Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,405
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 Môn học: KHTN - Lớp 8 ( tiết 33) được soạn dưới dạng file word gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I​

Môn học: KHTN - Lớp 8

Thời gian thực hiện: 1 tiết ( tiết 33)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:
Sau bài học, Hs sẽ:

- Hệ thống lại các nội dung kiến thức đã được học về:

+ Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm.

+ Phản ứng hóa học.

+ Mol và tỉ khối của chất khí.

+ Dung dịch và nồng độ.

+ Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học.

+ Tính theo phương trình hóa học.

+ Tốc độ phản ứng và chất xúc tác.

+ Acid, Base - Thang PH.

- Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.

- Trả lời một số câu hỏi tự luận (Làm một số bài tập).

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:


- Tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu thông tin SGK và hệ thống lại các nội dung kiến thức đã học.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Cá nhân hệ thống lại được các kiến thức đã học.

- Tìm hiểu tự nhiên: Phát triển thêm nhận thức của bản thân thông qua việc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết của bản thân để làm các bài tập tự luận.

3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu để hệ thống hóa các nội dung kiến thức đã học, vận dụng được kiến thức vào làm bài tập.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Trung thực trong báo cáo, thảo luận hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- KHBD, GAĐT, SGK, Tivi, máy tính.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.

- Ôn tập lại các nội dung kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 9

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: Gv trình bày vấn đề, Hs quan sát thực hiện yêu cầu của Gv

c. Sản phẩm học tập: Hs lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

Gv: Trong chương I, II chúng ta đã học được những nội dung kiến thức nào?

Hs: Nêu những nội dung đã được học trong chương I, II.

Gv: Nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động 2.1: Hệ thống lại các kiến thức cần nhớ.

a. Mục tiêu:
Hs hệ thống lại được những kiến thức cần nhớ.

b. Nội dung: Học sinh cá nhân nghiên cứu thông tin SGK tìm câu trả lời.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv: Chiếu một số câu hỏi cho HS hệ thống kiến thức:
1. Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng.




2.
Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.




3.
Khái niệm phản ứng hóa học, diễn biến của phản ứng hóa học.




4.
Mol là gì? Thiết lập công thức tính mol của một lượng chất có chứa N hạt.
5.
a, Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử giống và khác nhau với khối lượng nguyên tử hoặc khối lượng phân tử ở chỗ nào?
b. Hãy cho biết công thức tính khối lượng mol của một chất?





6.

a, Thể tích mol của chất khí là gì? Thể tích mol của các chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất có đặc điểm gì?
b. Ở điều kiện chuẩn (250C và 1 bar) 1 mol khí bất kì chiếm thể tích là bao nhiêu lít ?





7.

a, Tỉ khối của chất khí là gì?
b. Viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí ?
3. Tỉ khối của chất khí có ý nghĩa gì?





8. Dung dịch, chất tan và dung môi.




9, Độ tan của một chất trong nước, công thức tính độ tan của một chất.




10, Thế nào là nồng độ phần trăm? Công thức tính nồng độ phần trăm.



11, Thế nào là nồng độ mol? Công thức tính nồng độ mol.




12, Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Viết biểu thức của định lật bảo toàn khối lượng.




13, Nêu các bước lập phương trình hóa học, ý nghĩa của phương trình hóa học.




14, Các bước giải bài tập tính theo phương trình hóa học.

15. Hiệu suất phản ứng.




16, Tốc độ phản ứng là gì? Cho ví dụ minh họa. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.




17, Acid là gì? Tính chất hóa học của acid




18, Base là gì? Cách gọi tên? Tính chất của base?



Bước 2:Hs thực hiện nhiệm vụ học tập




+ Hs tiếp nhận nhiệm vụ, nghiên cứu lại thông tin SGK.



+ Gv quan sát, hướng dẫn Hs




Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận


+ Gv gọi Hs trả lời câu hỏi

+ Hs khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập


+ Gv đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Kiến thức cần nhớ:
1.

