Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Giải pháp cũ
- Giáo viên thường chú trọng giảng dạy các kiến thức theo nội dung sách giáo khoa được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức dạy học mang tính chất nội bộ trong phạm vi lớp học, giáo viên chú trọng dạy ngữ pháp, ít quan tâm về từ vựng và kỹ năng giao tiếp nghe nói cho học sinh.
- Hình thức dạy từ vựng của giáo viên không diễn ra thường xuyên, chủ yếu tập trung ở tiết kỹ năng đọc hiểu. Giáo viên dạy từ vựng cho học sinh theo hướng một chiều, cung cấp cho học sinh khoảng 10 từ mới trong tiết dạy về kỹ năng đọc hiểu và yêu cầu học sinh học thuộc lòng, buổi học sau lên bảng ghi lại và đánh giá điểm thường xuyên. Việc học từ vựng không thường xuyên cùng với sự hạn chế về môi trường giao tiếp để thực hành.
- Các hoạt động trải nghiệm chỉ được thực hiện theo chuyên đề một đến hai lần trong một năm học.
Những nhược điểm của giải pháp cũ:
- Phong trào học tiếng Anh còn hạn chế, động lực học tập của học sinh còn thấp.
- Học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân. Ngoài ra, học sinh cũng thiếu tự tin, nhút nhát khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Đối với các hoạt động ngoại khóa trước đây còn mang tính chất hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả, chỉ áp dụng cho một số ít học sinh khá, giỏi, chưa phù hợp cho mọi đối tượng và chưa bao quát được sự tham gia của học sinh toàn trường.
- Những học sinh khá giỏi tiếng Anh chỉ mới có cơ hội thể hiện kiến thức về môn học này nhưng chưa có cơ hội phát triển các năng lực khác của bản thân.
- Học sinh yếu vốn từ vựng do không có hứng thú học tập, việc không học thường xuyên và không có môi trường học tập dẫn đến tình trạng nhanh quên.
- Giáo viên tiếng Anh còn thụ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân. Điều này là do sự phụ thuộc vào sách giáo khoa. Tuy nhiên, phạm vi kiến thức truyền tải trong sách giáo khoa đến lớp 12 chỉ đáp ứng bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam.
- Chất lượng các kỳ thi còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kết quả trung bình bộ môn tiếng Anh trong các kỳ thi TN THPT QG trước khi áp dụng giải pháp mới luôn dưới mức trung bình.
1. Giải pháp cũ
- Giáo viên thường chú trọng giảng dạy các kiến thức theo nội dung sách giáo khoa được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức dạy học mang tính chất nội bộ trong phạm vi lớp học, giáo viên chú trọng dạy ngữ pháp, ít quan tâm về từ vựng và kỹ năng giao tiếp nghe nói cho học sinh.
- Hình thức dạy từ vựng của giáo viên không diễn ra thường xuyên, chủ yếu tập trung ở tiết kỹ năng đọc hiểu. Giáo viên dạy từ vựng cho học sinh theo hướng một chiều, cung cấp cho học sinh khoảng 10 từ mới trong tiết dạy về kỹ năng đọc hiểu và yêu cầu học sinh học thuộc lòng, buổi học sau lên bảng ghi lại và đánh giá điểm thường xuyên. Việc học từ vựng không thường xuyên cùng với sự hạn chế về môi trường giao tiếp để thực hành.
- Các hoạt động trải nghiệm chỉ được thực hiện theo chuyên đề một đến hai lần trong một năm học.
Những nhược điểm của giải pháp cũ:
- Phong trào học tiếng Anh còn hạn chế, động lực học tập của học sinh còn thấp.
- Học sinh không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân. Ngoài ra, học sinh cũng thiếu tự tin, nhút nhát khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Đối với các hoạt động ngoại khóa trước đây còn mang tính chất hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả, chỉ áp dụng cho một số ít học sinh khá, giỏi, chưa phù hợp cho mọi đối tượng và chưa bao quát được sự tham gia của học sinh toàn trường.
- Những học sinh khá giỏi tiếng Anh chỉ mới có cơ hội thể hiện kiến thức về môn học này nhưng chưa có cơ hội phát triển các năng lực khác của bản thân.
- Học sinh yếu vốn từ vựng do không có hứng thú học tập, việc không học thường xuyên và không có môi trường học tập dẫn đến tình trạng nhanh quên.
- Giáo viên tiếng Anh còn thụ động trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức chuyên môn cho bản thân. Điều này là do sự phụ thuộc vào sách giáo khoa. Tuy nhiên, phạm vi kiến thức truyền tải trong sách giáo khoa đến lớp 12 chỉ đáp ứng bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam.
- Chất lượng các kỳ thi còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Kết quả trung bình bộ môn tiếng Anh trong các kỳ thi TN THPT QG trước khi áp dụng giải pháp mới luôn dưới mức trung bình.