Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,427
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU Kinh tế Pháp luật LỚP 10 Kết nối tri thức NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 39 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BUỔI SỐ I

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ I: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ​

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.

- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có những định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường

- Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế

- Tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

- Nhận biết được các chủ thể tham gia trong nền kinh tế, vai trò của các chủ thể khi tham gia nền kinh tế

- Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường.

-Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện vai trò là chủ thế kinh tế phù hợp với lứa tuổi. Nhận biết được vai trò của các chủ thể, xác định được vị trí của bản thân với tư cách là một chủ thể từ đó có kế hoạch thực hiện tốt vai trò của mình.


  • II. LÝ THUYẾT
  • BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
1. Hoạt động sản xuất

Khái niệm: Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

Vai trò: Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

2. Hoạt động phân phối – trao đổi

Phân phối là hoạt động phân chia các yêu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phầm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).

Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).

3. Hoạt động tiêu dùng

- Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất,

- Tiêu dùng giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chật lượng, hình thức sản phẩm.



BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ​

1. Chủ thể sản xuất

*Khái niệm: Chủ thể sản xuất là những người sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

*Vai trò:

Bản thân họ: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.

Đối với xã hội: thoả mãn nhu cầu hiện tại và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai

Chủ thể sản xuất còn phải có trách nhiệm đối với con người - cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.

2. Chủ thể tiêu dùng

- Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,...

- Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

3. Chủ thể trung gian

- Các chủ thể trung gian là các cá nhân, tồ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

- Họ có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua-bán, sản xuất - tiêu dùng,... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.

4. Chủ thể nhà nước

- Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ồn định chính trị - xã hội cho sự phát triền kinh tế.

- Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triền, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tự vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triền theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triền và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng, giao thông, viễn thông,...; khắc phục những bất ồn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...

- Thực hiện tăng trường kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.



III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội của hoạt động sản xuất?

A. Công ti H sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường.

B. Cửa hàng xăng dầu A gia lận trong việc bán hàng.

C. Công ti E làm giả hoá đơn để được miễn giảm thuế.

D. Ông K xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường

Câu 2: Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội ? DT12

1703837414374.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---giáo án ôn buổi chiều khối 10.docx
    103.6 KB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,416
Bài viết
37,885
Thành viên
141,125
Thành viên mới nhất
Trần Thị Bích Ngọtrần thị bích ngọc

Thành viên Online

Không có thành viên trực tuyến.
Top