Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
Giáo án dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều HỌC KÌ 1 NĂM 2024-2025 BẢN UPDATE được soạn dưới dạng file word gồm 447 trang. Các bạn xem và tải giáo án dạy thêm ngữ văn 7 cánh diều về ở dưới.
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực


- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” .

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.

- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” .

2. Về phẩm chất:

-
Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.

II. NỘI DUNG

Ngày soạn: 10 / 9/2024

Ngày dạy: 11/ 9/2024

ÔN TẬP VĂN BẢN: NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG


(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi)

I. Tìm hiểu chung về truyện ngắn

1. Tính cách nhân vật, bối cảnh
- Tính cách nhân vật:
Thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác.

- Bối cảnh trong truyện: Thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng);…

2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể

Một câu chuyện có thể thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn…

3. Ngôn ngữ các vùng miền

- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:

+ Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

+ Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương.

II. Nội dung

1. Tác giả tác phẩm


+ Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.

+ Gia đình: Xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn và giàu lòng yêu nước.

+ Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

- Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ.

- Cuộc đời:

+ Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940

+ Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949)

+ Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam

+ Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam

+ Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III.

+ Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại TP Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư

+ 07/04/2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.

+ Tác phẩm

a. Xuất xứ:


- Bối cảnh: - Bối cảnh chung: kháng chiến chống Pháp.

- Bối cảnh riêng: ban đêm ở lều của chú Võ Tòng trong rừng U Minh – nơi diễn ra cuộc nói chuyện, bàn bạc của ông Hai và chú Võ Tòng về chuyện đánh giặc.

- Ngôi kể:

- Ngôi thứ nhất
– nhân vật An.

- Ngôi thứ ba – tác giả.

- Xuất xứ: tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”.

- Thể loại: tiểu thuyết

- Nhân vật chính: Võ Tòng

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 (có sự chuyển đổi ngôi kể)

* Nội dung chính:

- Văn bản Kể việc tía nuôi An dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một túp lều ở trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét… ét” tạo cảm giác hoang vắng, cô đơn.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ nhất.

+ Phần 2: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ ba.

c. Nhân vật: Nhân vật chính: Võ Tòng.

* Tóm tắt văn bản: An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Chú cũng có một gia đình đàng hoàng. Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chủ, nhưng không trốn chạy mà đường hoàng đến chịu tội. Đi tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi. Sống trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng, nhưng ai cũng quý mến chú bởi tính tình thật thà, hay giúp đỡ mọi người.

III. ÔN TẬP VĂN BẢN “NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG”

1. Bối cảnh

+ Thời gian:
nửa đêm lúc về sáng.

- Ánh lửa bếp chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến.

- Bên ngoài, trời rạng dần.

+ Không gian: hoang vắng.

- Tiếng con vượn bạc má kêu “ché… ét, ché… ét”, ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa người

- Bậc gỗ trơn tuột.

- Một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít…

- Một làn khói hăng hắc màu xanh bay ra từ chiếc nồi dậy kín vung sôi “ùng … ục…”

=> Nổi bật lên trong khung cảnh hoang dã, heo hút, rờn rợn, nằm sâu trong rừng U Minh là hình ảnh ông Hai bán rắn (tía nuôi An), chú Võ Tòng và An – những con người chung chí hướng, lí tưởng.

2. Thiên nhiên Nam Bộ

- Sông nước (xuồng).

- Rừng: hoang sơ: (nhiều thú dữ; nai, heo rừng be bé (An dặn chú Võ Tòng đem cho) và chim (tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những cây xung quanh lều).

- Trù phú và hoang sơ.

3. Con người Nam Bộ

a. Con người Nam Bộ


- Đi xuồng (tía nuôi và An)

- Sống giữa rừng (chú Võ Tòng)

- Sống hòa mình với thiên nhiên.

b. Nhân vật Võ Tòng

Đặc điểm tính cách của nhân vật Võ Tòng được thể hiện qua lời kể của dân làng, qua cách ăn mặc, hành động thái độ của chú:

- Ngoại hình: cởi trần, mặc chiếc quần ka ki, hàng sẹo khủng khiếp từ thái dương xuống cổ.

- Ngôn ngữ:

+ Nói với ông Hai: nghiêm túc, thẳng thắn.

+ Nói với An: trêu đùa, vui vẻ, chắc chắn.

- Cử chỉ, hành động, lối sống: Chất phác, thật thà, tốt bụng, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.

- Suy nghĩ: Khẳng khái, chính trực, tốt bụng, thật thà, chất phác, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.

- Chú Võ Tòng là một người nông dân cao lớn, chất phác. Chú rất hào sảng và dễ mến, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nề hà khó khăn nặng nhọc.

=>Võ Tòng là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc.

c. Nhân vật Ông Hai

- Sống tình cảm: thương An, nhận An làm con nuôi; để cho An ngủ đã giấc trên xuồng; đỡ lời cho má An.

