- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Đề kiểm tra giữa kì 1 văn 9 có ma trận năm 2024-2025 TRƯỜNG THCS NHƠN MỸ , UBND THỊ XÃ AN NHƠN được soạn dưới dạng file word gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Đề số: 01 Môn: Ngữ văn. Lớp: 9
(Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
Mùa thu và mẹ
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu
Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm
Không gian lặng im…
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng !
( Lương Đình Khoa )
Lựa chọn đáp án đúng: ( Từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1. Bài thơ “ Mùa thu và mẹ” được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)
A. Thơ tự do B. Thơ sáu chữ C. Thơ bảy chữ D. Thơ tám chữ
Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?(0.5 điểm)
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3.Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ gợi tả sự vất vả, tần tảo của người mẹ? (0.5 điểm)
A. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, rưng rưng.
B. Rong ruổi, chắt chiu, ngọt ngào, thao thức, rưng rưng.
C. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, mùa thu, rưng rưng.
D. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, lặng im.
Câu 4. Dấu ba chấm trong câu thơ “ Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…” có tác dụng gì ? (0.5 điểm)
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến.
Câu 5: Đọc câu thơ “ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng” chúng ta cảm nhận được tình cảm của người viết như thế nào?
A. Vui sướng tự hào về mẹ
B. Hạnh phúc, ấm ấp vì có mẹ.
C. Xót xa, thương cảm.
D. Buồn bã, u sầu.
Câu 6: Câu thơ “Nắng mong manh đậu bên thật khẽ” sử dụng biện pháp tu từ nào? (0.5 điểm)
A. So sánh B. Ẩn dụ
C. Liệt kê D. Nhân hóa
Câu 7: Trong không gian đêm thu xao xác, người con “ chẳng thể chợp mắt” đúng hay sai: (0.5 điểm)
A. Đúng B. Sai
Câu 8:Phần trích thơ nào sau đây có nội dung tương đồng với mạch cảm xúc của bài thơ? (0.5 điểm)
A. “Tóc mẹ trắng như mây ngàn năm cũ
Trôi bồng bềnh qua vết nứt thời gian.”
( Bình Nguyên Trang )
B. “Áo của mẹ quanh năm mòn gấu
Vạt mồ hôi đậm nhạt theo mùa.”
( Phan Huy Đồng )
C. “Tôi ngồi nhớ mẹ tôi xưa
Mùa xuân đến sớm người chưa thấy về…”
( Xuân Đam ).
D. “Tiễn mẹ lên tầu chiều rưng tắt
Biết có còn được đón mẹ vào thăm!”
( Lê Huy Mậu )
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9 : Từ nội dung bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy viết bài văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Mùa thu và mẹ” của Lương Đình Khoa.
UBND THỊ XÃ AN NHƠN TRƯỜNG THCS NHƠN MỸ | KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2024-2025 |
Đề số: 01 Môn: Ngữ văn. Lớp: 9
(Đề gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
Mùa thu và mẹ
Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu
Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm
Không gian lặng im…
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng !
( Lương Đình Khoa )
Lựa chọn đáp án đúng: ( Từ câu 1 đến câu 8)
Câu 1. Bài thơ “ Mùa thu và mẹ” được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)
A. Thơ tự do B. Thơ sáu chữ C. Thơ bảy chữ D. Thơ tám chữ
Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?(0.5 điểm)
A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3.Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ gợi tả sự vất vả, tần tảo của người mẹ? (0.5 điểm)
A. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, rưng rưng.
B. Rong ruổi, chắt chiu, ngọt ngào, thao thức, rưng rưng.
C. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, mùa thu, rưng rưng.
D. Rong ruổi, chắt chiu, vai gầy, thao thức, lặng im.
Câu 4. Dấu ba chấm trong câu thơ “ Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…” có tác dụng gì ? (0.5 điểm)
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến.
Câu 5: Đọc câu thơ “ Đôi vai gầy nghiêng nghiêng” chúng ta cảm nhận được tình cảm của người viết như thế nào?
A. Vui sướng tự hào về mẹ
B. Hạnh phúc, ấm ấp vì có mẹ.
C. Xót xa, thương cảm.
D. Buồn bã, u sầu.
Câu 6: Câu thơ “Nắng mong manh đậu bên thật khẽ” sử dụng biện pháp tu từ nào? (0.5 điểm)
A. So sánh B. Ẩn dụ
C. Liệt kê D. Nhân hóa
Câu 7: Trong không gian đêm thu xao xác, người con “ chẳng thể chợp mắt” đúng hay sai: (0.5 điểm)
A. Đúng B. Sai
Câu 8:Phần trích thơ nào sau đây có nội dung tương đồng với mạch cảm xúc của bài thơ? (0.5 điểm)
A. “Tóc mẹ trắng như mây ngàn năm cũ
Trôi bồng bềnh qua vết nứt thời gian.”
