Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 2K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,353
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8 TỈNH HÒA BÌNH CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1. NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC Ở HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực


- Mô tả được khái quát nhà ở của một số dân tộc ở tỉnh Hoà Bình.

- Trình bày được đặc điểm nhà ở truyền thống của dân tộc Mường, Thái, Mông ở Hòa Bình

- So sánh được điểm giống nhau và khác nhau giữa nhà ở của một số dân tộc ở tỉnh Hoà Bình.

- Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của tỉnh Hoà Bình.

2. Phẩm chất

- Trân trọng, tự hào và có ý thức bảo tồn nét văn hóa truyền thống trong nhà ở của các dân tộc ở Hòa Bình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


  • SGK, SGV GDĐP Hoà Bình 8.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Tranh ảnh, tư liệu về nhà ở ở Hoà Bình.
2. Đối với học sinh

  • SGK GDĐP Hoà Bình 8.
  • Đọc trước bài học trong SGK, chuẩn bị sản phẩm tìm hiểu theo nhóm đã được phân công : tranh ảnh, video…. nhà ở của các dân tộc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Kích thích nhu cầu tìm hiểu về kiến thức mới.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh và gọi tên kiểu nhà ở của dân tộc ở Hòa Bình.

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV tổ chức trò chơi: Nhìn hình đoán tên

Nội dung : HS quan sát hình ảnh và gọi tên kiểu nhà ở của dân tộc ở Hòa Bình. HS nào giơ tay nhanh và có câu trả lời đúng sẽ giành được phần thưởng.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hình 1 : Nhà sàn truyền thống của người Mường

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “An cư lạc nghiệp” là tư tưởng đã in sâu vào tâm tưởng của người Việt ta từ ngàn đời nay. Nhà ở không chỉ là tránh trú nắng mưa mà còn là nơi sinh hoạt của đại gia đình, nơi gắn kết tình cảm thân thiết. Mỗi cấu trúc nhà nói lên những đặc điểm văn hóa, tư duy của các dân tộc. Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu chủ đề: Nhà ở truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về nhà ở truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình.

a. Mục tiêu:
Nêu được đặc điểm nhà ở của các dân tộc ở Hoà Bình.

b. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1, trang 8 và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Nhà ở truyền thống của các dân tộc ở Hòa Bình thường sử dụng những vật liệu gì và có những dạng cơ bản nào?





- GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao cần phải bảo tồn nhà ở truyền thống của các dân tộc?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời đại diện các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới.
1. Khái quát về nhà ở truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình
- Nhà ở của các dân tộc được thiết kế, xây dựng dựa trên quan niệm riêng thể hiện trong chất liệu, kiểu dáng và công năng sử dụng.
- Các dân tộc sinh sống ở Hoà Bình có 3 dạng nhà truyền thống: nhà trệt; nhà sàn; nhà nửa sàn nửa trệt.
- Vật liệu truyền thống thường tận dụng nguồn có sẵn trong tự nhiên như bương tre, nứa, lá, đất, đá...

- Nhiều nhà sàn mới có những thay đổi quan trọng trong bộ khung, mái, vật liệu hiện đại như sắt, thép, tôn, kính, nhựa... à nhà ở nguy cơ mất dần nét truyền thống nên cần có sự sự bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc.


Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà ở truyền thống của một số dân tộc ở Hoà Bình

a. Mục tiêu:
Nêu được cấu tạo nhà ở của các dân tộc Mường, Thái, Mông ở tỉnh Hòa Bình.

b. Nội dung: HS thảo luận nhóm, theo dõi nội dung SGK và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK, dựa vào tài liệu sưu tầm ở nhà và thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu nhà ở của người Mường
+ Nhóm 2, 5: Tìm hiểu nhà ở của người Thái
+ Nhóm 4, 6: Tìm hiểu nhà ở của người Mông

- GV hướng dẫn HS thực hiện bài trình bày nhóm bằng các sản phẩm: trình bày cấu tạo, các vật liệu chính để làm nhà.