- Gan dạ: bàn với Võ Tòng chuyện giết giặc Pháp.

d. Nhân vật An

- Biết quan sát, cảm nhận: nhìn và nhận xét được về chú Võ Tòng.

- Gan dạ: bị con vượn bạc dọa nhưng vẫn không sợ mà đi lên lều của chú Võ Tòng, thản nhiên ăn khô nai.

3. Đánh giá

*Nội dung


- Đoạn trích đã thành công thể hiện được tính cách của cương trực, thẳng thắn, gan dạ của người Nam Bộ.

*Nghệ thuật:

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

- Sử dụng đa dạng ngôi kể để câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, nhiều chiều.

- Sử dụng từ ngữ địa phương, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả.

IV. Định hướng phân tích văn bản

Dàn ý bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai? Nhân vật ấy là người như thế nào?...)

b. Thân bài

- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:

+ Lai lịch: “Chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu”

+ Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao…

+ Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trẻ thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời một tiếng, cười nhạt rồi bỏ làng vào rừng sinh sống;...

+ Hành động và việc làm…

- Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: trình bày những suy nghĩ, cảm xúc,... của em về các đặc điểm đã phân tích về chú Võ Tòng

c. Kết bài

- Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng

- Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó, rút ra bài học cho mình và thế hệ trẻ hôm nay.

BÀI MẪU THAM KHẢO

Đất rừng phương Nam là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong cuốn tiểu thuyết đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Đoạn trích kể về việc An theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng - một người đàn ông sống cô độc giữa rừng. Không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì, người dân ở đây chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ nguồn gốc cái tên Võ Tòng cũng bắt đầu từ đó. Cuộc đời của Võ Tòng cũng trải qua nhiều cay đắng, bất hạnh. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình như ai. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Câu chuyện này cho thấy Võ Tòng là một con người gan dạ, dũng cảm. Võ Tòng cũng là một người giàu lòng yêu nước thể hiện qua cuộc trò chuyện với tía nuôi của An về chuyện đánh giặc Pháp. Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Nhà văn đã khắc họa nhân vật này để cho thấy vẻ đẹp phẩm chất của con người Nam Bộ: phóng khoáng, tốt bụng, giàu tình cảm.

Cùng với đó, một điểm khiến người đọc cảm thấy ấn tượng là không gian núi rừng Nam Bộ được nhà văn khắc họa đầy chân thực. Những hình ảnh như “ánh lửa bếp chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến”. Hay căn nhà của Võ Tòng: “Trên vách lều đóng đầy mồ hóng đen sì, một chùm xương sọ khỉ ước chừng vài mươi cái treo lủng láng cạnh những đầu con nhọ nồi khô, những chân tay khỉ, tay chân dọc xâu từng đôi một, gác trên đoạn sào nhỏ”. Cùng với tiếng kêu của con vượn bạc má “Ché... ét ché... ét…”. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh hoang dã, vắng vẻ.

Với điểm nhìn của nhân vật An, Võ Tòng là nhân vật trung tâm của đoạn trích hiện lên đầy chân thực. Ẩn sâu trong vẻ bên ngoài dị thường là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Không chỉ vậy, Võ Tòng còn là một người có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Chú căm thù giặc Pháp và thứ vũ khí hiện đại của chúng. Chú đã tạo ra những mũi tên tẩm độc để giết giặc. Tài liệu của Nhung tây Có thể thấy, nhân vật này chính được khắc họa nhằm đại diện cho tính cách của con người Nam Bộ - chất phác, thật thà mà dũng cảm, gan dạ.

III. LUYỆN TẬP

1. Dạng đề trắc nghiệm

Câu 1
: Võ Tòng có xuất thân từ đâu?

A. Không ai biết tên thật của gã, gã đến đây từ mười mấy năm trước, có vợ con nhưng vợ và con đều mất sớm.

B. Hắn là người ở vùng này, sau một lần giết hổ mọi người gọi hắn là Võ Tòng.

C. Không ai biết tên thật của gã, gã đến đây từ mười mấy năm trước, sống đơn độc không có bạn.

D. Không ai biết hắn đến từ đâu, chỉ biết tên là Võ Tòng.

Câu 2: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai

C. Ngôi thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba

Câu 3
: Qua ngôi kể thứ nhất, Võ Tòng hiện lên là một nhân vật như thế nào?

A. Là một người đàn ông hiền lành, thật thà.

B. Là một người cởi mở, hiếu khách.

C. Là một người chân thành, mộc mạc

D. Là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc

Câu 4: Qua ngôi kể thứ ba, Võ Tòng hiện lên là một nhân vật như thế nào?

