Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN GDCD

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,709
Điểm
113
tác giả
Tài liệu bồi dưỡng hsg môn gdcd 9 chương trình mới năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 56 trang. Các bạn xem và tải tài liệu bồi dưỡng hsg môn gdcd 9 về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 1:

HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT, NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM



I. PHÁP LUẬT NƯỚC CHXHCN VN:

1.1. Pháp luật :
Là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

1.2. Đặc điểm cơ bản của pháp luật CHXHCN Việt Nam: có 3 đặc điểm

+ Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội theo khuôn mẫu chung.

+Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

+Tính bắt buộc( cưỡng chế): pháp luật do nhà nước ban hành, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lý theo quy định.

1.3 BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM:

Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

- Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội( chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục..)

=> Thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của công dân lao động...bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho toàn thể dân tộc VN . Như vậy, PL nước CH XHCN việt nam là pháp luật của dân do dân và vì dân hướng tới xây dựng một thành công nhà nước pháp quyền XHCN.

1.4. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM:


- Là phương tiện để quản lý nhà nước, XH, quản lý kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hôi...

- Là phương tiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phát huy quyền làm chủ của công dân, đảm bảo công bằng xã hội...

HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT: KHẨU HIỆU” SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT”

+ Hiến pháp là Luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt nam . Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng , ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp.

+ Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc , do Nhà nước ban hành , được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục , cưỡng chế .

+ Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật vì : (trả lời cho câu hỏi” vì sao phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật?)

- Nhà nước ta là nhà nước của dân , do dân và vì dân ; Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật , không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa , mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định . Như vậy , mỗi công dân chúng ta phải tuân theo pháp luật và bắt buộc phải “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.

+ Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu “ SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT” trên là : ( Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau )

- Trong học tập luôn thực hiện những điều thầy , cô giao cho , thực hiện đúng nội quy nhà trường

- Trong gia đình phải kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà , biết ơn và chăm sóc ông bà , cha mẹ

- Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật: thực hiện đúng Luật giao thông , phòng chống tệ nạn xã hội , thực hiện nếp sống văn hoá , văn minh nơi đô thị, đảm bảo trật tự an toàn xả hội như không gây gỗ, đánh nhau, không nói tục, chửi thề, bảo vệ môi trường sống …

VÌ SAO XÃ HỘI PHẢI CÓ PHÁP LUẬT?

Để xã hội tồn taị và phát triển bình thường thì phải có các quy định của pháp luật
để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực đời sống.

Nhà nước dùng pháp luật để đảm bảo sao cho mọi hành động của công dân trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự, để bất cứ ai vi phạm đều bị xử lí nghiêm minh.

Pháp luật là phương tiện quản lí nhà nước, quản lí xã hội, là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ rối loạn, tính mạng người dân sẽ bị đe dọa, xã hôi ấy sẽ không tồn tại được.

VÌ SAO MỌI NGƯỜI CẦN PHẢI TUÂN THEO PL? =>Mọi người cần phải chấp hành theo pháp luật vì:

Khi chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật không những đảm bảo quyền lợi cho mình mà đồng thời góp phần làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển.

II. HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM:

* Khái niệm Hiến pháp:
Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

* Nhà nước ta từ khi ra đời đến nay ban hành 5 bản Hiến pháp:

- Hiến pháp 1946.

- Hiến pháp 1959.

- Hiến pháp 1980.

- Hiến pháp 1992.

- Hiến pháp 2013.

* CĂN CỨ XÁC ĐỊNH HIẾN PHÁP LÀ LUẬT CƠ BẢN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ CAO NHÂT:

Có 2 căn cứ để khẳng định: Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.


- Căn cứ thứ nhất:

+ Hiến pháp là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ pháp lý cho tất cả các ngành luật.

+ Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hiến pháp. Các văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ.

- Căn cứ thứ hai:

+ Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo thủ tục đặc biệt, được quy định trong điều 69 và Điều 70, điều 85, điều 119, điều 120 của Hiến pháp 2013.

+ Điều, 85 và điều 120 quy định : Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

* DẠNG CÂU HỎI TRÌNH BÀY, NÊU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIẾN PHÁP:

- Thời gian, nội dung và bối cảnh ra đời của từng Hiến pháp:

Tính đến nay, trong lịch sử lập Hiến của nước ta, có 5 bản Hiến pháp đã được ban hành: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và bản Hiến pháp đang có hiệu lực là bản Hiến pháp năm 2013.


Mỗi bản Hiến pháp đều gắn liền với một giai đoạn phát triển của lịch sử cách mạng dân tộc, cùng tìm hiểu về bối cảnh lịch sử cũng như bản chất các bản Hiến pháp của Việt Nam.

+ Hiến pháp năm 1946:

* Nội dung: Hiến pháp của Cách mạng dân tộc, dân chủ và nhân dân.


* Hoàn cảnh ra đời: Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 9/11/1946, Quốc hội Khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta năm 1946.

+ Hiến pháp năm 1959:

* Nội dung: Hiến pháp của thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.


* Hoàn cảnh ra đời: Ngày 7/5/1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, miền Bắc đi lên CNXH, chi viện cho miền Nam.

Đến ngày 31/12/1959, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp năm 1946.

+ Hiến pháp năm 1980:

* Nội dung: Hiến pháp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.


* Hoàn cảnh ra đời: Ngày 30/4/1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối.

Ngày 2/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sửa đổi Hiến pháp 1959.

Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+Hiến pháp năm 1992:

* Nội dung: Hiến pháp của thời kì đổi mới đất nước.


* Hoàn cảnh ra đời: Cuối thế kỷ XX các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới.

15/4/1992 Bản dự thảo Hiến pháp mới được Quốc hội khóa VIII thông qua.

+ Hiến pháp 2013:

* Nội dung: Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.


* Hoàn cảnh ra đời: Kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013.

Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

- Tầm quan trọng của Hiến pháp:


Hiến pháp là đạo luật quan trọng của Nhà nước. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho đường lối phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

* NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP:

- Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc định hướng cho đường lối phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

- Chỉ rõ bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, quyền và

1726681252964.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--TÀI LIỆU HSG KHỐI 9.doc
    543 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bồi dưỡng học sinh giỏi gdcd 9 violet chuyên de bồi dưỡng học sinh giỏi môn giáo dục công dân de thi hsg gdcd 9 cấp tỉnh có đáp an de thi hsg môn gdcd 9 tỉnh nghệ an tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi gdcd 12 tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi gdcd 8 thư viện đề thi hsg gdcd 9 xử lý tình huống gdcd 9 on thi học sinh giỏi
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,792
    Bài viết
    40,241
    Thành viên
    152,836
    Thành viên mới nhất
    hoatrangnhung1
    Top