Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 37

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,682
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 8 QUẢNG NINH NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 2:


Bài 7: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH QUẢNG NINH

Thời gian: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Trình bày khái quát được đặc điểm kinh tế của Quảng Ninh. Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh.

- Nêu được đặc điểm phát triển một số ngành kinh tế trọng điểm (lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ) của Quảng Ninh.

- Xác định được trên lược đồ sự phân bố một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung


- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, tự thu thập thông tin về Tỉnh

- Giao tiếp và hợp tác; sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với bảng số liệu, tranh ảnh trình bày thông tin, ý tưởng và thực hiện phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm.

2.2. Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức khoa học

- NL tìm hiểu địa lí: Khai thác tài liệu VB;

+ Phân tích số liệu để biết đặc điểm kinh tế của tỉnh.

+ Khai thác Internet: biết lấy thông tin số liệu

- NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu mới, liên hệ thực tế

3. Phẩm chất:

- Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề xây dựng quê hương, yêu quê hương, đất nước.

- Chăm chỉ: Chủ động, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy tính, máy chiếu

- Lược đồ tự nhiên tỉnh Quảng Ninh.

- Lược đồ kinh tế Quảng Ninh

- Hình ảnh hoạt động các ngành kinh tế

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5 phút)

* Mục tiêu:


- HS gợi nhớ, huy động hiểu biết của bản thân về Quảng Ninh. Từ đó tạo hứng thú cho HS tìm hiểu bài mới

-> Kết nối với bài học ...

* Nội dung: học sinh quan sát video

* Sản phẩm:

* Cách tiến hành:


Qua quan sát video em liên tưởng đến ngành kinh tế nào-> Dẫn vào bài:

Không chỉ có ngành du lịch, Quảng Ninh còn là một tỉnh cơ cấu kinh tế phát triển toàn diện. Trong đó, công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ trong cao nhất trong cơ cấu GDP, là tỉnh khai thác than lớn nhât của nước ta, các ngành khai thác, nuôi trồng chế biến thủy hải sản, dịch vụ như du lịch, thương mại đang là thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh. Để biết rõ hơn về đặc điểm phát triển kinh tế của Quảng Ninh, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu
khái quát đặc điểm kinh tế của Quảng Ninh (12 phút)

* Mục tiêu:

- Trình bày khái quát được đặc điểm kinh tế của Quảng Ninh

* Nội dung: Học sinh đọc nội dung SGK trang 55 thực hiện nhiệm vụ GV giao.

* Sản phẩm:

- Kinh tế liên tục tăng trưởng cao và ổn định.

- Cơ cấu chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững.

- GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt trên 6.742 USD/ người/năm, gấp 2 lần bình quân chung của cả nước.

- Tốc độ tăng trưởng GRDP Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 ở mức cao và không ổn định.

* Cách tiến hành:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
(5 phút)

+ HS đọc nội dung thông tin tài liệu trang 55,kết hợp quan sát biểu đồ hình 7.1, 7.2 trong 2 phút, gạch chân, ghi nhớ các nội dung kiến thức về đặc điểm kinh tế của Quảng Ninh

+ Sau 2 phút, HS gấp SGK và tham gia vào trò chơi: VÒNG QUAY MAY MẮN


Câu 1: Tốc độ tăng GRDP hằng năm Quảng Ninh đứng thứ mấy trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ? Đứng thứ 4

Câu 2: Quan sát biểu đồ, GRDP bình quân đầu người của Quảng Ninh đứng thứ mấy trong vùng Đồng Bằng Sông Hồng?


  • Thứ nhất.
  • Đứng thứ 2.
  • Đứng thứ 3.
  • Thứ 4.








Câu 3: Quan sát biểu đồ 7.2, nhận định nào sau đây là đúng?


A. Giai đoạn 2011-2020: tốc độ tăng trưởng GRDP giảm mạnh

B. Giai doạn 2011-2020: tốc độ tăng trưởng GRDP tăng nhanh

C. Giai đoạn 2011-2020: tốc độ tăng trưởng GRDP ổn định

D. Giai đoạn 2011-2020: tốc độ tăng trưởng GRDP có sự biến động

Câu 4: Dưạ vào biểu đồ hình 7.1, nhận định nào sau đây là đúng?


A. Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng liên tục.

B. Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự biến động.

C.Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ổn định.

D.Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giảm liên tục.

Câu 5: Nền kinh tế Quảng Ninh còn gặp khó khăn gì trong quá trình phát triển?