A. Là một người đàn ông hiền lành, thật thà.

B. Là một người cởi mở, hiếu khách.

C. Là người đàn ông hiền lành, khỏe mạnh, tính tình bộc trực, có chí khí nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh.

D. Là một người yêu nước, căm thù giặc.

Câu 5: Sắp xếp các chi tiết, sự kiện sau đây theo thứ tự xuất hiện trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng.

A. An cùng tía nuôi đi thăm chú Võ Tòng.

B. Lai lịch của chú Võ Tòng.

C. Võ Tòng bàn về việc dùng con dao và chiếc nỏ giết giặc.

D. Võ Tòng trao chiếc nỏ cho ông Hai.

E. Tía con An chia tay chú Võ Tòng.

Đáp án: A.B.C.D.E

Câu 6: Câu văn nào sau đây có yếu tố miêu tả?

A. Một buổi trưa, gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã.

B. Vào đây An! - Tía nuôi gọi tôi.

C. Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ thì nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh.

D. Ánh bếp lửa từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến.

2. Dạng bài đọc hiểu ngữ liệu sgk


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mỡ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. Tôi bước ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu “Ché..ét. ché..ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói: “Thằng bé của anh nó lên đấy!”
- Vào đây, An! – Tía nuôi tôi gọi.
Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gốc cây. Trước mắt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi và một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên canhh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau...
(Sách Ngữ văn 7, tập 1 – Cánh diều)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn.
Câu 3. Nhân vật “tôi” và “tía nuôi” trong đoạn trích trên là những ai?
Câu 4. Chi tiết nào cho em thấy cảm giác về một bối cảnh hoang vắng rợn ngợp?
Câu 5.Qua đoạn trích, theo em con người Nam Bộ có cuộc sống như thế nào?
Gợi ý trả lời

Câu 1. Đoạn văn được trích trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 3. Nhân vật “tôi”: An

- Nhân vật “tía nuôi”: ông Hai

Câu 4. Chi tiết cho em thấy cảm giác về một bối cảnh hoang vắng rợn ngợp: Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má (ché..ét..ché....ét; ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhẹ răng dọa). Tài liệu của Nhung tây

Câu 5. Con người Nam Bộ có cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, giữa cảnh núi rừng và sông nước, đã được thể hiện qua các chi tiết: Tía nuôi và An dùng xuồng để làm phương tiện di chuyển và chú Võ Tòng sống trong túp lều giữa rừng vắng hoang vu.



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
- Ngồi xuống đây, chú em!
Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần ka ki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu cái túi). Bên hông, chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời mà nuôi tôi đã tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ!
Tôi không sợ chú Võ Tòng như cái đêm đã gặp chú lần đầu tiên ở bờ sông, mà lại còn có đôi chút cảm tính xen lẫn ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy. Tía nuôi ngó tôi, cười cười nhấc cái tẩu thuốc lá ở miệng ra.
- Ngủ đẫy giấc rồi à! Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. Thôi, đã dậy rồi thì ngồi đây chơi!
- Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em. Cho đỡ buồn miệng mà! - Chú Võ Tòng nhặt trong lửa ra một thỏi khô nướng to nhất đặt vào tay tôi.
(Sách Ngữ văn 7, tập 1 - Cánh diều)

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Nhan đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì?
Câu 3. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Võ Tòng thông qua cách ăn mặc và tiếp khách của chú? Những chi tiết đó đã gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng?