( Bình Nguyên Trang )
B. “Áo của mẹ quanh năm mòn gấu
Vạt mồ hôi đậm nhạt theo mùa.”
( Phan Huy Đồng )
C. “Tôi ngồi nhớ mẹ tôi xưa
Mùa xuân đến sớm người chưa thấy về…”
( Xuân Đam ).
D. “Tiễn mẹ lên tầu chiều rưng tắt
Biết có còn được đón mẹ vào thăm!”
( Lê Huy Mậu )
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9 : Từ nội dung bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy viết bài văn nêu cảm nhận của em về bài thơ “ Mùa thu và mẹ” của Lương Đình Khoa.
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 9
Môn: Ngữ văn lớp 9
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 4,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
II | | VIẾT | 6,0 |
1 | * Yêu cầu kĩ năng: - Đúng hình thức đoạn văn, vận dụng phương thức nghị luận, văn phong chôi trảy, không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả. * Yêu cầu kiến thức: Đoạn văn cần đảm bảo các ý sau. *Từ tinh thần đoạn văn => nêu được vấn đề nghị luận. * Giải thích “ Tình mẫu tử ” là gì? + “ mẫu” là mẹ, “ tử” là con, “ tình mẫu tử” là tình mẹ dành cho con *Biểu hiện của Tình mẫu tử + Khi con chưa chào đời:…. +Khi con còn nhỏ: mẹ luôn chở che, nâng đỡ, dìu dắt . + Khi con trưởng thành: mẹ luôn sát cánh cùng con + Suốt cả cuộc đời: mẹ luôn lo lắng, hi sinh cho con mà không mong một sự đền đáp. *Vai trò, ý nghĩa của Tình mẫu tử - Là tình cảm đầu tiên mà mỗi con người khi sinh ra đều cảm nhận được và cũng là tình cảm bền vững nhất theo ta mỗi cuộc đời - Là ngọn đèn soi sáng mỗi khi con lầm đường, lạc lối - Là động lực, sức mạnh… để con vượt qua mọi khó khăn Mở rộng, phản đề Tuy nhiên, không phải ai trong cuộc đời cũng may mắn được sống trong tình yêu thương của mẹ. Có những đứa trẻ sinh ra đã không còn mẹ, có những đứa con suốt đời không biết mẹ mình là ai… Những con người ấy khi không tìm được điểm tựa tinh thần, không có nơi vỗ về an ủi linh hồn từ trái tim người mẹ càng cần tự lực vươn lên, tự động viên bản thân để vượt qua những khó khăn cũng như là cám dỗ của cuộc đời. Và đâu đó trong xã hội vẫn còn những người con đánh đập, ngược đãi cha mẹ khi họ về già. *Bài học nhận thức -Trân trọng tình cảm thiêng liêng, bền vững này - Cố gắng học tập… để trở thành con ngoan trò giỏi đền đáp công sinh thành và dưỡng dục… | 2 điểm | |
2 | a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận văn học | 0,25 | |
| c. Viết bài văn nghị luận phân bài thơ “ Mùa thu và mẹ ” của tác giả Lương Đình Khoa | | |
| Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Thân bài: Chia sẻ cảm xúc ấn tượng về nội dung bài thơ: Chia sẻ cảm xúc của em về ý nghĩa đề tài tình mẫu tử thiêng liêng mà nội dung bài thơ đã đề cập: sự cảm thông, sẻ chia của đứa con với nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. - Chia sẻ cảm xúc ấn tượng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả: + Với thể thơ tự do nhẹ nhàng như cảm xúc rung rung của người con khi nghĩ về mẹ làm cho câu thơ ngân lên giai điệu của tình mẫu tử thiêng liêng. + Sử dụng phép liệt kê : na, hồng, ổi, thị,..đã làm gợi lên những món quà quê hương được chắc chiu từ bàn tay mẹ qua bao năm tháng. Vị ngọt ngào của những loại quả được kết tinh từ những giọt mồ hôi rới, từ đôi bàn tay, từ đức tảo tần, hy sinh của mẹ. + Nhân hóa: mượn hình ảnh của thiên nhiên như : nắng, mùa thu, sương để gửi gắm tâm tình, tình cảm của con dành cho mẹ. - Chia sẻ cảm xúc về ý nghĩa của bài thơ trong cuộc sống. 3. Kết bài - Khẳng định lại giá trị của bài thơ: + Nội dung: Sự cảm thông sẻ chia của người con đối với sự vất vả nhọc nhằn của mẹ. + Nghệ thuật: Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy; - Cảm nhận đánh giá của em về bài thơ. | 2.5 |