(Thiên tai, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự chênh lệch về cơ sở hạ tầng giữa các vùng thành thị với vùng miền núi và hải đảo còn khá lớn, thiếu lao động đã qua đào tạo)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS đọc, gạch chân các nội dung chính trong tài liệu, quan sát biểu đồ để trả lời câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Bước 4: Kết luận, nhận định


+ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của các cặp đôi và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (20’)

* Mục tiêu:
HS Phân tích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh.

* Nội dung: HS trả lời các câu hỏi

* Sản phẩm:

* Cách tiến hành:


- Bước 1: GV hướng dẫn học sinh cách chia nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh ghép:​

GV chia lớp thành 2 cụm, mỗi cụm chia thành 3 nhóm nhỏ

Cụm 1
Cụm 2
1
4​
2
5​
3
6​



Chia nhóm chuyên gia thảo luận trong 5 phút: ( 6 -8 học sinh/ 1 nhóm)​

+ Nhóm 1,4: Trao đổi, thảo luận tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hoàn thành phiếu học tập 1

+ Nhóm 2,5: Trao đổi, thảo luận tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế hoàn thành phiếu học tập 2

+ Nhóm 3,6: Trao đổi, thảo luận tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế hoàn thành phiếu học tập 3

+ Tạo nhóm mảnh ghép thảo luận trong 10 phút: Các nhóm học sinh lần lượt đếm từ 1-6. học sinh có cùng số thứ tự tạo thành nhóm mới​

Nhiệm vụ: Lần lượt thành viên đại diện từng nhóm chuyên gia chia sẻ nội dung đã tìm hiểu được ở vòng 1 cho các thành viên còn lại cùng trao đổi.​

+ Cả nhóm thống nhất vẽ sơ đồ tư duy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng Ninh vào giấy A4 hoặc A3.​

+ Nhóm nào làm việc tích cực, làm việc hiệu quả đúng nhanh nhất mỗi HS của nhóm sẽ nhận 1 dấu + để tích đổi điểm.​

- Bước 2: HS nghe hướng dẫn, làm việc theo nhóm GV đã hướng dẫn để hoàn thành các nhiệm vụ tương ứng trong PHT.​

- Bước 3: GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm. Mỗi nội dung GV chọn bất kì một nhóm lên trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung.​

- Bước 4:​

+ GV chuẩn kiến thức cho các nhóm đối chiếu đánh giá chéo và tặng +.​

Tiêu chí
Yêu cầu SP
Điểm đánh giá
Nội dung
(Chiếm 60% TSĐ)
Phân tích được chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế2
Phân tích được chuyển dịch cơ cấu ngành2
Phân tích được chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế2
Hình thức
(Chiếm 20% TSĐ)
Sơ đồ tư duy rõ ràng, trình bày khoa học1
Trình bày sáng tạo, đẹp, thu hút1
Lời nói, cử chỉNgười trình bày tự tin, diễn đạt dễ hiểu, to, rõ ràng1
Tham gia thực hiện100% các thành viên tham gia thực hiện1
TIẾT 2: Nhiệm vụ 1- Công nghiệp; Nhiệm vụ 2- Dịch vụ;

TIẾT 3: Nhiệm vụ 3- Nông nghiệp).




Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về một số ngành kinh tế trọng điểm của Quảng Ninh

a) Mục tiêu


Nêu được đặc điểm phát triển một số ngành kinh tế trọng điểm (lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ) của Quảng Ninh.

- Xác định được trên lược đồ sự phân bố một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh.

b)Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ, biểu đồ để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các sản phẩm theo nhóm

* Công nghiệp:

- Ngành khai thác than: chiếm 90% Sản lượng than cả nước. Sản lượng than liên tục tăng

- Sản lượng điện tăng nhanh. Một số nhà máy nhiệt điện :Uông Bí, Cẩm Phả, Mông Dương...

- Công nghiệp chế biến, chế tạo: dệt may, khoáng phi kim loại, chế biến thực phẩm…các nhà máy: Quảng Yên, Hạ Long, Móng Cái, Hải Hà.

