Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,065
- Điểm
- 48
tác giả
DỰ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI CẤP HUYỆN - Đổi mới tổ chức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giờ Sinh hoạt lớp ở trường THCS Tam Tiến được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tên giải pháp:
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng trong năm học 2021 - 2022.
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.
4. Mô tả giải pháp cũ thường làm:
* Mô tả giải pháp thường làm trước khi áp dụng giải pháp mới:
Trong qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác chủ nhiệm được tính 4 tiết trên tuần. Trong đó có một tiết chính khóa, đó là giờ Sinh hoạt lớp ngày cuối tuần. Như vậy Sinh hoạt lớp là một môn học bắt buộc. Cũng giống như các môn học khác, giờ Sinh hoạt lớp được tổ chức trên lớp học với thời gian 45 phút. Tuy nhiên nhiều giáo viên chủ nhiệm không coi trọng giờ Sinh hoạt lớp, không duy trì giờ học đủ thời gian 45 phút và thường được thực hiện theo quy trình sau:
+ Lớp trưởng điều hành diễn biến của giờ Sinh hoạt lớp.
+ Các tổ trưởng lần lượt lên nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách và chấm thi đua các thành viên của tổ.
+ Các lớp phó phụ trách học tập, phụ trách văn-thể lên nhận xét các hoạt động được phân công phụ trách trong tuần.
+ Lớp trưởng đánh giá chung.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp: Đánh giá tình hình học tập, việc chấp hành nội qui, quy chế rèn luyện đạo đức, tác phong, việc xây dựng các phong trào thi đua của lớp trong tuần; biểu dương những học sinh tích cực trong các hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tham gia sinh hoạt các phong trào; phê bình, nhắc nhở, xử lí những học sinh nội quy, quy định của Đội, của lớp; triển khai các công việc trọng tâm của lớp trong tuần tới …
- Nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ:
Qua giờ Sinh hoạt lớp, học sinh thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của tập thể lớp. Các cá nhân tự đánh giá được những ưu, nhược điểm của bản thân để có hướng rèn luyên, phấn đấu đồng thời biết được những công việc của mình trong tuần kế tiếp. Giáo viên chủ nhiệm có căn cứ để đánh giá, xếp loại học sinh một cách toàn diện hơn.
Tuy nhiên, thực hiện giờ Sinh hoạt lớp theo quy trình như trên thì có những hạn chế sau:
+ Giờ Sinh hoạt lớp thường bị thu gọn lại không 45 phút và diễn ra đơn điệu, cứng nhắc, học sinh thường chỉ nghe giáo viên chủ nhiệm cũng như bộ máy cán sự lớp nhận xét, thường là phê bình, nêu những khuyết điểm của học sinh nên những em mắc lỗi trong tuần rất sợ tiết Sinh hoạt lớp.
+ Chưa tạo được cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong không khí hào hứng của lớp học. Trong giờ học, học sinh ít được phát biểu ý kiến và không có nhu cầu muốn hoạt động và không muốn được bộc lộ năng lực vốn có của mình. Chính vì vậy mà tiết Sinh hoạt lớp không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong các em. Học sinh tham gia tiết học một cách thụ động, chỉ ngồi nghe là chủ yếu, không khơi gợi được tính chủ động, sáng tạo, không hứng thú với giờ học, ngay cả đối với những học sinh được tuyên dương.
+ Giáo viên chủ nhiệm chưa thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc hướng dẫn để học sinh tự tổ chức thực hiện. Phần lớn thời gian là giáo viên nhận xét, phê bình, nhắc nhở, xử lí học sinh vi phạm, thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi khiến giờ học diễn ra căng thẳng.
+ Giờ học như vậy chưa nâng cao được hiệu quả giáo dục, bởi vậy ý nghĩa giáo dục chưa cao. Những học sinh hay bị phê bình sẽ tỏ ra chán nản, bất cần, có phản ứng chống đối, thiếu hợp tác với cán sự lớp và giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn. Như vậy việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống lại càng khó khăn, không đạt hiệu quả như mong muốn.
+ Phần lớn các em học sinh cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú.
Đầu năm học 2020 - 2021, tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú của các em đối với giờ Sinh hoạt lớp ở lớp 7B như sau:
1. Tên giải pháp:
Đổi mới tổ chức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giờ Sinh hoạt lớp
ở trường THCS Tam Tiến
ở trường THCS Tam Tiến
2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Áp dụng trong năm học 2021 - 2022.