Gợi ý trả lờ
1725615611697.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--DẠY THÊM BỘ VĂN 7 kì 1.docx
    1 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 7 thí điểm giáo án anh văn lớp 7 unit 12 giáo an dạy thêm ngữ văn 7 chân trời sáng tạo giáo an dạy thêm ngữ văn 7 mới nhất giáo an dạy thêm văn 7 kết nối tri thức violet giáo án dạy thêm văn 7 mới nhất giáo án dạy thêm văn 7 violet giáo án dạy văn 7 giáo án lớp 7 môn ngữ văn giáo án lớp 7 môn văn giáo án lớp 7 ngữ văn giáo án ngữ văn 7 giáo án ngữ văn 7 bài dấu gạch ngang giáo án ngữ văn 7 bài rằm tháng giêng giáo án ngữ văn 7 bài rút gọn câu violet giáo án ngữ văn 7 bài sau phút chia li giáo án ngữ văn 7 bài tinh thần yêu nước giáo án ngữ văn 7 có kỹ năng sống giáo án ngữ văn 7 có tích hợp giáo án ngữ văn 7 dấu chấm phẩy giáo án ngữ văn 7 học kì 2 3 cột giáo án ngữ văn 7 học kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 7 học kì 2 violet giáo an ngữ văn 7 kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 7 mới 2020 giáo án ngữ văn 7 ôn tập phần tiếng việt giáo án ngữ văn 7 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 7 rút gọn câu giáo án ngữ văn 7 sài gòn tôi yêu giáo an ngữ văn 7 soạn theo 5 bước violet giáo án ngữ văn 7 sống chết mặc bay giáo án ngữ văn 7 tiếng gà trưa giáo án ngữ văn 7 violet giáo án ngữ văn 7 vnen giáo án ngữ văn 7 vnen violet giáo án on tập cuối học kì 2 văn 7 cánh diều giáo án on tập phần văn lớp 7 kì 2 giáo án on tập tổng hợp ngữ văn 7 giáo án on tập tổng hợp văn 7 kì 2 giáo án ôn tập văn 7 giữa kì 1 giáo án ôn tập văn 7 học kì 1 giáo án phụ đạo văn 7 giáo án phụ đạo văn 7 kì 1 giáo án phụ đạo văn 7 kì 2 giáo án phụ đạo văn 7 violet giáo án phụ đạo yếu kém văn 7 giáo án soạn văn 7 giáo án văn 7 giáo án văn 7 bài 1 giáo án văn 7 bài bạn đến chơi nhà giáo án văn 7 bài cảnh khuya giáo án văn 7 bài cổng trường mở ra giáo án văn 7 bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy giáo án văn 7 bài những câu hát châm biếm giáo án văn 7 bài qua đèo ngang giáo án văn 7 bài rằm tháng giêng giáo án văn 7 bài rút gọn câu giáo án văn 7 bài sông núi nước nam giáo án văn 7 bài tiếng gà trưa giáo án văn 7 bài từ hán việt giáo án văn 7 bánh trôi nước giáo án văn 7 ca huế trên sông hương giáo án văn 7 các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm giáo án văn 7 cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học giáo án văn 7 cách lập ý của bài văn biểu cảm giáo án văn 7 cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giáo án văn 7 chơi chữ giáo án văn 7 chữa lỗi về quan hệ từ giáo án văn 7 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án văn 7 chuẩn mực sử dụng từ giáo án văn 7 cuộc chia tay của những con búp bê giáo án văn 7 dạy theo chủ đề giáo án văn 7 dạy trực tuyến giáo án văn 7 hk1 giáo án văn 7 hk2 giáo án văn 7 học kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 7 kì 1 giáo an văn 7 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 7 kì 1 theo cv 5512 giáo án văn 7 kì 2 giáo án văn 7 kì 2 chuẩn giáo án văn 7 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 7 liệt kê giáo án văn 7 luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người giáo án văn 7 luyện tập lập luận chứng minh giáo án văn 7 luyện tập lập luận giải thích giáo án văn 7 luyện tập sử dụng từ giáo án văn 7 luyện tập tạo lập văn bản giáo án văn 7 mẹ tôi giáo án văn 7 mới nhất giáo án văn 7 một thứ quà của lúa non cốm giáo án văn 7 mùa xuân của tôi giáo án văn 7 năm 2020 giáo án văn 7 năm 2021 giáo án văn 7 ngẫu nhiên viết nhân mới về quê giáo án văn 7 những câu hát châm biếm giáo án văn 7 những câu hát than thân giáo án văn 7 những câu hát về tình cảm gia đình giáo án văn 7 những trò lố hay là varen giáo án văn 7 powerpoint giáo án văn 7 quá trình tạo lập văn bản giáo án văn 7 qua đèo ngang giáo án văn 7 quan hệ từ giáo án văn 7 rằm tháng giêng giáo án văn 7 sài gòn tôi yêu giáo án văn 7 soạn theo 5 bước giáo án văn 7 sống chết mặc bay giáo án văn 7 sự giàu đẹp của tiếng việt giáo án văn 7 tập 2 giáo án văn 7 thành ngữ giáo án văn 7 theo chủ đề giáo án văn 7 theo công văn 4040 giáo án văn 7 theo công văn 5512 giáo án văn 7 tiếng gà trưa giáo án văn 7 tiết 2 giáo án văn 7 tìm hiểu chung về văn biểu cảm giáo án văn 7 từ ghép giáo án văn 7 từ láy giáo án văn 7 từ trái nghĩa giáo án văn 7 từ đồng âm giáo án văn 7 từ đồng nghĩa giáo án văn 7 tục ngữ về con người và xã hội giáo án văn 7 tục ngữ về thiên nhiên giáo án văn 7 vietjack giáo án văn 7 violet giáo án văn 7 vnen giáo án văn 7 vnen bài 3 giáo án văn 7 ý nghĩa văn chương giáo án văn 7 đại từ giáo án văn 7 đức tính giản dị của bác giáo án văn lớp 7 giáo án văn lớp 7 bài cổng trường mở ra giáo án điện tử dạy thêm văn 7 cánh diều kế hoạch dạy thêm văn 7 cánh diều ôn tập văn 7 cánh diều
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top