Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Giải pháp vận dụng kiến thức liên môn hướng dẫn học sinh THPT làm và sử dụng enzim bồ hòn góp phần bảo vệ môi trường được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
2.1. Giải pháp cũ thường làm
Thứ nhất, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thấy, ở một số bộ môn trong trường THPT hiện nay có nhiều bài học có nội dung kiến thức liên quan chặt chẽ với nhau, giúp học sinh giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực tiễn nhưng lại được dạy một cách tách bạch, chưa được đưa vào chuyên đề liên môn, trải nghiệm của các trường THPT trong toàn tỉnh. Cụ thể như sau:
Ở chương trình Sinh học 10, học sinh được học các bài:
+ Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
+ Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
+ Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
Ở chương trình Vật lí 10, học sinh được học bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.
Ở chương trình Ngữ văn 10, học sinh được học “Chủ đề văn thuyết minh”.
Thứ hai, hiện nay, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đang được nhiều trường THPT quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, khi triển khai hoạt động này, hầu hết các trường đều tổ chức theo hướng cho học sinh đến trải nghiệm tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các trường đại học,… Đặc biệt, khi đại dịch Covid 19 diễn ra phức tạp, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo xu hướng này trở thành một vấn đề khó khăn đối với nhiều nhà trường.
Thứ ba, trong chương trình THPT, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một trong những nội dung trọng tâm của nhiều bộ môn. Tuy nhiên, nội dung này chủ yếu được giảng dạy nặng về lí thuyết, chủ yếu tác động đến ý thức của học sinh nhiều hơn là việc đưa ra những hành động, biện pháp cụ thể.
Với phương pháp dạy và học như trên, có thể nhận thấy những ưu, nhược điểm như sau:
a. Ưu điểm của giải pháp cũ
- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo nhu cầu nắm kiến thức “cấp tốc” để phục vụ kiểm tra, thi cử.
- Giáo viên và học sinh không tốn nhiều thời gian.
b. Hạn chế và những tồn tại của giải pháp cũ
Thứ nhất, khi dạy những bài học trên một cách tách bạch, phần lớn giáo viên chủ yếu tập trung cung cấp kiến thức lí thuyết theo những phương pháp dạy học truyền thống. Học sinh cũng chủ yếu ghi nhớ, tái hiện kiến thức và ít được thực hành. Do vậy, kiến thức của từng bài học trở nên khô khan, khó hiểu, ít có tính ứng dụng. Cụ thể như sau:
- Ở môn Sinh học: học sinh được học được enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất, được học quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật, quá trình lên men nhưng chỉ dừng lại ở kiến thức lí thuyết; học sinh không được quan sát, không được thực nghiệm và khó nắm được bản chất của từng vấn đề. Khả năng thực hành và vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn sẽ bị hạn chế.
- Ở môn Vật lí: học sinh được học về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, cơ chế tẩy rửa của xà phòng nhưng sẽ không tự làm được các chất tẩy rửa có hoạt tính tương tự như xà phòng.
- Ở môn Ngữ văn, học sinh được học về văn thuyết minh nhưng chủ yếu là thuyết minh về danh nhân, về danh lam thắng cảnh nhưng ít khi sử dụng loại văn bản này để trình bày những vấn đề liên quan đến các bộ môn khoa học khác, ít được vận dụng kĩ năng thuyết minh vào thực tiễn đời sống.
- Học sinh được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhưng chưa thấy được sự tác động của hóa chất tẩy rửa đến môi trường, chưa tìm được biện pháp, cách thức để hạn chế rác thải nhựa và các hóa chất độc hại vào môi trường.
Thứ hai, khi dạy các bộ môn này một cách tách bạch, học sinh không thấy được mối quan hệ khoa học giữa các bộ môn, ít có cơ hội được vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn của đời sống.
Thứ ba, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mặc dù đem lại hứng thú học tập cho học sinh nhưng có hạn chế là tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, mất an toàn; tốn kém chi phí trong quá trình tổ chức; ít gắn liền với bài học của học sinh trên lớp; khó tổ chức trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19.
