Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C. được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
- Giáo viên làm quen với lớp, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp: Giáo viên tìm hiểu về lớp, hoàn cảnh từng học sinh, qua hồ sơ của học sinh, chú ý các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như: gia đình khó khăn, ở xa, bố mẹ ly hôn, sức khỏe yếu, học sinh khuyết tật,… Giáo viên tìm hiểu về học lực, đạo đức của học sinh thông qua kết quả học tập trong học bạ của những năm học trước. Trong quá trình tìm hiểu giáo viên luôn đảm bảo: Tất cả các thông tin giáo viên ghi chép vào sổ cá nhân. Không để cho học sinh biết được việc giáo viên đã tìm hiểu và nắm rõ lai lịch từng học sinh, tránh việc một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhất là các học sinh có hạnh kiểm chưa được tốt cảm thấy áp lực, căng thẳng, lo sợ, e ngại, mất tự tin trước các bạn và trước các thầy cô. Khi biết hoàn cảnh đặc biệt của học sinh giáo viên vẫn đối xử bình đẳng với các em, không được quá phân biệt, coi các em là cá biệt, để các em có môi trường thân thiện, bình đẳng trong học tập và rèn luyện. Giáo viên yêu cầu học sinh tự viết sơ yếu lí lịch, hoàn cảnh theo mẫu để học sinh có thể bộc lộ tính cách của mình.
Từ việc tìm hiểu hoàn cảnh, lí lịch giáo viên nắm bắt những đặc điểm về tâm lí của học sinh. Thông qua các tiết sinh hoạt, chủ nhiệm đầu giờ, lồng ghép trong các tiết học giáo viên hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh điều chỉnh, quản lí cảm xúc ứng phó căng thẳng trong quá trình học tập, trong cuộc sống theo đặc điểm của học sinh mà giáo viên đã tìm hiểu. Đối với những trường hợp đặc biệt giáo viên gặp gỡ, trò chuyện tâm sự để các em thấy nhẹ nhàng trong việc thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.
- Giáo viên soạn thảo các nội quy, quy định về hành vi, ứng xử của học sinh: Giáo viên soạn thảo các nội quy, quy tắc cho lớp học phù hợp với quy định của ngành, của nhà trường và với điều kiện của lớp học. Sau đó, giáo viên in và gửi cho học sinh và phụ huynh tham khảo. Học sinh và phụ huynh có ý kiến phản hồi về những quy định do giáo viên đưa ra. Giáo viên tạo tinh thần thoải mái, thân thiện và hợp tác để học sinh và phụ huynh tích cực góp ý xây dựng các nội quy cho phù hợp, tránh việc góp ý qua loa, đối phó, né tránh. Bản dự thảo nội quy hầu hết là trắc nghiệm, học sinh chỉ cần tích vào ô đồng ý hay không đồng ý. Đặc biệt là phiếu lấy ý kiến không cần ghi tên của học sinh. Sau khi bản nội quy được xây dựng giáo viên yêu cầu tất cả học sinh phải thực hiện theo nội quy. Như vậy, học sinh sẽ điều chỉnh, quản lý cảm xúc của mình theo những quy định.
2. Nội dung
2.1. Giải pháp cũ thường làm
2.1.1. Nội dung cơ bản- Giáo viên làm quen với lớp, tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh trong lớp: Giáo viên tìm hiểu về lớp, hoàn cảnh từng học sinh, qua hồ sơ của học sinh, chú ý các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như: gia đình khó khăn, ở xa, bố mẹ ly hôn, sức khỏe yếu, học sinh khuyết tật,… Giáo viên tìm hiểu về học lực, đạo đức của học sinh thông qua kết quả học tập trong học bạ của những năm học trước. Trong quá trình tìm hiểu giáo viên luôn đảm bảo: Tất cả các thông tin giáo viên ghi chép vào sổ cá nhân. Không để cho học sinh biết được việc giáo viên đã tìm hiểu và nắm rõ lai lịch từng học sinh, tránh việc một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhất là các học sinh có hạnh kiểm chưa được tốt cảm thấy áp lực, căng thẳng, lo sợ, e ngại, mất tự tin trước các bạn và trước các thầy cô. Khi biết hoàn cảnh đặc biệt của học sinh giáo viên vẫn đối xử bình đẳng với các em, không được quá phân biệt, coi các em là cá biệt, để các em có môi trường thân thiện, bình đẳng trong học tập và rèn luyện. Giáo viên yêu cầu học sinh tự viết sơ yếu lí lịch, hoàn cảnh theo mẫu để học sinh có thể bộc lộ tính cách của mình.
MẪU PHIẾU SƠ YẾU LÍ LỊCH
LỚP:……
LỚP:……
STT | Họ và tên | Ngày sinh | Nơi ở hiện nay | Học lực năm trước | Hạnh kiểm năm trước | Số điện thoại liên lạc | Hoàn cảnh gia đình |
1 | | | | | | | |
2 | | | | | | | |
…. | | | | | | | |
Từ việc tìm hiểu hoàn cảnh, lí lịch giáo viên nắm bắt những đặc điểm về tâm lí của học sinh. Thông qua các tiết sinh hoạt, chủ nhiệm đầu giờ, lồng ghép trong các tiết học giáo viên hướng dẫn, tư vấn, định hướng cho học sinh điều chỉnh, quản lí cảm xúc ứng phó căng thẳng trong quá trình học tập, trong cuộc sống theo đặc điểm của học sinh mà giáo viên đã tìm hiểu. Đối với những trường hợp đặc biệt giáo viên gặp gỡ, trò chuyện tâm sự để các em thấy nhẹ nhàng trong việc thực hiện các nhiệm vụ rèn luyện và học tập.
- Giáo viên soạn thảo các nội quy, quy định về hành vi, ứng xử của học sinh: Giáo viên soạn thảo các nội quy, quy tắc cho lớp học phù hợp với quy định của ngành, của nhà trường và với điều kiện của lớp học. Sau đó, giáo viên in và gửi cho học sinh và phụ huynh tham khảo. Học sinh và phụ huynh có ý kiến phản hồi về những quy định do giáo viên đưa ra. Giáo viên tạo tinh thần thoải mái, thân thiện và hợp tác để học sinh và phụ huynh tích cực góp ý xây dựng các nội quy cho phù hợp, tránh việc góp ý qua loa, đối phó, né tránh. Bản dự thảo nội quy hầu hết là trắc nghiệm, học sinh chỉ cần tích vào ô đồng ý hay không đồng ý. Đặc biệt là phiếu lấy ý kiến không cần ghi tên của học sinh. Sau khi bản nội quy được xây dựng giáo viên yêu cầu tất cả học sinh phải thực hiện theo nội quy. Như vậy, học sinh sẽ điều chỉnh, quản lý cảm xúc của mình theo những quy định.