Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,426
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN DẠY THÊM Kinh tế Pháp luật LỚP 10 Kết nối tri thức HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 44 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn:

Tiết 18,19


GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BÀI 11,12

I. MỤCTIÊU

1.Về kiến thức


Nêu được khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

2.Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điếm, vai trò của pháp luật.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến pháp luật.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc chấp hành pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phần tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện pháp luật của Nhà nước; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hựp với quy định của pháp luật; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số vấn đề cơ bản vế pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề pháp luật đang diễn ra ở Việt Nam và thế giới; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đổng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật và lứa tuổi.

3. Về phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện pháp luật.

- Yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.TÓM TẮT KIẾN THỨC:

A.BÀI 11

1. Khái niệm pháp luật

a.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Đặc điểm của pháp luật

* Biểu hiện của tính quy phạm phổ biến của pháp luật:

- Pháp luật là khuôn mẫu, là quy tắc xử sự chung cho mọi người, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi.

- Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định đều phải xử sự theo khuôn mẫu pháp luật quy đụih

* Biểu hiện của tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật:

- Quy phạm pháp luật do Nhà nước (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) ban hành.

- Mọi cá nhân, tổ chức đều bắt buộc phải thực hiện theo khuôn mẫu chung mà Nhà nước quy định.

* Biểu hiện của tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật:

- Pháp luật phải được thể hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành. Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Hiến pháp và luật quy định mới được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục hình thức pháp luật quy định.

- Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, chỉ mang một nghĩa nhất định.

- Nội dung phải đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

2. Vai trò của pháp luật

* Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

-Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiềm soát hoạt động của cá nhân, tồ chức, trong phạm vi lãnh thồ của mình.

-Pháp luật tạo cơ sở pháp lí đề Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đằng và tiến bộ xã hội.

* Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyên và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa bản thân.

-Tạo cơ sờ pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

1703837718279.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GIAO AN HOC THEM 10 KY 2.doc
    318.5 KB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,415
Bài viết
37,884
Thành viên
141,122
Thành viên mới nhất
thuyduong272vx

Thành viên Online

Top