3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không.
4. Mô tả giải pháp cũ thường làm:
* Mô tả giải pháp thường làm trước khi áp dụng giải pháp mới:
Trong qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác chủ nhiệm được tính 4 tiết trên tuần. Trong đó có một tiết chính khóa, đó là giờ Sinh hoạt lớp ngày cuối tuần. Như vậy Sinh hoạt lớp là một môn học bắt buộc. Cũng giống như các môn học khác, giờ Sinh hoạt lớp được tổ chức trên lớp học với thời gian 45 phút. Tuy nhiên nhiều giáo viên chủ nhiệm không coi trọng giờ Sinh hoạt lớp, không duy trì giờ học đủ thời gian 45 phút và thường được thực hiện theo quy trình sau:
+ Lớp trưởng điều hành diễn biến của giờ Sinh hoạt lớp.
+ Các tổ trưởng lần lượt lên nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách và chấm thi đua các thành viên của tổ.
+ Các lớp phó phụ trách học tập, phụ trách văn-thể lên nhận xét các hoạt động được phân công phụ trách trong tuần.
+ Lớp trưởng đánh giá chung.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp: Đánh giá tình hình học tập, việc chấp hành nội qui, quy chế rèn luyện đạo đức, tác phong, việc xây dựng các phong trào thi đua của lớp trong tuần; biểu dương những học sinh tích cực trong các hoạt động học tập, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tham gia sinh hoạt các phong trào; phê bình, nhắc nhở, xử lí những học sinh nội quy, quy định của Đội, của lớp; triển khai các công việc trọng tâm của lớp trong tuần tới …
- Nhược điểm, hạn chế của giải pháp cũ:
Qua giờ Sinh hoạt lớp, học sinh thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của tập thể lớp. Các cá nhân tự đánh giá được những ưu, nhược điểm của bản thân để có hướng rèn luyên, phấn đấu đồng thời biết được những công việc của mình trong tuần kế tiếp. Giáo viên chủ nhiệm có căn cứ để đánh giá, xếp loại học sinh một cách toàn diện hơn.
Tuy nhiên, thực hiện giờ Sinh hoạt lớp theo quy trình như trên thì có những hạn chế sau:
+ Giờ Sinh hoạt lớp thường bị thu gọn lại không 45 phút và diễn ra đơn điệu, cứng nhắc, học sinh thường chỉ nghe giáo viên chủ nhiệm cũng như bộ máy cán sự lớp nhận xét, thường là phê bình, nêu những khuyết điểm của học sinh nên những em mắc lỗi trong tuần rất sợ tiết Sinh hoạt lớp.
+ Chưa tạo được cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong không khí hào hứng của lớp học. Trong giờ học, học sinh ít được phát biểu ý kiến và không có nhu cầu muốn hoạt động và không muốn được bộc lộ năng lực vốn có của mình. Chính vì vậy mà tiết Sinh hoạt lớp không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong các em. Học sinh tham gia tiết học một cách thụ động, chỉ ngồi nghe là chủ yếu, không khơi gợi được tính chủ động, sáng tạo, không hứng thú với giờ học, ngay cả đối với những học sinh được tuyên dương.
+ Giáo viên chủ nhiệm chưa thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc hướng dẫn để học sinh tự tổ chức thực hiện. Phần lớn thời gian là giáo viên nhận xét, phê bình, nhắc nhở, xử lí học sinh vi phạm, thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi khiến giờ học diễn ra căng thẳng.
+ Giờ học như vậy chưa nâng cao được hiệu quả giáo dục, bởi vậy ý nghĩa giáo dục chưa cao. Những học sinh hay bị phê bình sẽ tỏ ra chán nản, bất cần, có phản ứng chống đối, thiếu hợp tác với cán sự lớp và giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn. Như vậy việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống lại càng khó khăn, không đạt hiệu quả như mong muốn.
+ Phần lớn các em học sinh cũng chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của giờ học này. Chính vì thế thái độ học tập của các em chưa tích cực, đặc biệt không mấy hứng thú.
Đầu năm học 2020 - 2021, tôi đã tiến hành khảo sát về mức độ hứng thú của các em đối với giờ Sinh hoạt lớp ở lớp 7B như sau:
DOWNLOAD FILE
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN