Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức CẢ NĂM TÁCH TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức về ở dưới.
Ngày soạn:

Ngày dạy:

Lớp dạy:


BÀI 4 - CHỦ ĐỀ 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

Tiết 46,47,48,49,50

LUYỆN ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ CA TRÀO PHÚNG



A. MỤC TIÊU

I. Năng lực


1. Năng lực chung: Tự học; hợp tác giải quyết vấn đề, trình bày trước đám đông.

2. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận biết các đặc điểm thơ trào phúng (một số yếu tố thi luật; đặc sắc nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ trào phúng); nắm được cách đọc hiểu văn bản thơ trào phúng.

- Năng lực đọc hiểu các văn bản thơ trào phúng trong và ngoài SGK.

- Năng lực cảm thụ văn học.

II. Phẩm chất

- Bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người.

- Hoàn thiện nhân cách, hướng đến lối sống tích cực.

- Có ý thức ôn tập một cách nghiêm túc.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Giáo án;

- Phiếu bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra kiến thức cũ:
Xen kẽ trong giờ.

2. Tiến hành ôn tập.

HOẠT ĐỘNG 1: CỦNG CỐ TRI THỨC VỀ THỂ LOẠI THƠ TRÀO PHÚNG

1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức về thơ trào phúng.

2. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.

3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.

4. Tổ chức thực hiện hoạt động.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Mục tiêu: Củng cố tri thức nền về thơ ca trào phúng.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu học tập:

Dựa vào đáp án sau khi làm xong phiếu bài tập trắc nghiệm, em hãy trình bày sự hiểu biết của mình về thơ ca trào phúng qua việc điền vào bảng sau:
Câu hỏi
Nội dung trả lời
Tiếng cười trong thơ trào phúng được bật ra từ đâu?
Hình thức thể hiện?
Ý nghĩa của thơ trào phúng?
Nghệ thuật trong thơ trào phúng?
- GV phát vấn câu hỏi:
Điều quan trọng nhất khi phân tích một tác phẩm thơ trào phúng là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi ra phiếu học tập và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS phát biểu, lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

PHIẾU BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tiếng cười trong thơ trào phúng được bật ra từ:
A. Những phản ứng lành mạnh của con người trước cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa tồn tại xung quanh chúng ta.
B. Những phản ứng lành mạnh của con người trước cái chưa đủ, chưa độc đáo hoặc cái không tốt tồn tại xung quanh chúng ta.
C. Những phản ứng lành mạnh của con người trước cái chưa hay, chưa đẹp tồn tại xung quanh chúng ta.
D. Những phản ứng lành mạnh của con người trước cái tiêu cực, xấu xa tồn tại xung quanh chúng ta.
Câu 2: Thơ trào phúng chuyển tải tiếng cười thông qua.
A. Hình thức ngôn ngữ viết.
B. Hình thức ngôn ngữ văn học.
C. Hình thức ngôn ngữ nói.
D. Hình thức ngôn ngữ thi ca.
Câu 3: Theo em thì:
A. Thơ trào phúng chỉ nên đọc cho vui.
B. Thơ trào phúng không quan trọng với đời sống ngày nay.
C. Thơ trào phúng không cần thiết với đời sống ngày nay.
D. Thơ trào phúng rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại, để mọi người có thể nhìn vào và điều chỉnh lại bản thân.
Câu 4: Khi học xong thơ trào phúng, chúng ta cần:
A. Có ý thức hơn.
B. Có ý thức hướng tới những điều tốt đẹp.
C. Có ý thức phê phán cái xấu.
D. Có ý thức phê phán cái xấu, hướng tới những điều tốt đẹp.
Câu 5: Theo em thì:
A. Thơ trào phúng chỉ nên đọc cho vui.
B. Thơ trào phúng không quan trọng với đời sống ngày nay.
C. Thơ trào phúng không cần thiết với đời sống ngày nay.
D. Thơ trào phúng rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại, để mọi người có thể nhìn vào và điều chỉnh lại bản thân.
Câu 6: Điều quan trọng nhất khi phân tích một tác phẩm thơ trào phúng?
A. Khẳng định được nội dung của bài thơ.
B. Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.
C. Khẳng định được nghệ thuật của bài thơ.
D. Chỉ ra được nguyên nhân gây tiếng cười.
Câu 7: Nghệ thụật mà thơ trào phúng hay sử dụng là:
A. So sánh
B. So sánh, ẩn dụ, nói quá, phóng đại,...
C. Ẩn dụ
D. Nói quá
I. TRI THỨC NỀN VỀ THƠ TRÀO PHÚNG CẦN GHI NHỚ.
1/ Tiếng cười trong thơ trào phúng được bật ra từ: Những phản ứng lành mạnh của con người trước cái chưa hay, chưa đẹp hoặc cái tiêu cực, xấu xa tồn tại xung quanh chúng ta.
2/ Thơ trào phúng chuyển tải tiếng cười thông qua hình thức ngôn ngữ thi ca.
3/ Thơ trào phúng rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại, để mọi người có thể nhìn vào và điều chỉnh lại bản thân.
4/ Nghệ thụật mà thơ trào phúng hay sử dụng là: So sánh, ẩn dụ, nói quá, phóng đại,...
5/ Điều quan trọng nhất khi phân tích một tác phẩm thơ trào phúng khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.






