việc tăng năng suất cây trồng, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Sử dụng phân bón đúng cách phải tuân theo quy tắc bón phân 4 đúng: Đúng liều lượng, đúng loại, đúng lúc, đúng nơi.
- Bên cạnh đó cần giảm sử dụng phân bón hóa học bằng cách tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ (phân hủy rác thải hữu cơ) giàu chất dinh dưỡng, giúp đất tơi xốp, cây trồng dễ hấp thụ, an toàn khi sử dụng.
1703414652276.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Tiết 67 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I KHTN 8.docx
    67.9 KB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    de thi khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 de thi khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 2 de thi khtn lớp 8 giữa học kì 2 de thi hsg khtn lớp 8 cấp huyện giải khtn lớp 8 vnen giáo an khoa học tự nhiên lớp 8 vnen violet khoa học tự nhiên lớp 6 bài 8 trang 35 khoa học tự nhiên lớp 6 trang 8 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 2 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 20 cơ năng khoa học tự nhiên lớp 8 bài 4 hidro nước khoa học tự nhiên lớp 8 bài 6 oxit khoa học tự nhiên lớp 8 bài 7 axit khoa học tự nhiên lớp 8 bài 9 muối khoa học tự nhiên lớp 8 chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên lớp 8 kết nối tri thức khoa học tự nhiên lớp 8 pdf khtn 8 vietjack khtn lớp 6 bài 8 khtn lớp 6 bài 8 chân trời sáng tạo khtn lớp 6 bài 8 kết nối tri thức khtn lớp 6 bài 8 đo nhiệt độ khtn lớp 6 trang 8 khtn lớp 7 bài 8 khtn lớp 7 bài 8 kết nối tri thức khtn lớp 7 trang 8 khtn lớp 8 khtn lớp 8 bài 1 khtn lớp 8 bài 25 cơ thể khỏe mạnh khtn lớp 8 bài 29 quần thể sinh vật khtn lớp 8 bài 3 khtn lớp 8 bài 3 oxi không khí khtn lớp 8 bài 30 quần xã sinh vật khtn lớp 8 bài 31 hệ sinh thái khtn lớp 8 bài 32 khtn lớp 8 bài 33 khtn lớp 8 bài 5 dung dịch khtn lớp 8 bài 6 oxit khtn lớp 8 bài 7 axit khtn lớp 8 bài 8 khtn lớp 8 bài 9 muối khtn lớp 8 chân trời sáng tạo khtn lớp 8 kết nối tri thức khtn lớp 8 sách vnen khtn lớp 8 tech12h khtn lop 8 vnen sách khoa học tự nhiên lớp 8 cánh diều sách khoa học tự nhiên lớp 8 pdf sách khoa học tự nhiên lớp 8 vnen pdf sách khtn lớp 8 kết nối tri thức đề thi hsg khtn lớp 8 đề thi khtn lớp 8 cuối kì 1 đề thi khtn lớp 8 cuối kì 2 đề thi khtn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi khtn lớp 8 học kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,449
    Bài viết
    39,912
    Thành viên
    150,882
    Thành viên mới nhất
    Trương Thị Mỹ Thương
    Top