2.1. Giải pháp cũ thường làm
Thứ nhất, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thấy, ở một số bộ môn trong trường THPT hiện nay có nhiều bài học có nội dung kiến thức liên quan chặt chẽ với nhau, giúp học sinh giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực tiễn nhưng lại được dạy một cách tách bạch, chưa được đưa vào chuyên đề liên môn, trải nghiệm của các trường THPT trong toàn tỉnh. Cụ thể như sau:
Ở chương trình Sinh học 10, học sinh được học các bài:
+ Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
+ Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
+ Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật.
Ở chương trình Vật lí 10, học sinh được học bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.
Ở chương trình Ngữ văn 10, học sinh được học “Chủ đề văn thuyết minh”.
Thứ hai, hiện nay, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đang được nhiều trường THPT quan tâm và đẩy mạnh. Tuy nhiên, khi triển khai hoạt động này, hầu hết các trường đều tổ chức theo hướng cho học sinh đến trải nghiệm tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các trường đại học,… Đặc biệt, khi đại dịch Covid 19 diễn ra phức tạp, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo xu hướng này trở thành một vấn đề khó khăn đối với nhiều nhà trường.
Thứ ba, trong chương trình THPT, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một trong những nội dung trọng tâm của nhiều bộ môn. Tuy nhiên, nội dung này chủ yếu được giảng dạy nặng về lí thuyết, chủ yếu tác động đến ý thức của học sinh nhiều hơn là việc đưa ra những hành động, biện pháp cụ thể.
Với phương pháp dạy và học như trên, có thể nhận thấy những ưu, nhược điểm như sau:
a. Ưu điểm của giải pháp cũ
- Cung cấp cho học sinh kiến thức chuẩn của từng bài, đảm bảo nhu cầu nắm kiến thức “cấp tốc” để phục vụ kiểm tra, thi cử.
- Giáo viên và học sinh không tốn nhiều thời gian.
b. Hạn chế và những tồn tại của giải pháp cũ
Thứ nhất, khi dạy những bài học trên một cách tách bạch, phần lớn giáo viên chủ yếu tập trung cung cấp kiến thức lí thuyết theo những phương pháp dạy học truyền thống. Học sinh cũng chủ yếu ghi nhớ, tái hiện kiến thức và ít được thực hành. Do vậy, kiến thức của từng bài học trở nên khô khan, khó hiểu, ít có tính ứng dụng. Cụ thể như sau:
- Ở môn Sinh học: học sinh được học được enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất, được học quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật, quá trình lên men nhưng chỉ dừng lại ở kiến thức lí thuyết; học sinh không được quan sát, không được thực nghiệm và khó nắm được bản chất của từng vấn đề. Khả năng thực hành và vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn sẽ bị hạn chế.
- Ở môn Vật lí: học sinh được học về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng, cơ chế tẩy rửa của xà phòng nhưng sẽ không tự làm được các chất tẩy rửa có hoạt tính tương tự như xà phòng.
- Ở môn Ngữ văn, học sinh được học về văn thuyết minh nhưng chủ yếu là thuyết minh về danh nhân, về danh lam thắng cảnh nhưng ít khi sử dụng loại văn bản này để trình bày những vấn đề liên quan đến các bộ môn khoa học khác, ít được vận dụng kĩ năng thuyết minh vào thực tiễn đời sống.
- Học sinh được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhưng chưa thấy được sự tác động của hóa chất tẩy rửa đến môi trường, chưa tìm được biện pháp, cách thức để hạn chế rác thải nhựa và các hóa chất độc hại vào môi trường.
Thứ hai, khi dạy các bộ môn này một cách tách bạch, học sinh không thấy được mối quan hệ khoa học giữa các bộ môn, ít có cơ hội được vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn của đời sống.
Thứ ba, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mặc dù đem lại hứng thú học tập cho học sinh nhưng có hạn chế là tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, mất an toàn; tốn kém chi phí trong quá trình tổ chức; ít gắn liền với bài học của học sinh trên lớp; khó tổ chức trước diễn biến phức tạp của dịch Covid 19.