Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Đổi mới kiểm tra bài cũ môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Giải pháp cũ thường làm:
Giáo viên dạy theo phương pháp cũ khi vào bài học giáo viên thường kiểm tra kiến thức đã học và thường chỉ kiểm tra theo một số hình thức như sau:
- Giáo viên cho một số học sinh hoặc cả lớp hát lại bài hát đã học ở tiết trước hoặc biểu diễn lại bài chant đã học ở tiết trước;
- Giáo viên treo tranh hoặc giơ thẻ từ và gọi một số học sinh đọc từ theo tranh hoặc thẻ từ;
- Giáo viên gọi một số cặp học sinh hoặc nhóm 3 lên đóng vai lại đoạn hội thoại đã học ở tiết trước;
Ví dụ: Sau khi học xong Unit 13: Would you like some milk? – Lesson 1(1,2)
Dạy theo phương pháp cũ thì buổi học hôm sau Giáo viên sẽ kiểm tra lại nội dung bài và sẽ thực hiện một số cách như sau:
+ Gọi một số cặp học sinh lên đóng vai đọc lại đoạn hội của phần 1:
Tom: What’s your favourite food?
Mai: It’s fish. How about you, Tom?
Tom: I like chicken. What’s your favourite drink, Mai?
Mai: It’s orange juice.
+ Giáo viên dán thẻ từ về đồ ăn và đồ uống lên bảng và yêu cầu một số học sinh lên viết: Food, drink, beef, pork, orange juice, water…
+ Yêu cầu học sinh viết các từ trên của bài trước ra một mảnh giấy và nộp.
Phương pháp kiểm tra bài cũ theo truyền thống có ưu – nhược điểm như sau:
* Ưu điểm:
- Giáo viên kiểm tra được hết nội dung của bài học trước.
- Học sinh được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá lớn.
- Học sinh nắm được tương đối nhiều các cấu trúc câu cơ bản.
* Tồn tại:
- Phương pháp truyền thống – người dạy là trung tâm không giúp học sinh “giao tiếp” được. Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều – học sinh hoàn toàn bị động, không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và đặc biệt kỹ năng nói của người học bị hạn chế nhiều.
- Phương pháp cũ này đã không lấy học sinh làm trung tâm nên không bám sát được thực trạng là:
+ Ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò còn có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn, trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau…
+ Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có kiến thức mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Về sự phân bố tiết trong tuần, có khi một buổi các em phải học hai tiết tiếng Anh liên tiếp, phải tải một số lượng kiến thức mới rất nhiều. Điều này chắc chắn sẽ gây tâm lý quá tải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học sau.
+ Về phía học sinh, học sinh tiểu học rất hiếu động, dễ mất tập trung nên việc bắt các em học thuộc lòng ngôn ngữ mới sẽ khiến cho các em gặp không ít khó khăn.
Không chỉ thế, có rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà bởi vì với môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết.
+ Hình thức kiểm tra bài cũ theo truyền thống cũng gây ra tâm lí lo sợ khi đến tiết học tiếng Anh và khiến nhiều học sinh đâm ra chán học, sợ học tiếng Anh.
+ Nhiều phụ huynh đặc biệt phụ huynh ở vùng nông thôn chưa thấy được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nên chưa quan tâm đến môn học này.
Sau khi phân tích những nguyên nhân làm cho học sinh sợ kiểm tra bài cũ bộ môn tiếng Anh, thường xuyên không thuộc bài và việc dạy kiến thức chưa đạt hiệu quả cao, tôi quyết định thử áp dụng một số biện pháp cải tiến trong kiểm tra bài cũ môn Tiếng Anh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học của học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
1. Giải pháp cũ thường làm:
Giáo viên dạy theo phương pháp cũ khi vào bài học giáo viên thường kiểm tra kiến thức đã học và thường chỉ kiểm tra theo một số hình thức như sau:
- Giáo viên cho một số học sinh hoặc cả lớp hát lại bài hát đã học ở tiết trước hoặc biểu diễn lại bài chant đã học ở tiết trước;
- Giáo viên treo tranh hoặc giơ thẻ từ và gọi một số học sinh đọc từ theo tranh hoặc thẻ từ;
- Giáo viên gọi một số cặp học sinh hoặc nhóm 3 lên đóng vai lại đoạn hội thoại đã học ở tiết trước;
Ví dụ: Sau khi học xong Unit 13: Would you like some milk? – Lesson 1(1,2)
Dạy theo phương pháp cũ thì buổi học hôm sau Giáo viên sẽ kiểm tra lại nội dung bài và sẽ thực hiện một số cách như sau:
+ Gọi một số cặp học sinh lên đóng vai đọc lại đoạn hội của phần 1:
Tom: What’s your favourite food?
Mai: It’s fish. How about you, Tom?
Tom: I like chicken. What’s your favourite drink, Mai?
Mai: It’s orange juice.
+ Giáo viên dán thẻ từ về đồ ăn và đồ uống lên bảng và yêu cầu một số học sinh lên viết: Food, drink, beef, pork, orange juice, water…
+ Yêu cầu học sinh viết các từ trên của bài trước ra một mảnh giấy và nộp.
Phương pháp kiểm tra bài cũ theo truyền thống có ưu – nhược điểm như sau:
* Ưu điểm:
- Giáo viên kiểm tra được hết nội dung của bài học trước.
- Học sinh được rèn luyện rất kỹ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá lớn.
- Học sinh nắm được tương đối nhiều các cấu trúc câu cơ bản.
* Tồn tại:
- Phương pháp truyền thống – người dạy là trung tâm không giúp học sinh “giao tiếp” được. Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều – học sinh hoàn toàn bị động, không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và đặc biệt kỹ năng nói của người học bị hạn chế nhiều.
- Phương pháp cũ này đã không lấy học sinh làm trung tâm nên không bám sát được thực trạng là:
+ Ở nước ta hiện nay, việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò còn có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn, trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau…
+ Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 04 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có kiến thức mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Về sự phân bố tiết trong tuần, có khi một buổi các em phải học hai tiết tiếng Anh liên tiếp, phải tải một số lượng kiến thức mới rất nhiều. Điều này chắc chắn sẽ gây tâm lý quá tải cho một số học sinh, gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học sau.
+ Về phía học sinh, học sinh tiểu học rất hiếu động, dễ mất tập trung nên việc bắt các em học thuộc lòng ngôn ngữ mới sẽ khiến cho các em gặp không ít khó khăn.
Không chỉ thế, có rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà bởi vì với môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết.
+ Hình thức kiểm tra bài cũ theo truyền thống cũng gây ra tâm lí lo sợ khi đến tiết học tiếng Anh và khiến nhiều học sinh đâm ra chán học, sợ học tiếng Anh.
+ Nhiều phụ huynh đặc biệt phụ huynh ở vùng nông thôn chưa thấy được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nên chưa quan tâm đến môn học này.
Sau khi phân tích những nguyên nhân làm cho học sinh sợ kiểm tra bài cũ bộ môn tiếng Anh, thường xuyên không thuộc bài và việc dạy kiến thức chưa đạt hiệu quả cao, tôi quyết định thử áp dụng một số biện pháp cải tiến trong kiểm tra bài cũ môn Tiếng Anh, từ đó nâng cao hiệu quả dạy và học của học sinh.