CÁC VĂN BẢN THƠ TRÀO PHÚNG ĐƯỢC HỌC TRONG BỘ SÁCH KNTT 8

VĂN BẢN 1.
LỄ XƯỚNG DANH KHOA THI ĐINH DẬU
( TRẦN TẾ XƯƠNG)
VĂN BẢN 2.
LAI TÂN (HỒ CHÍ MINH)


CÁC VĂN BẢN THƠ TRÀO PHÚNG NGOÀI SGK BỘ KNTT 8


VĂN BẢN 1
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG ( NGUYỄN CÔNG TRỨ)
VĂN BẢN 2
ĐỀ ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG ( HỒ XUÂN HƯƠNG)
VĂN BẢN 3
CHẠY GIẶC (NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU)




ÔN TẬP VĂN BẢN 1:

LỄ XƯỚNG DANH KHOA THI ĐINH DẬU ( TRẦN TẾ XƯƠNG)







HOẠT ĐỘNG 1:

NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI THƠ TRÀO PHÚNG QUA VĂN BẢN

LỄ XƯỚNG DANH KHOA THI ĐINH DẬU ( TRẦN TẾ XƯƠNG)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Lệnh:
Chép thuộc lòng bài thơ LỄ XƯỚNG DANH KHOA ĐINH DẬU vào vở.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
  • Xác định thể thơ?
  • Bài thơ viết bằng chữ Hán hay Nôm?
3.Bố cục bài thơ gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
4. Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi ra phiếu học tập và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS phát biểu, lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1:
Kỳ thi Hương - Khoa Đinh Dậu (1897) được Trần Tế Xương viết trong bài “Vịnh khoa thi Hương” diễn ra ở đâu?
A. Hà Nội
B. Nam Kì
C. Nam Định
D. Hà Tây
Câu 2: Cảnh trường thi như thế nào qua hai câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ; Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”?
A. Thật bát nháo, kì quặc và ô hợp.
B. Thật tưng bừng sinh động.
C Thật căng thẳng và hồi hộp.
D. Thật quy mô và nghiêm túc.
Câu 3: Trong bài “Vịnh khoa thi Hương”, những nhân vật nào xuất hiện trong hai câu thơ này “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến; Váy lê quét đất mụ đầm ra”?
A. Sĩ tử và quan trường
B. Quan trường và quan sứ
C. Quan sứ và bà đầm
D. Quan trường và bà đầm
Câu 4: Thái độ và tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trước cảnh trường thi trong bài “Vịnh khoa thi Hương”.
A. Vui mừng và tự hào
B. Chán ngán, xót xa, đau đớn.
C. Tiếc nuối, bâng khuâng
D. Phẫn uất, ngậm ngùi
Câu 5:
Trần Tế Xương viết bài "Vịnh khoa thi Hương" với dụng ý gì?
A. Tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời nói lên tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.
B. Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.
C. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kì thi năm Đinh Dậu.
D. Đáp án A và B
Câu 6:
Giá trị châm biếm của bài thơ bộc lộc rõ nét nhất qua hai câu thơ nào?
A. Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/ Váy lê quét đất mụ đầm ra.
D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó/ Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Câu 7: Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ: “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/ Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”?
A. Cường điệu
B. Đảo ngữ
C. So sánh
D. Phép đối
Câu 8: Trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” có phép bình đối. Vậy vế đối với “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến” là vế nào sau đây?
A. Ậm oẹ quan trường miệng thét loa
B. Váy lê quét đất mụ đầm ra
C. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó
I.NHẬN DIỆN ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI THƠ TRÀO PHÚNG QUA VĂN BẢN
LỄ XƯỚNG DANH KHOA THI ĐINH DẬU

1/ Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

2/ Bài thơ viết bằng chữ Nôm.
3/ Bố cục bài thơ gồm 4 phần:
Đó là đề - thực - luận - kết.
4/ Cảm xúc chủ đạo là phê phán hiện thực đau buồn, nhốn nháo, nhố nhăng. Và trữ tình thấm thía bao cay đắng tủi nhục.


HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu tri thức ngữ văn về thơ trào phúng, cách đọc hiểu văn bản thơ Đường luật.

Ngữ liệu sử dụng các văn bản thơ trào phúng cả trong (bộ KNTT) và ngoài SGK.

Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIÉN
Mục tiêu: giúp HS khắc sâu các đơn vị kiến thức cơ bản về tác phẩm đã học trong chương trình.
Tổ chức thực hiện: Sử dụng phiếu bài tập tự luận nhỏ nhằm kích hoạt khả năng xử lí các tình huống phát sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
BÀI TẬP SỐ 1
Đọc kĩ bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi 1.
Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?
Câu hỏi 2. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa"? Nêu tác dụng của BPTT đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.
Câu hỏi 3. Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.
Câu hỏi 4. Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sử và mụ đầm?
Câu hỏi 5. Nhắc đến "nhân tài đất Bắc”. tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?
Câu hỏi 6. Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Câu hỏi 7. Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực trong bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu".​

Câu 8: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi ra phiếu học tập và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- HS phát biểu, lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. LUYỆN TẬP KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

GỢI Ý ĐÁP ÁN BÀI TẬP 1:
Câu hỏi 1. Hai câu đề đã phơi bày cả sự đổ nát của kì thi quốc gia và phê phán nhà nước vô trách nhiệm.
Câu hỏi 2.
Biện pháp tu từ đảo ngữ được dùng trong hai câu thực. Từ "lôi thôi" nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Việc sử dụng biện pháp đảo ngữ đã nhấn mạnh được không khí nhếch nhác trong ngày thi.
Câu hỏi 3.
Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Ậm oẹ nghĩa là ra bộ nạt nộ, hăm doạ. Cấu trúc câu thơ đảo ngữ đưa hai tiếng tượng thanh “ậm oẹ” lên đầu câu thơ để làm nổi bật hình ảnh các quan trường “miệng thét loa”. Trường thi không còn là chốn tôn nghiêm nền nếp nữa, quá lộn xộn, quá ồn ào, khác nào cảnh họp chợ, nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” như thế. Tú Xương đối rất chỉnh làm hiện lên hai hình ảnh trung tâm của trường thi. Sĩ tử thì lôi thôi nhếch nhác, mất đi cái vẻ nho nhã thư sinh. Quan trường, giám thị, giám khảo cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.
Câu hỏi 4.
Hình ảnh “Lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ”, lũ ăn cướp đất nước ta, một nghi lễ cực kì long trọng. Đó là nỗi đau mất nước. Từ xưa tới năm ấy (1897) chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà đâu được bén mảng đến nơi kén chọn nhân tài. Thế mà bây giờ, không chỉ “mụ đầm ra” mụ đầm đến với “váy lẽ quét đất” mà còn bày ra giữa thanh thiên bạch nhật một nghịch cảnh vô cùng nhục nhã.
Câu hỏi 5. Nhân tài đất Bắc là những ông nghè, ông cống, những con người có lòng tự tôn dân tộc,... ở vùng Sơn Nam, ở Kinh kì Thăng Long ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ nhân tài, tinh hoa của đất nước. Thái độ của tác giả qua lời nhắn nhủ về cảnh nước nhà bị mất nước.
Câu hỏi 6.
Nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất đó là sĩ tử. Sĩ tử là những học trò, người có học vấn, tầng lớp có học thức; là học sinh của Quốc Tử Giám ( trường học do nhà vua lập ra ở kinh đô); rộng hơn là học sinh tại các trường do triều đình quản lý. Còn sĩ tử trong thơ Tế Xương thì sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa. Sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