- Cách lấy hoá chất rắn: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào các lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.
- Cách lấy hoá chất lỏng: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên tránh để các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.
2. Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.
+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…
3.
- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hoá học.
- Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng hay chất tham gia. Chất mới sinh ra được gọi là sản phẩm.
- Phản ứng hoá học được biểu diễn bằng phương trình dạng chữ như sau:
Tên chất phản ứng → Tên chất sản phẩm
- Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần.
- Phản ứng xảy ra hoàn toàn khi có ít nhất một chất phản ứng đã phản ứng hết,
- Trong phản ứng hoá học, xảy ra sự phá vỡ các liên kết trong phân tử chất đầu, hình thành các liên kết mới, tạo ra các phân tử mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
4. Mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
5.
a, Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam.
- Khối lượng mol của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo
b, Công thức tính khối lượng mol: M = m/n(g/mol)
Với:
M là khối lượng mol (g/mol)
n là số mol chất (mol).
m là khối lượng chất (gam)
6.
a, Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bới NA phân tử chất khí đó.
- Thể tích mol của các chất khí bất kì ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, hai khí có thể tích bằng nhau có cùng số mol khí)
b, Ở điều kiện chuẩn (250C và 1 bar) 1 mol khí bất kì chiếm thể tích là 24,79 lít.
- Công thức tính thể tích khí ở điều kiện chuẩn (250C và 1 bar): V = n x 24,79(l)
Với: V là thể tích chất khí(lít) ; n là số mol chất (mol).
7.
a, Tỉ khối của chất khí là tỉ số về khối lượng mol của các chất khí.
b, Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B:
dA/B = MA/MB
Với: dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B; MA, MB lần lượt là khối lượng mol của khí A, khí B.
- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí:
dA/KK = MA/29
(Coi không khí gồm 20% O2 và 80% N2 - trong 1 mol kk có 0,2 mol O2 và 0,8 mol N2 => MKK=(0,2.32+0,8.28)/1 ≈ 29(g/mol) – Hoặc MKK=(20.32+80.28)/100 ≈ 29(g/mol)
Với: dA/KK là tỉ khối của khí A đối với không khí.
- Tỉ khối của chất khí cho biết sự nặng hay nhẹ giữa các chất khí.
8.
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
- Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác, thường là nước.
- Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi
- Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.
- Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan ở một nhiệt độ và áp suất nhất định.
9,
- Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ, áp suất xác định.
- Công thức tính độ tan: S = mct.100/m nước
Trong đó:
+ S là độ tan, đơn vị là gam.
+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam.
+ m nước là khối lượng nước, đơn vị là gam.
- Độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng khi nhiệt độ tăng
10,
- Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
- Công thức tính nồng độ phần trăm: C%=mct.100/mdd(%)
Trong đó:
+ C% là nồng độ phần trăm (%).
+ mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam.
+ mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam.
- Khối lượng dung dịch = Khối lượng chất tan + Khối lượng dung môi. (mdd = mct + mdm)
11,
- Nồng độ mol (kí hiệu CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
- Công thức tính nồng độ mol: CM = nct/Vdd
Trong đó:
+ CM là nồng độ mol của dung dịch (đơn vị là mol/L và được biểu diễn là M).
+ nct là số mol chất tan, đơn vị là mol.
+ Vdd là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L).
12,
- Tổng khối lượng của các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng của các chất sau phản ứng.
13,
- Các bước lập phương trình hóa học:
Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (gồm công thức hóa học của các chất tham gia và các chất sản phẩm)
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế (Bằng cách đặt các hệ số thích hợp vào trước các công thức hóa học)
