- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,280
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì 2 sách kết nối tri thức năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 164 trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập ngữ văn 8 học kì 2 về ở dưới.
BUỔI 18, TIẾT 52+53+54:
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN. KIẾN THỨC VỀ TỪ TOÀN DÂN, TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN TRUYỆN NGOÀI SGK.
Mục tiêu
1. Năng lực
- Phân tích được một số yếu tố yếu tố hình thức (chi tiết tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp; tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện.
- Vận dụng kĩ năng đọc hiểu đã học, kiến thức về từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội để thực hành đọc hiểu các văn bản truyện ngoài SGK.
- Góp phần phát triển các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, khai thác thông tin.
2. Phẩm chất
- Biết trân trọng và có ý thức phát huy những cảm xúc, tình cảm đẹp, trong sáng, nhân văn về con người và cuộc sống trong trang sách cũng như ngoài đời thực.
- Có tinh thần tự giác trong thực hành vận dụng và tinh thần hỗ trợ giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
B. Phương tiện và học liệu
- Máy chiếu, máy chiếu vật thể
- Phiếu học tập, các văn bản truyện ngắn trữ tình ngoài SGK
C. Tiến trình dạy học
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BUỔI 18, TIẾT 52+53+54:
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN. KIẾN THỨC VỀ TỪ TOÀN DÂN, TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN TRUYỆN NGOÀI SGK.
Mục tiêu
1. Năng lực
- Phân tích được một số yếu tố yếu tố hình thức (chi tiết tiêu biểu, câu chuyện, nhân vật,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp; tình cảm, thái độ của người kể chuyện;…) của truyện.
- Vận dụng kĩ năng đọc hiểu đã học, kiến thức về từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội để thực hành đọc hiểu các văn bản truyện ngoài SGK.
- Góp phần phát triển các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, khai thác thông tin.
2. Phẩm chất
- Biết trân trọng và có ý thức phát huy những cảm xúc, tình cảm đẹp, trong sáng, nhân văn về con người và cuộc sống trong trang sách cũng như ngoài đời thực.
- Có tinh thần tự giác trong thực hành vận dụng và tinh thần hỗ trợ giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
B. Phương tiện và học liệu
- Máy chiếu, máy chiếu vật thể
- Phiếu học tập, các văn bản truyện ngắn trữ tình ngoài SGK
C. Tiến trình dạy học
Tổ chức hoạt động | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||||||||||||||||||||
* HĐ 1: Củng cố, mở rộng một số yếu tố chính trong văn bản truyện - GV yêu cầu HS nêu các biểu hiện cụ thể của các yếu tố trong văn bản truyện.
- GV gọi đại diện 2-3 nhóm trình bày; Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức và nêu 1 số dẫn chứng cụ thể. *HĐ 2. Củng cố, khắc sâu chiến lược đọc văn bản truyện - GV yêu cầu: Trình bày chiến lược đọc hiểu văn bản truyện. - HS độc lập thực hiện yêu cầu. - Gọi 2-3 HS trả lời - GV tổng hợp, khắc sâu chiến lược đọc hiểu văn bản truyện. *HĐ 3. Củng cố, khắc sâu kiến thức về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. - GV đặt câu hỏi: Thế nào là trợ từ, thán từ? Nêu ví dụ cụ thể. - HS độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV gọi 3 HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung - GV tổng hợp kiến thức, khắc sâu khái niệm và mở rộng: | I. Kiến thức Ngữ văn 1. Một số yếu tố chính trong văn bản truyện