Câu hỏi 7. Hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh bằng hai nét vẽ rất đặc sắc. Vì là người trong cuộc nên Tú Xương mới làm nổi bật cái thần của quang cảnh trường thi như vậy. Dáng hình sĩ tử thì “vai đeo lọ” trông thật nhếch nhác, “lôi thôi”. Sĩ tử là người đi thi, là những trí thức trong xã hội phong kiến từng theo nghiệp bút nghiên. Trong đám sĩ tử “lôi thôi” sẽ xuất hiện những ông cử, ông tiến sĩ, ông tú nay mai. Câu thơ “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước, chua chát. Đảo ngữ hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ gây ấn tượng nhếch nhác đáng buồn “vai đeo lọ”. Lọ mực hay lọ đựng nước uống trong ngày thi? Đạo học (chữ Hán) đã cuối mùa, “Sĩ khí rụt rè gà phải cáo - Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi” nên trường thi mới có hình ảnh mỉa mai “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” ấy.​

1723695207126.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---DẠY THÊM BÀI 1 VĂN 8.docx
    1.1 MB · Lượt xem: 1
  • YOPO.VN---DẠY THÊM VĂN 8 - BÀI 5 -.docx
    1.7 MB · Lượt xem: 2
  • YOPO.VN---DẠYTHÊM VĂN 8- BÀI 6.docx
    2.1 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN---dT BÀI 5 - VĂN 8 - KNTT.docx
    2.3 MB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN---KHDT NV LỚP 8 ( KNTT)CHỦ ĐỀ 1 - NGỌC HB (1) (1).docx
    1.5 MB · Lượt xem: 0
  • yopo.vn--DẠY THÊM VĂN 8 ĐẦY ĐỦ.zip
    2.2 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng điện tử dạy thêm văn 8 dạy thêm văn 8 kết nối tri thức violet giáo án âm nhạc 8 theo công văn 5512 giáo án âm nhạc 8 theo công văn 5512 violet giáo án anh 8 theo công văn 5512 giáo án anh 8 theo công văn 5512 violet giáo án anh văn 8 giáo án anh văn 8 unit 1 giáo án anh văn 8 unit 9 giáo án anh văn lớp 8 unit 6 giáo án công dân 8 theo công văn 5512 giáo án công nghệ 8 theo công văn 5512 giáo an dạy thêm văn 8 cánh diều giáo an dạy thêm văn 8 cánh diều hk2 giáo an dạy thêm văn 8 chân trời sáng tạo giáo án dạy thêm văn 8 kết nối tri thức kì 2 giáo an dạy thêm văn 8 kết nối tri thức violet giáo án dạy thêm văn 8 kì 2 giáo án dạy thêm văn 8 kì 2 mới nhất giáo án dạy thêm văn 8 kì 2 violet giáo án dạy thêm văn 8 violet giáo án dạy văn 8 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 violet giáo án hình 8 theo công văn 5512 giáo án hóa 8 theo công văn 5512 giáo an hóa 8 theo công văn 5512 violet giáo án học sinh giỏi văn 8 giáo án lịch sử 8 theo công văn 5512 giáo án lịch sử 8 theo công văn 5512 violet giáo án lý 8 theo công văn 5512 giáo án mĩ thuật 8 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 giáo án ngữ văn 8 bài nhớ rừng violet giáo án ngữ văn 8 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 8 có tích hợp liên môn giáo án ngữ văn 8 kì 1 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 mới giáo án ngữ văn 8 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 8 phát triển năng lực violet giáo án ngữ văn 8 soạn theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 theo công văn 5512 violet giáo án ngữ văn 8 vnen giáo án ngữ văn 8 xây dựng đoạn văn trong văn bản giáo an ôn tập giữa kì 2 văn 8 cánh diều giáo án ôn tập giữa kì ii văn 8 giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 8 giáo an phụ đạo văn 8 cánh diều giáo an phụ đạo văn 8 kết nối tri thức giáo án powerpoint văn 8 giáo án sinh 8 theo công văn 5512 giáo án soạn văn 8 giáo án soạn văn 8 bài câu nghi vấn giáo án soạn văn 8 bài ngắm trăng giáo án soạn văn 8 bài nhớ rừng giáo án soạn văn 8 bài ông đồ giáo án soạn văn 8 bài quê hương giáo án sử 8 theo công văn 5512 giáo án