* Dịch vụ:

Thị trường xuất nhập khẩu: Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Mặt hàng xuất khẩu: than sạch, xi măng, xơ, sợi bông, vải…

Hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh với sân bay, đường cao tốc, cảng biển

Loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường biển, đường sắt…

Một số công trình trọng điểm: Sân bay quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long, đường cao tốc: Hải Phòng- Hạ Long- Vân Đồn, Vân Đồn- Móng Cái

Nhiệm vụ 3:

Ngành
Nông nghiệp
N1
Lâm nghiệp
N2
Thủy sản
N3
Tiềm NăngCó nhiều tiềm năng và lợi thế cả về điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước khí hậu, nguồn lao động dồi dào với nhiều kinh nghiệm để phát triển nông nghiệp- Địa hình chủ yếu là đồi núi, Quảng Ninh hiện có gần 70% diện tích tự nhiên là rừng và đất quy hoạch lâm nghiệpQN có 2.077 đảo lớn nhỏ, bờ biển dài 250 km, nằm trong ngư trường: Quảng ninh- Hải Phòng, nhiều đảo, bãi biển, eo vịnh à thuận lợi phát triển ngành thuỷ sản.
Tình hình phát triển- Ngành trồng trọt: chiếm 70,4 % GDP nông nghiệp.
+ Bao gồm các cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp: lúa, rau, hoa màu
+ Cây lúa: Năng suất lúa liên tục tăng
+ Vùng trồng rau, hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh
- Chăn nuôi:
+ Đang phát triển theo phương thức sản xuất quy mô lớn , áp dụng kĩ thuật công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế
+ Các vật nuôi chủ yếu: lợn, trâu, bò.
- Vai trò: Thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Độ che phủ rừng thấp : 55%
- Bao gồm : rừng SX, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- cơ cấu giá trị sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ trọng cao hơn khai thác
- tăng khai thác xa bờ, giảm khai thác vùng gần bờ
Phân bố- Lúa được trồng nhiều nhất ở Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà, Tiên Yên
- Cây ăn quả trồng nhiều nhất ở Đông Triều, Uông Bí.
- Chăn nuôi:
+ gia súc : Bình Liêu, Hải Hà, Quảng Yên, Móng Cái.
+ lợn: Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà.
+ gà, vịt, cà sáy: ở Tiên Yên
Hạ Long, Ba Chẽ, Tiên Yên và Vân Đồn đứng đầu về diện tích đất lâm nghiệp
- chủ yếu là keo (rừng sản xuất) và thông (rừng phòng hộ).
Nuôi trồng thuỷ sản tập trung sản phẩm nuôi tôm, nhuyễn thể, cá biển ở Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả
Khó khăn/
Hạn chế
- Quy mô còn nhỏ,
- Sản phẩm hàng hóa tạo ra chưa đa dạng.
- Chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung
- Chất lượng rừng nhiều nơi giảm sút.
- Các cơ sở chế biến lâm sản nhỏ lẻ, manh mún
- Tình trạng xâm lấn đất lâm nghiệp, khai thác trái phép lâm sản vẫn còn.

- Trình độ lao động thấp.​

- Diện tích nuôi có lợi thế có dấu hiệu bị thu hẹp do xung đột về không gian phát triển với hoạt động công nghiệp, đô thị hoá và du lịch.
- Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa bền vững, có nơi, có lúc còn tự phát.
d) Cách thực hiện:

Bước 1:
GV chia lớp thành 6 nhóm như ở tiết 1

Trò chơi: AI nhanh hơn!

  • Đại diện nhóm lên nhận một số hình ảnh về các ngành kinh tế ở Quảng Ninh, yêu cầu hs sắp xếp các hình ảnh theo các ngành kinh tế.
  • Nhóm nào sắp xếp nhanh, chính xác nhất sẽ chiến thắng
Nhiệm vụ 2:

- Bước 1:
Đọc SGK trong 5 phút >>> Gạch chân các từ khóa theo kĩ thuật 5W1H >>> Điền các từ khóa quan trọng vào phiếu bingo. Nguyên tắc không được sửa đáp án, chỉ ghi 1 lần duy nhất.



PHIẾU BINGO


- Bước 2: Tham gia trò chơi – BINGO

+ GV đọc câu hỏi ngắn >>> HS trả lời >>> Nếu đúng thì dùng bút dạ highlight trong phiếu bingo xác nhận đáp án đúng. Nếu có 4 đáp án đúng thẳng hàng (ngang/chéo/dọc) tức là đạt bingo >>> cuối giờ mang lên xác nhận lấy điểm cộng hoặc Hs có số câu trả lời đúng nhiều nhất

16 câu hỏi ngắn:

1/Quảng Ninh bao gồm những ngành kinh tế trọng điểm nào? >>> Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

2/ Ngành công nghiệp của Quảng Ninh bao gồm mấy ngành trọng điểm ? >>> 3 ngành

3/ Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp lớn nhất của khu vực>>> Đông Bắc

4/ CN khai thác than phân bố chủ yếu ở đâu? >>> Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí – Đông Triều.

5/ Tỉ trọng giá trị sản xuất than trong ngành công nghiệp khai khoáng có xu hướng >>> Giảm

6/ Sản lượng điện trong những năm vừa qua thay đổi như thế nào >>> tăng nhanh

7/ Kể tên một số nhà máy nhiệt điện ở Quảng Ninh >>> Uông Bí, Cẩm Phả, Mông Dương

8/ Quảng Ninh sản xuất điện chủ yếu từ nguồn năng lượng nào? >>> Than đá

9/ Ngoài sản xuất điện từ than đá, Quảng Ninh còn sản xuất điện từ những nguồn năng lượng nào >>> Thủy điện, năng lượng mặt trời

10/ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu tập trung tại các địa phương? >>> Quảng Yên, Hạ Long, Hải Hà, Móng Cái.

11/ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm những ngành nào? Dệt may, khoáng phi kim loại, chế biến thực phẩm

12/ Thị trường xuất nhập khẩu chính của Quảng Ninh là? -> Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

13/ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là -> than sạch, xi măng, xơ, sợi bông, vải…

14/ Kể tên các công trình giao thông trọng điểm? -> Sân bay quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long, đường cao tốc: Hải Phòng- Hạ Long- Vân Đồn, Vân Đồn- Móng Cái

15/Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh chủ yếu từ? -> nội địa.

16/ Em hãy kể tên một số địa điểm du lịch tại Quảng Ninh? -> Vịnh Hạ Long, Chùa Yên Tử….

- Bước 3: GV mời HS ngẫu nhiên khái quát thông tin mục lớn này.

- Bước 4: GV chốt ý kiến thức đơn giản.

Nhiệm vụ 3 (tiết 3)

Bước 1:
GV chia lớp thành 6 nhóm thực hiện ở nhà tìm hiều về tiềm năng, tình hình phát triển, phân bố, khó khăn, trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm nổi tiếng của địa phương và chuẩn bị một số hình ảnh của một số ngành nông nghiệp theo nội dung:

+ Nhóm 1, 4: Nông nghiệp.

+ Nhóm 2, 5: Lâm nghiệp

+ Nhóm 3, 6: Thủy sản

Bước 2: HS tiến hành hoàn thiện sản phẩm nhóm giới thiệu về nội dung được phân công 10 phút, GV theo dõi, hỗ trợ.

Bước 3:

+ Tổ chức phòng tranh “Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh”: Các nhóm báo cáo sản phẩm, nhóm còn lại lắng nghe, ghi chép nội dung cơ bản.

+ Các nhóm còn lại nhận xét theo nguyên tắc 3 – 2 – 1.


Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức



HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

3.1. Trò chơi : Kahoot! (10 phút)


GV hướng dẫn hs truy cập Kahoot.it để chơi trò chơi

https://create.kahoot.it/share/c-2/2986ed6d-9587-4dbe-85c8-f60ff5d04ef6



Câu 1: Ngành công nghiệp khai thác than không tập trung tại địa phương nào sau đây?

  • Hạ Long.
  • Cẩm Phả.
  • Uông Bí – Đông Triều.
  • Quảng Yên.
Câu 2: Quảng Ninh có bao nhiêu nhà máy nhiệt điện tổng công suất 5.640 MW và nhà máy điện khí thiên nhiên hoá lỏng đang xây dựng?

  • 5.
  • 6.
  • 7.
  • 8.
Câu 3: Năm 2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm bao nhiều phần trăm trong cơ cấu GRDP?

  • 7,9%.
  • 9,7%.
  • 8,9%.
  • 9,8%.
Câu 4: ý nào không phải nguyên nhân tỉ trọng giá trị sản xuất than trong ngành công nghiệp khai khoáng có xu hướng giảm?

  • Ô nhiễm môi trường.
  • Giá trị kinh tế cao.
  • Cạn kiệt tài nguyên.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 5: Các mặt hàng xuất khẩu không phải thế mạnh của tỉnh

  • than sạch, xi măng, hoa quả.
  • than sạch, xi măng, clanke.
  • sợi bông cotton, vải, dăm gỗ.
  • dăm gỗ, dầu thực vật,than sạch.
Câu 6: Lúa được trồng nhiều nhất ở đâu?

  • Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà, Tiên Yên.
  • Đông Triều, Uông Bí, Hải Hà, Tiên Yên.
  • Quảng Yên, Hải Hà, Tiên Yên, Đầm Hà.
  • Uông Bí, Hải Hà, Tiên Yên, Móng Cái.
Câu 7: Chăn nuôi gà, vịt, cà sáy tập trung nhiều ở

  • Bình Liêu.
  • Tiên Yên.
  • Đầm Hà.
  • Quảng Yên.
Câu 8: Tỉ lệ che phủ rừng của Quảng Ninh năm 2020 là

  • 40%.
  • 45%.
  • 50%.
  • 55%.
3.2. Bài tập mục 4 tài liệu GDĐP 8 trang 66 (20 phút)

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu/nêu yêu cầu bài tập

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+
HS vẽ biểu đồ kết hợp cột đường

+ Rút ra nhận xét

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:



* Nhận xét:

- Khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 có sự biến động mạnh qua các năm

+ Khách du lịch: có sự biến động

Giai đoạn 2015-2018: tăng nhanh, tăng 4,5 triệu lượt khách.

Giai đoạn 2018-2020: Giảm mạnh, giảm 3,4 triệu lượt khách.

+ Doanh thu:

Giai đoạn: 2015-2018 tăng mạnh, tăng 12,7 nghìn tỉ đồng

Giai đoạn: 2018-2020: giảm nhanh, giảm 6,6 nghìn tỉ đồng

Nguyên nhân: do ảnh hưởng của đại dịch covid 19

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của hs và thu vở một số hs chấm điểm

3.3. Bài tập mục 5 tài liệu GDĐP 8 trang 66 (5 phút)

a) Mục tiêu: HS biết về mô hình tăng trưởng “nâu” sang “xanh”.

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:


GV giải thích về mô hình tăng trưởng “nâu” sang “xanh”:

Là giảm dần khai khoáng, hướng mạnh sang lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến.

?Tại sao Quảng Ninh thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh làm việc cá nhân

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi 1 số HS chia sẻ suy nghĩ

+ GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến thức có liên quan.

Hoạt động 4: Vận dụng – 5 phút

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng kiến thức đã học để giải quyết tình huống, vấn đề trong cuộc sống.

* Nội dung:

* Sản phẩm:

* Cách tiến hành:
Hoạt động cá nhân

- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy sưu tầm những hình ảnh nổi bật về ngành kinh tế của địa phương em đang sinh sống.

- Là công dân tương lai, em đã chuẩn bị được gì để góp phần thực hiện định hướng phát triển KT của tỉnh nhà?

----------------------------------------------​

PHỤ LỤC

PHẾU HỌC TẬP SỐ 1: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

Bài tập 1:
Quan sát bểu đồ và rút ra nhận xét



Từ năm 2015-2020 cấu ngành kinh tế Quảng Ninh đang có nhiều thay đổi:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp ………., có xu hướng……

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng ………….., có xu hướng …….

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm…..., có xu hướng……

BT2: Cho bảng số liệu, hãy rút ra nhận xét về sự thay đổi tốc độ tăng trưởng GRDP phân theo khu vực kinh tế tỉnh Quảng Ninh

PHẾU HỌC TẬP SỐ 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ

Dựa vào bảng 7.2



Em hãy cho biết cơ cấu GRDP theo thành phần kinh tế của Quảng Ninh năm 2011 và năm 2019 thay đổi như thế nào?



PHẾU HỌC TẬP SỐ 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LÃNH THỔ KINH TẾ

Đọc SGK trang 58, em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống :

Việc phát huy thế mạnh của các địa phương đã tạo sự phân hóa sản xuất với 5 khu vực chính:

+ Vùng đô thị trung tâm Hạ Long – Cẩm Phả: Là trung tâm kinh tế của Quảng Ninh với các ngành kinh tế chủ chốt là ………………………………………………………………………………………

+ …………………………..: tập trung sản xuất công nghiệp, du lịch, vùng trồng cây ăn quả, vùng sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản.

+ ……………………………………………………………………: hình thành khu kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch, trồng chè, trồng nông sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp.

+ Tiểu vùng khu kinh tế Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô: phát triển mạnh ……………………………………………………………………………………

+ Khu vực miền núi phía Bắc (Tiên Yên – Ba Chẽ): ……………………….