Bước 3: Viết phương trình hóa học của phản ứng.
- Ý nghĩa của PTHH:
- Phương trình hoá học cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.
- Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ về hệ số của các chất có trong phản ứng.
14, Các bước giải bài tập tính theo phương trình hóa học.
Bước 1: Quy đổi số liệu (tính số mol chất tham gia hoặc chất sản phẩm từ số liệu bài cho)
(Dựa vào công thức n = m/M hoặc n = V/24,79)
Bước 2:
Viết và cân bằng phương trình phản ứng.
Bước 3: Tìm số mol của các chất cần tính toán dựa vào tỉ lệ của các chất có trong phương trình phản ứng và số mol chất mà đề bài cho.
Bước 4: Đổi số mol của các chất vừa tìm được ra các số liệu theo yêu cầu của đề bài.
(Dựa vào công thức m = n.M hoặc V =n . 24,79)
15,
  • - Xét phản ứng trong trường hợp tổng quát:
  • Chất phản ứng → Sản phẩm
  • - Với hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100% khi đó:
  • + Lượng chất phản ứng dùng trên thực tế sẽ lớn hơn lượng tính theo phương trình hóa học (theo lí thuyết)
  • + Lượng sản phẩm thu được trên thực tế sẽ nhỏ hơn lượng tính theo phương trình hóa học
16,
- Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học.
- Ví dụ:
+ Phản ứng đốt cháy xăng dầu, gas… xảy ra nhanh à Tốc độ rất nhanh
+ Phản ứng giữa sắt với khí oxygen tạo gỉ sắt… xảy ra chậm à Tốc độ chậm hơn.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt, chất xúc tác.
17,
- Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
- Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Dung dịch acid phản ứng được với một số kim loại để tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen.
VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
18,
- Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−.
- Tên base: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide.
- VD: Ca(OH)2: Calcium hydroxide
Fe(OH)2: Iron (II) hydroxide
Fe(OH)3: Iron (III) hydroxide
- Dung dịch kiềm làm đổi màu giấy quỳ tím thành màu xanh, đổi màu dung dịch phenolphthalein thành màu hồng.
- Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
VD: NaOH + 2HCl → NaCl + H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
1698510150370.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Tiết 33 ÔN TẬP GIỮA KÌ I KHTN 8.docx
    84.1 KB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    de thi khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 1 de thi khoa học tự nhiên lớp 8 học kì 2 de thi khtn lớp 8 giữa học kì 2 de thi hsg khtn lớp 8 cấp huyện giải khtn lớp 8 vnen giáo an khoa học tự nhiên lớp 8 vnen violet khoa học tự nhiên lớp 6 bài 8 trang 35 khoa học tự nhiên lớp 6 trang 8 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 2 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 20 cơ năng khoa học tự nhiên lớp 8 bài 4 hidro nước khoa học tự nhiên lớp 8 bài 6 oxit khoa học tự nhiên lớp 8 bài 7 axit khoa học tự nhiên lớp 8 bài 9 muối khoa học tự nhiên lớp 8 chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên lớp 8 kết nối tri thức khoa học tự nhiên lớp 8 pdf khtn 8 vietjack khtn lớp 6 bài 8 khtn lớp 6 bài 8 chân trời sáng tạo khtn lớp 6 bài 8 kết nối tri thức khtn lớp 6 bài 8 đo nhiệt độ khtn lớp 6 trang 8 khtn lớp 7 bài 8 khtn lớp 7 bài 8 kết nối tri thức khtn lớp 7 trang 8 khtn lớp 8 khtn lớp 8 bài 1 khtn lớp 8 bài 25 cơ thể khỏe mạnh khtn lớp 8 bài 29 quần thể sinh vật khtn lớp 8 bài 3 khtn lớp 8 bài 3 oxi không khí khtn lớp 8 bài 30 quần xã sinh vật khtn lớp 8 bài 31 hệ sinh thái khtn lớp 8 bài 32 khtn lớp 8 bài 33 khtn lớp 8 bài 5 dung dịch khtn lớp 8 bài 6 oxit khtn lớp 8 bài 7 axit khtn lớp 8 bài 8 khtn lớp 8 bài 9 muối khtn lớp 8 chân trời sáng tạo khtn lớp 8 kết nối tri thức khtn lớp 8 sách vnen khtn lớp 8 tech12h khtn lop 8 vnen sách khoa học tự nhiên lớp 8 cánh diều sách khoa học tự nhiên lớp 8 pdf sách khoa học tự nhiên lớp 8 vnen pdf sách khtn lớp 8 kết nối tri thức đề thi hsg khtn lớp 8 đề thi khtn lớp 8 cuối kì 1 đề thi khtn lớp 8 cuối kì 2 đề thi khtn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi khtn lớp 8 học kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,449
    Bài viết
    39,912
    Thành viên
    150,882
    Thành viên mới nhất
    Trương Thị Mỹ Thương
    Top