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận nội dung và ý nghĩa của văn bản truyện. - Phân tích tình huống truyện, diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, với các tình tiết, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc hoạ tính cách nhân vật. Cần chú ý đến nghệ thuật kể chuyện (ngôi kể), cách sắp xếp sự kiện, miêu tả, giọng điệu,... - Phân tích nhân vật ở các phương diện: ngoại hình, hành động, nội tâm ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với bối cảnh. - Phân tích và đánh giá được chủ để, tư tưởng, thông điệp,... mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua văn bản. - Từ văn bản truyện ngắn, liên hệ với bản thân và cuộc sống xung quanh để thấy ý nghĩa của nó đối với cuộc sống, con người. 3. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Từ ngữ toàn dân của một ngôn ngữ là từ ngữ được sử dụng rộng rãi trong mọi vùng miền của đất nước, ví dụ: cha, mẹ, sắn, ngô, gì, nào, sao, thế,... - Từ ngữ địa phương là những từ ngữ được sử dụng ở một vùng miền nhất định, ví dụ: thầy, u, mì, bắp, chi, răng, rứa,... - Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng với nghĩa riêng trong một nhóm xã hội nhất định. Ví dụ, một số từ ngữ được tạo ra bằng cách nói, viết chệch âm chuẩn như bít (biết), rùi (rồi), pó tai (bó tay) hoặc nói tắt như ga tô (ghen ăn tức ở), chuyển nghĩa như hồng lâu mộng (mơ mộng), thậm chí “nói bồi” tiếng nước ngoài như nâu pho gâu (no four go – vô tư đi),... là những biệt ngữ đang phổ biến trong giới trẻ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: - Từ ngữ toàn dân có khối từ ngữ cơ bản và có số lượng lớn nhất của ngôn ngữ, vì thế nó không chỉ có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn là cơ sở cho sự thống nhất ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa và sử dụng đúng từ ngữ toàn dân là điều kiện để giao tiếp có hiệu quả. - Mặc dù từ ngữ địa phương có số lượng không lớn và có phạm vi dùng hạn chế nhưng lại phản ánh được nét riêng của con người, sự vật ở mỗi vùng miền nên cũng có vai trò quan trọng, nhất là đối với hoạt động giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày và đối với sáng tác văn chương. Hiểu được nghĩa và biết sử dụng đúng chỗ, đúng mức từ ngữ địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp. - Trong tác phẩm văn chương, lời ăn tiếng nói của nhân vật cũng có thể phản ánh biệt ngữ của nhóm xã hội mà nhân vật thuộc vào. Tuy nhiên, việc sử dụng biệt ngữ xã hội trong đời sống cũng như trong tác phẩm văn chương đều cần có chừng mực để bảo đảm hiệu quả giao tiếp và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. | |||||||||||||||||||||||||||||||||
*Hoạt động 2. Vận dụng - Bước 1. GV hướng dẫn HS độc lập làm các câu trắc nghiệm và viết ngắn ra vở các câu trả lời ngắn. - Bước 2. + Phần TN: HS độc lập trả lời theo hướng dẫn của GV. - Bước 3: + HS kiểm tra chéo kết quả bài trắc nghiệm. + Trao đổi nhóm cặp bài viết ngắn. - Bước 4. GV chiếu đáp án, yêu cầu HS đối chiếu và báo cáo kết quả; tổng kết, đánh giá, khen ngợi, động viên; Gọi 2-3 HS đọc bài viết ngắn, nhận xét trước lớp. | II. Vận dụng | ||||||||||||||||||||||||||||||||
* Bài 1: Đọc văn bản “Cái chết của con Mực” – Nam Cao và thực hiện các yêu cầu bên dưới. VĂN BẢN: CÁI CHẾT CỦA CON MỰC Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khổ cho nó. Nó cắn càn ấy là cái khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. Thoạt tiên người ta định ngày chết cho nó vào dịp Thanh Minh. May cho nó hôm ấy bà chủ nhà bị ốm.(NAM CAO) Rồi thì là Tết tháng năm. Bỗng nhiên đứa con út của bà ươn mình: bà phải kiêng để lấy sữa lành cho con bú. Sau cùng người ta nhất định thịt nó vào rằm tháng bảy ai ốm mặc. Nhưng lần nầy Mực vẫn còn thoát nạn là vì nhờ có Du. Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳng bao lâu sẽ về. Bà mẹ mừng như tìm được một vật quý bị rơi và bà nhất định lùi ngày xử con Mực lại. Bây giờ thì Du về rồi. Chiều hôm qua con người phóng đãng ấy đã khệ nệ xách cái vali rất nặng bước vào sân, miệng mỉm cười và mặt đỏ. Cái nhà tranh, mấy cây cau hình như vừa đúng thẳng hơn lên để chào chàng. Rồi đến lũ em ầm ỹ đẩy mành chạy òa ra, và bà mẹ mừng quá cười và khóc. Nhưng kẻ lên tiếng trước nhất là con Mực. Con chó già nua ấy rít lên cái thứ tiếng gà gáy của nó và chạy lại Du. Bà mẹ thét lên và lũ em chửi những câu thô tục. Du bỡ ngỡ nhìn mọi người. - Hình như mẹ không được khoẻ, ồ các em đã lớn cả rồi: Thanh, Tú, đứa nào đây? À, Thảo con chuột nhắt, trông Thảo xinh quá nhỉ? À! Con Mực, vẫn con chó ngày ấy đấy à?... Trông nó già đi tệ!... Con chó đã nhận ra người chủ cũ. Nó đứng lặng vẫy đuôi, đầu cúi xuống, hai mắt nhèm ương ướt nhìn đất như tủi phận. Du thương hại: đó là người bạn lặng lẽ thui thủi bên chàng những năm xưa khi đêm vắng, chàng ngồi nhìn trăng mà oơ mộng. Chàng muốn cúi xuống vuốt ve. Nhưng nó bẩn ghê gớm quá, lông rụng từng mảng, thịt trắng lộ ra có nơi sần mụn nữa. Dáng điệu thì già nua, có vẻ buồn và len lén như phòng bị một cách yếu ớt. Không còn những cái vẫy đuôi mạnh dạn những cái nhìn rất bạn bè và những cái hít chân vồ vập như khi một con chó đã vui và không ngờ vực. Du thấy lòng nằng nặng. Chàng đưa chân chạm khẽ vào con chó để tỏ tình thương. Con chó vẫy đuôi mạnh hơn nhưng len lén lánh ra: dáng điệu một kẻ sợ hãi cố cười với người nó sợ. Và tức khắc nó vặn vẹo mình và rít lên một tiếng ngắn và to; đứa em tưởng anh đá hụt trả thù cho anh bằng một cái đá mạnh vào sườn con vật. Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa. Du trách em: - Sao Tú ác thế? - Cần gì, đến mai giết thịt cho anh ăn đấy. Du thấy cái vui đoàn tụ giảm hẳn đi một nửa. Hình ảnh con chó ghẻ với cái buồn mơ hồ cứ lảng vảng trong óc chàng mãi mãi. Sáng hôm sau lúc ăn cơm chàng thoáng thấy nó đi qua, đầu cúi mắt nhìn nghiêng như những người giả trá. Chàng muốn gọi nó vào kẹp nó vào giữa hai bàn chân và vừa ăn vừa vẩy cho nó miếng cơm chung một bát. Nhưng mà không thể được: dịu dàng quá là yếu tâm hồn, và ai hiểu được rằng mình lại có thể yêu thương một con chó bẩn ghê gớm như thế được? Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như để rồi xếp bát. Thấy được ăn, tất cả thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậy. Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm nhìn và đợi. Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngay. Miếng chưa qua cổ thì cái thúng đã chụp quanh trên mình. Nó rít lên, vùng mạnh; nhưng Hoa đã tì cả người lên cái thúng rồi, và con Mực bị thu gọn ở trong vừa vặn đến nỗi không còn giẫy và kêu được. Lũ trẻ con réo ầm lên. Người ta lấy sẵn dao thớt và dây để trói. Phần mở thúng đã đành phải về Du: ông chủ đi vắng, cả nhà chỉ có chàng là đàn ông, mà không lẽ đi mượn hàng xóm trói giùm một con chó đã úp gọn gàng chỉ việc hơi hé cạp thúng lên, hễ chó thò đầu ra thì một đứa em đặt gậy lên cổ nó để chân chàng dận xuống. Nhưng tay chàng thấy run run. Và khi con chó vừa thò đầu ra thì nó quẫy luôn một cái mạnh, vùng ra được. Con Hoa tủm tỉm cười. Lũ em ngơ ngác nhìn theo con chó vừa ẳng ẳng vừa chạy ở ngoài vườn. Còn Du thì mặt đỏ như gấc chín. Chàng thấy mình yếu tay hơn cả con Hoa. Có lẽ nào chàng lại dịu lòng hơn cả một người con gái. Và tự nhiên chàng giận con Mực. Người ta còn lo con Mực sợ hãi mà đi mất. Quả nhiên suốt ngày hôm ấy nó không về. Nó vẩn vơ vườn hàng xóm, lẩn lút như một con chó trước khi hóa dại. Người ta tưởng đã mất toi. Nhưng tối hôm ấy nó lần vào gầm giường rồi Du lại nghe thấy cái thứ tiếng gà gáy của nó rít lên ở phía ngõ. Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy mất. Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỷ niệm khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn chồn và vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn. […] Sự do dự đã hết rồi. Khi có một ý định thì ý định ấy chóng thành mạnh mẽ. Du thấy lòng cứng cỏi. Ðã có lúc chàng tưởng đến cái thú dí con dao vào súc thịt giẫy lên đành đạch để máu ấm phọt vào tay. Và chiều hôm ấy khi thấy con chó ở vườn thì chàng gần như mừng rỡ. Con vật khốn nạn đói và sợ đã mệt lử đi rồi. Nó hiện ngủ bên bờ giậu. Du cầm cái gậy to rón rén lại gần. Nhưng giơ gậy lên chàng bỗng thấy tim run một cái. Chàng tưởng như ngạt thở và ngừng lại một giây để nhìn con chó. Giấc ngủ của nó có lẽ đầy ác mộng vì thỉnh thoảng khắp mình nó lại giật lên. Du thấy lòng quả quyết tiêu tán hết. Nhưng con chó bỗng giật mình. Du hoảng hốt thẳng cánh vụt mạnh trên mình nó, bụng nó thót hẳn vào rồi lại phình ra như một khối cao su. Nó rống lên gượng dậy loạng choạng mấy vòng rồi chui bừa qua giậu trong khi Du vụt cuống cuồng theo xuống đất... Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa. Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị Hoa úp được. Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu. - Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy! Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước, chân sau và buộc mõm rồi thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa. Du nghẹn ngào nén khóc... (Nam Cao tuyển tập, NXB Văn học, Hà Nội, 2012) A. Trắc nghiệmCâu 1. Truyện kể về lần trở về nhà của nhân vật nào? A. Hoa B. Thanh C. Du D. Tú Câu 2. Cảm xúc của Du khi gặp lại con Mực là gì? A. Vui mừng B. Thương hại C. Xót xa D. Ân hận Câu 3. Vì sao Du thấy niềm vui đoàn tụ bị giảm đi nhiều dù vừa mới về nhà sau nhiều năm đi xa? A. Vì Du thấy mẹ không còn nhiều sức khoẻ như những ngày trước. B. Vì Du không thế giúp Hoa bắt giữ con Mực để giết và làm thịt. C. Vì Du thấy con Mực giờ bắn ghê gớm, lông rụng từng mảng. D. Vi Du biết tin con Mực sẽ bị giết thịt để mừng ngày chàng trở về. Câu 4. Đâu là nguyên nhân chính khiến Du không thể trói giữ được con Mực và để cho nó sống mất? A. Vì trong lòng Du còn nhiều tình cảm dành cho con Mực. B. Vì Du không quen với việc bắt trói các con chó để giết thịt. C. Vì Mực là một con chó to khoẻ, rất khôn và chạy cực kì nhanh. D. Vì ngoài cái Hoa, không có ai khác hỗ trợ, giúp Du việc đó. Câu 5. Dòng nào nói đúng nhất những trạng thái tâm lí, tình cảm đan xen trong lòng Du sau lần để cho con Mực chạy thoát? A. hối hận, thẹn thùng, bối rối, lúng túng B. thẹn, thương xót, bâng khuâng, bực tức nhà m greuill C. bồn chồn, vẫn vợ, thương, hối hận, thẹn D. bồn chồn, thương hại, tức giận, căm hận Câu 6. Điều gì đã khiến Du thay đổi thái độ, quay sang tim bắt con Mực? A. Du căm hận con Mực đã bỏ trốn khỏi sự truy bắt của mình. B. Du thấy mình yếu đuối, không mạnh mẽ, thua kém cả con gái. C. Còn Mực có tiếng sửa oái oăm, kì dị, nghe như tiếng gà gáy. D. Vì cái Hoa cười trêu Du đã không trối bắt được một con chó, Câu 7. Kết cục của con Mực thế nào? A. Hoá thành chó dại B. Chết vì bị bỏ đói C. Bị trùng gậy của Du và chết D. Bị bắt và đè ra đến chết Câu 8. Dòng nào nói không đúng tâm trạng của Du khi chứng kiến những giây phút cuối đời của con Mực? A. Vui tươi B. Buồn bã C. Đau đớn D. Thương xót Câu 9. Trong truyện ngắn này, nhân vật Du chủ yếu được khắc hoạ ở khía cạnh nào? A. Ngoại hình B. Lai lịch C. Tâm trạng D. Nghề nghiệp Câu 10. Đoạn văn sau cho thấy giọng điệu, thái độ của ai? "Người ta định giết Mực đã lâu rồi. Mực là con già hơn trong hai con chó của nhà. Nhưng cũng là con nhiều nết xấu. Nó tục ăn: đó là thường. Nó nhiều vắt: cái ấy đủ khó cho nó. Nó cần cần ấy là cái khổ của bọn ăn mày. Nhưng nó lại sủa như một con gà gáy: cái này thì không thể nào tha thứ được. A. Nhân vật Du C. Những người dân trong làng B. Người kể chuyện D. Cái Hoa B. Tự luận Câu 1. Đề tài của truyện ngắn trên là gì? Câu 2. Thông qua truyện ngắn này, nhà văn đặt ra những vấn đề gì? Câu 3. Nhà văn đã tập trung khắc hoạ mâu thuẫn nào trong tâm hồn của nhân vật Du? Câu 4. Qua nội dung của truyện, có thể thấy Du là người như thế nào? Câu 5. Truyện gợi cho em những suy nghĩ gì về cách ứng xử với loài vật? (Trả lời thành đoạn văn 7-10 dòng) |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!