Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
FULL Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức CẢ NĂM THEO TỪNG CHỦ ĐỀ NĂM 2024-2025 * KÈM ÔN TẬP HỌC PHẦN được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức về ở dưới.

1 EM VỚI NHỜ TRƯỜNG

( 9 TIẾT )​

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề này, HS:

– Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô.

– Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường, tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.

– Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường.

– Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.

– Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh.

– Được phát triển phẩm chất:

+ Nhân ái, khoan dung, tôn trọng mọi người qua các hoạt động: tìm hiểu và thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô; tìm hiểu và thực hành phòng chống bắt nạt học đường.

+ Trách nhiệm thông qua các hoạt động: phòng chống bắt nạt học đường, tham gia lao động công ích.

– Được phát triển các năng lực:

+ Thích ứng với cuộc sống qua các hoạt động thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô.

+ Thiết kế và tổ chức hoạt động qua xây dựng, thực hiện kế hoạch: phòng chống bắt nạt học đường; lao động công ích; làm sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.

+ Tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.

+ Giao tiếp và hợp tác qua việc cùng các bạn trong lớp, trong nhóm thực hiện các hoạt động trong chủ đề.



TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT VÀ SỐNG HÀI HOÀ VỚI

CÁC BẠN, THẦY CÔ​

Thời gian thực hiện: 3 tiết

(Hoạt động định hướng: 1 tiết;

Hoạt động giáo dục theo chủ đề: 1 tiết;

Hoạt động phản hồi kết quả vận dụng: 1 tiết)​

I. MỤC TIÊU​

Sau khi tham gia trải nghiệm các hoạt động trong nội dung này, HS sẽ:

1. Về kiến thức

Nhận diện được biểu hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với các bạn, thầy cô.

2. Về năng lực​

– Thích ứng với cuộc sống qua các hoạt động thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô.

– Tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.

– Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp.

3. Về phẩm chất

Phát triển các phẩm chất: nhân ái, khoan dung, tôn trọng bạn bè và mọi người.

II. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV


– Xây dựng kế hoạch cuộc phát động “Xây dựng truyền thống nhà trường”.

– Chuẩn bị không gian, địa điểm để trưng bày và giới thiệu sản phẩm: phòng truyền thống, hành lang, trang mạng xã hội của trường.

– Hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị phục vụ hoạt động định hướng.

– Phân công lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ.

– Chuẩn bị một bức ảnh có tên “Bà lão hay cô gái”[1] và một bức tranh (kích thước bất kì).

2. Đối với HS​

– Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.– Xây dựng chương trình, cử MC, chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ theo sự phân công.

– Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ để làm các sản phẩm truyền thống nhà trường như: giấy, bút màu, bìa cứng, cây xanh,…

– Giấy A0, bút dạ màu xanh, đỏ, bút màu cho hoạt động thảo luận.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG​

A. HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG (Quy mô trường/ khối lớp)​

Tham gia cuộc phát động phong trào thi đua “Xây dựng truyền thống nhà trường”

của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

(1 tiết)

a) Mục tiêu

– HS làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường, tự hào về những truyền thống của nhà trường.

– Định hướng cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm trong nội dung 1 của chủ đề.

b) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của gv
Hoạt động của hS
Sản phẩm/ Kết quả cần đạt
– Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc Tổng phụ trách (TPT) lên phát động cuộc thi đua “Xây dựng truyền thống nhà trường”:
+ Nội dung: Mỗi lớp sẽ làm ít nhất 1 sản phẩm/ công trình để đóng góp vào truyền thống của nhà trường. Sản phẩm/ công trình đó có thể là khuôn viên cây xanh; xây dựng thư viện lớp học; tạo “góc check in”[2] ở sân trường,...
+ Hình thức trình bày: Sau khi các lớp đã hoàn thành sản phẩm/ công trình của lớp mình thì có thể gửi hình ảnh lên fanpage của trường để giới thiệu sản phẩm của lớp. Hình ảnh sản phẩm của lớp nhận được nhiều bình luận, yêu thích và chia sẻ cũng được coi như một tiêu chí giành giải của cuộc thi.
+ Thời gian làm sản phẩm: 2 tuần kể từ ngày phát động phong trào thi đua.
– Kết thúc buổi phát động thi đua, GV hoặc Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Làm sản phẩm đóng góp vào truyền thống nhà trường chính là việc làm có ý nghĩa, tạo dựng những giá trị tốt đẹp và xây dựng văn hoá nhà trường. Việc xây dựng văn hoá nhà trường là việc làm, trách nhiệm của tất cả thành viên trong nhà trường bao gồm GV, cán bộ nhân viên nhà trường và HS.
– HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng.
– MC giới thiệu truyền thống nhà trường, chiếu một số hình ảnh về truyền thống nhà trường, một số hình ảnh về công trình của HS ở các trường khác (nếu sân trường có màn hình Led).
– Lắng nghe yêu cầu và ý nghĩa hoạt động, hỏi lại nếu chưa rõ.
HS nắm được yêu cầu và ý nghĩa của hoạt động để về lớp triển khai thực hiện.


B. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ (Quy mô lớp)

(1 tiết)

KHỞI ĐỘNG​

Nghệ thuật xem tranh

a) Mục tiêu

Tạo sự vui vẻ, tâm thế, động lực cho HS và dẫn dắt HS vào hoạt động mới. b) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của gv
Hoạt động của hS
Sản phẩm/ Kết quả cần đạt
– Chiếu bức ảnh “Bà lão hay cô gái” và đặt câu hỏi: “Các em nhìn thấy gì ở bức ảnh trên”?
– Kết luận: Cùng trong một bức tranh nhưng có người sẽ nhìn thấy bà lão, có người lại nhìn thấy cô gái. Như vậy là cùng một sự vật, hiện tượng nhưng mỗi người sẽ nhìn thấy một khía cạnh khác nhau.
– Tiếp tục cầm bức ảnh/ tranh khác trên tay và hỏi cả lớp: “Các em thích nhất điều gì ở bức ảnh/ tranh này? Lí do thích nhất điểm đó là gì?”
* Kết luận: Cuộc sống của chúng ta thật đa dạng, muôn màu giống như bức ảnh/ tranh này. Mỗi một màu đều làm nên vẻ đẹp tổng thể của bức tranh, giống như mỗi ý kiến, mỗi sự khác biệt trong cuộc sống sẽ tạo ra nét đẹp và ý nghĩa riêng.
– Đặt câu hỏi về trải nghiệm của HS khi đưa ra nhận xét của mình về bức ảnh/ tranh.
– Giới thiệu nội dung trải nghiệm mới.
– Mô tả theo quan sát của mình. Thường là nhìn thấy hình ảnh của bà lão hoặc cô gái.– Sản phẩm hoạt động của HS chính là cảm nhận của mỗi em về bức ảnh GV đưa ra.
– HS nhận thức được ý nghĩa của sự phong phú, đa dạng, khác biệt























[1] Có thể tìm thấy rất nhiều trên trang web.
[2] Là nơi có tranh ảnh hoặc đồ trang trí đẹp để HS có thể chụp ảnh giới thiệu về trường mình.
1725441481088.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn-- giao an hdtn 9 kntt.zip
    4.1 MB · Lượt xem: 2
  • YOPO.VN---ÔTKT CUỐI HK 2.docx
    30.3 KB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN---Ôn tập KT giữa HK 2.docx
    18.9 KB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN---ÔTKT CUỐI HK 1.docx
    17.7 KB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN---Ôn tập KT giữa HK 1.docx
    18.3 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
38,703
Bài viết
40,166
Thành viên
152,351
Thành viên mới nhất
PHAMDUNG92
Top