sử 8 theo công văn 5512 violet giáo án thể dục 8 theo công văn 5512 giáo án thể dục 8 theo công văn 5512 violet giáo án theo công văn 5512 môn hóa 8 giáo án tin 8 theo công văn 5512 giáo án tin học 8 theo công văn 5512 giáo án toán 8 theo công văn 5512 giáo án toán 8 theo cv 5512 giáo án văn 8 giáo án văn 8 bài 1 giáo án văn 8 bài câu ghép giáo án văn 8 bài câu ghép tiếp theo giáo án văn 8 bài chiếc lá cuối cùng giáo án văn 8 bài lão hạc giáo án văn 8 bài ngắm trăng giáo án văn 8 bài ôn dịch thuốc lá giáo án văn 8 bài quê hương giáo án văn 8 bài toán dân số giáo án văn 8 bài tức nước vỡ bờ giáo án văn 8 bài đánh nhau với cối xay gió giáo án văn 8 bài đập đá ở côn lôn giáo án văn 8 cánh diều kì 2 giáo án văn 8 câu ghép giáo án văn 8 câu ghép tiếp theo giáo án văn 8 câu phủ định giáo án văn 8 chiếc lá cuối cùng giáo án văn 8 chiếc lá cuối cùng violet giáo án văn 8 chiếu dời đô giáo án văn 8 chủ đề 1 giáo án văn 8 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án văn 8 cô bé bán diêm giáo án văn 8 có tích hợp giáo án văn 8 cv 5512 giáo án văn 8 dấu ngoặc kép giáo án văn 8 dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm giáo án văn 8 hai cây phong giáo án văn 8 hay giáo án văn 8 hịch tướng sĩ giáo án văn 8 hk2 giáo án văn 8 học kì 1 giáo án văn 8 học kì 2 giáo án văn 8 học kì 2 violet giáo án văn 8 hội thoại giáo án văn 8 khi con tu hú giáo án văn 8 kì 1 giáo án văn 8 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 8 kì 1 theo công văn 5512 violet giáo án văn 8 kì 2 giáo an văn 8 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 8 lão hạc giáo án văn 8 lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 liên kết các đoạn văn trong văn bản giáo án văn 8 luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng giáo án văn 8 luyện tập tóm tắt văn bản tự sự giáo án văn 8 luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự giáo án văn 8 miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự giáo án văn 8 mới giáo án văn 8 mới nhất giáo án văn 8 muốn làm thằng cuội giáo án văn 8 ngắm trăng giáo án văn 8 nhớ rừng giáo án văn 8 nói giảm nói tránh giáo án văn 8 nói quá giáo án văn 8 nước đại việt ta giáo án văn 8 ôn dịch thuốc lá giáo án văn 8 ông giuốc đanh mặc lễ phục giáo án văn 8 phát triển năng lực giáo án văn 8 phương pháp thuyết minh giáo án văn 8 quê hương giáo án văn 8 soạn theo công văn 5512 giáo án văn 8 tập 1 giáo án văn 8 theo công văn 5512 giáo an văn 8 theo công văn 5512 kì 1 giáo án văn 8 thông tin về trái đất năm 2000 giáo án văn 8 thuế máu giáo án văn 8 thuyết minh về một phương pháp giáo án văn 8 tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh giáo án văn 8 tình thái từ giáo án văn 8 tính thống nhất về chủ đề giáo án văn 8 tôi đi học giáo án văn 8 trong lòng mẹ giáo án văn 8 trường từ vựng giáo án văn 8 tức cảnh pác bó giáo án văn 8 tức nước vỡ bờ giáo án văn 8 viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh giáo án văn 8 vietjack giáo án văn 8 violet giáo án văn 8 vnen giáo án văn 8 đánh nhau với cối xay gió giáo án văn 8 đập đá ở côn lôn giáo án văn 8 đi đường giáo án văn lớp 8 giáo án văn lớp 8 bài câu ghép tiếp theo giáo án văn lớp 8 bài nói quá giáo án văn theo công văn 5512 giáo án vật lý 8 theo công văn 5512 giáo án đại số 8 theo công văn 5512 giáo án địa lí 8 theo công văn 5512 giáo án địa lý 8 theo công văn 5512 giáo án điện tử ngữ văn 8 bài nói quá kế hoạch dạy học ngữ văn 8 cánh diều on tập văn 8 cánh diều soạn giáo án văn 8 bài tức nước vỡ bờ thuvienhoclieu văn 8 cán diều
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top