(Thêm bản đồ hành chính)

1725889264906.png






THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN-- GIAO AN GIAO DUC DIA PHUONG 8 TINH BINH DUONG.zip
    12.4 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài 8 gdcd 11 giáo án chương trình giáo dục địa phương lớp 7 dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 gdcd 11 bài 9 giáo án giáo án bài 9 gdcd 11 violet giáo án bài 9 môn gdcd lớp 10 giáo án bảo vệ hòa bình gdcd 9 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi gdcd 9 giáo án chủ đề môn gdcd 9 giáo án công dân 9 bài 10 giáo án công dân 9 bài 5 giáo án công dân 9 bài 7 giáo án dạy gdcd 9 giáo án gdcd 10 bài 9 tiết 1 giáo án gdcd 10 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 11 bài 10 giáo án gdcd 11 bài 6 giáo án gdcd 11 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 12 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo cv 5512 giáo án gdcd 7 bài 7 giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 giáo án gdcd 7 theo cv 5512 giáo án gdcd 9 giáo án gdcd 9 bài 1 giáo án gdcd 9 bài 10 giáo án gdcd 9 bài 10 violet giáo án gdcd 9 bài 11 giáo án gdcd 9 bài 12 giáo án gdcd 9 bài 12 tiết 1 giáo án gdcd 9 bài 13 giáo án gdcd 9 bài 14 giáo án gdcd 9 bài 15 giáo án gdcd 9 bài 16 giáo án gdcd 9 bài 2 giáo án gdcd 9 bài 2 tự chủ giáo án gdcd 9 bài 2 tự chủ violet giáo án gdcd 9 bài 3 giáo án gdcd 9 bài 4 giáo án gdcd 9 bài 5 giáo án gdcd 9 bài 5 violet giáo án gdcd 9 bài 6 giáo án gdcd 9 bài 6 violet giáo án gdcd 9 bài 7 giáo án gdcd 9 bài 7 tiết 2 giáo án gdcd 9 bài 7 violet giáo án gdcd 9 bài 8 giáo án gdcd 9 bài 8 violet giáo án gdcd 9 bài 9 giáo án gdcd 9 bài 9 violet giáo án gdcd 9 bài hợp tác cùng phát triển giáo án gdcd 9 bài tự chủ giáo án gdcd 9 cả năm giáo án gdcd 9 học kì 2 giáo án gdcd 9 kì 2 giáo án gdcd 9 kì 2 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 mới nhất giáo án gdcd 9 powerpoint giáo án gdcd 9 soạn theo chủ đề giáo án gdcd 9 theo 4040 giáo án gdcd 9 theo 5 bước giáo án gdcd 9 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 theo công văn 5512 violet giáo án gdcd 9 trọn bộ giáo án gdcd 9 violet giáo án gdcd 9 vnen giáo án gdcd bài 6 lớp 11 giáo án gdcd bài 7 lớp 9 giáo án gdcd bài 9 lớp 10 giáo án gdcd bài 9 lớp 11 giáo án gdcd bài 9 lớp 12 giáo án gdcd lớp 11 giáo án gdcd lớp 11 bài 7 giáo án gdcd lớp 11 bài 8 giáo án gdcd lớp 11 bài 9 giáo án gdcd lớp 12 bài 9 tiết 2 giáo án gdcd lớp 9 giáo án gdcd lớp 9 bài 14 giáo án gdcd lớp 9 bài 2 giáo án gdcd lớp 9 bài 5 giáo án gdcd lớp 9 bài 6 giáo án gdcd lớp 9 bài 8 giáo án gdcd lớp 9 bài 9 giáo án môn gdcd lớp 12 bài 9 giáo án thực hành ngoại khóa gdcd 9 giáo án trải nghiệm sáng tạo gdcd 9 giáo án trải nghiệm sáng tạo môn gdcd 9 violet giáo án điện tử bài 5 gdcd 9 giáo án điện tử gdcd 10 bài 9 giáo án điện tử gdcd 9 bài 1 giáo án điện tử gdcd 9 bài 12 giáo án điện tử gdcd 9 bài 6 giáo án điện tử gdcd 9 bài 7 giáo án điện tử gdcd 9 bài 8 giáo án điện tử môn gdcd 9 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 7 cao bằng giáo dục địa phương lớp 7 chủ de 4 giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai kế hoạch giáo dục địa phương lớp 7 hà nội kế hoạch giáo dục địa phương trường thcs nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương lớp 7 sách giáo dục địa phương lớp 7 pdf sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi soạn giáo án gdcd 10 bài 9 tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tài liệu giáo dục địa phương lớp 7 tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,758
    Bài viết
    40,221
    Thành viên
    152,703
    Thành viên mới nhất
    HÀNG CHÂU
    Top