- Sau khi các nhóm trình bày, GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về những vật liệu này?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chấm điểm cho phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
-
2.Tìm hiểu nhà ở truyền thống của một số dân tộc ở Hoà Bình
a. Nhà ở của người Mường

- Nhà sàn Mường cổ truyền thường có 2 vì kèo, 4 cột cái tượng trưng cho 4 chân con rùa và 8 cột con, 4 mái tượng trưng cho mu rùa bởi tín ngưỡng dân gian của người Mường coi rùa biểu trưng cho sự bền vững.
- Nguyên vật liệu để dùng làm nhà sàn truyền thống là những thứ có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre, nứa, lá...
- Nhà sàn Mường thường chia ra 3 mặt bằng: mặt trên cùng là gác để cất giữ lương thực, đồ dùng gia đình; sàn nhà là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi; gầm sàn dùng để các dụng cụ sản xuất, nhốt gia súc.
- Sàn nhà thường lát bằng những cây bương hoặc bằng gỗ nhưng chủ yếu vẫn là cây bương. Cột nhà làm bằng gỗ tròn hoặc vuông.
- Nhà sàn bố trí 2 cầu thang: cầu thang chính ở đầu hồi bên phải; cầu thang phụ ở đầu hồi bên trái.
b. Nhà ở của Người Thái
- Người Thái chủ yếu ở nhà sàn.
- Nguyên vật liệu để làm nhà sàn là gỗ, tre, nứa, lá được kết cấu thành các phần chính: hệ thống cột, xà, phần mái lợp, phần che chắn xung quanh, sàn ở, cầu thang và sân phơi ngoài trời.
- Cột của nhà sàn được làm từ các loại gỗ tốt không bị mối mọt. Cột nhà chôn dưới đất hoặc kê trên những hòn đá tảng; Gầm sàn đủ cao, thoáng nhưng không chênh vênh.
- Cầu thang được làm bằng gỗ, lắp đặt vững chắc, thường được bố trí ở 2 đầu hồi nhà.
- Nhà sàn Thái phổ biến có ba gian, cũng có nhà năm gian và hai hồi, đều có hai cửa lớn.
- Nhà sàn người Thái cao rộng, nhiều cửa sổ, gầm sàn cao.
c. Nhà ở của người Mông
- Người Mông thường cư trú ở địa hình núi cao, hiểm trở, vách đá cheo leo hay quanh thung lũng, vực hẻm, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới; độ ẩm cao, quanh năm sương mù bao phủ.
- Cách xây dựng nhà cửa của người Mông: ở nhà đất, thường từ 3 – 5 gian, có nhà tới 7 gian. Gian giữa đặt bàn thờ, hai gian bên là bếp và buồng ngủ.
- Người Mông thường để lương thực ở các chòi ngoài vườn.
à Nhận xét: Vật liệu để làm nhà ở của các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình đều dễ tìm trong thiên nhiên, gần gũi với núi rừng và người dân.


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các vấn đề tình huống, bài tập nhằm khắc sâu kiến thức bài học.

b. Nội dung: HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ luyện tập.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS hoàn thành các nội dung luyên tập: So sánh điểm chung và nét đặc sắc riêng các loại nhà của người Mường, người Thái, người Mông theo gợi ý sau (làm vào vở).

nãy
Giống nhau
Khác nhau
Nhà của người Mường
Nhà của người Thái
Nhà của người Mông


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mở rộng kiến thức.

Kiểu nhà
Giống nhau
Khác nhau
Nhà của người Mường



- Nguyên vật liệu dùng làm nhà truyền thống là những thứ có sẵn trong tự nhiên như gỗ, tre, nứa, lá...
- Nhà thường có ba gian.
- Nhà người Mường và người Mông thường có cầu thang ở hai đầu.
- Nhà sản thường có 2 vì kèo, 4 cột cái và 8 cột con, 4 mái gắn với tĩn ngưỡng coi rùa là biểu trưng.
- Từ cầu thang chính bước vào phần giữa sàn nhà phía dưới là bếp, phía trên là bàn thờ, phía ngoài
để tiếp khách, phía trong là nơi sinh hoạt của cả gia đình.
Nhà của người Thái
- Cột nhà thường chôn dưới đất hoặc kê trên những hòn đá tảng.
- Nhà người Thái cao rộng hơn, nhiều cửa sổ, gầm sàn cao hơn người Mường.
Nhà của người Mông
- Nhà thường làm ở nơi địa hình hiểm trở, nằm ở nơi có khí hậu ẩm ướt, quanh năm sương mù bao phủ.
- Người Mông ở nhà đất.
- Lương thực để ở các chòi ngoài vườn.


Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.

Cách làm: GV chia lớp thành 4 nhóm, các thành viên trong nhóm thảo luận về những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn, bảo vệ nhà ở truyền thống

của địa phương.



Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sơ đồ SGK, trang 11.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo kết quả. Các nhóm lắng nghe và bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và khen ngợi các nhóm làm việc tích cực

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Học sinh vận dụng vào bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát huy tính tư duy và khả năng sáng tạo.

b. Nội dung: HS tiếp tục hoàn thiện mô hình nhà ở các dân tộc tỉnh Hòa Bình và trưng bày sản phẩm, cả lớp tham quan.

c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV nêu yêu cầu: các nhóm tiếp tục hoàn thiện mô hình nhà ở của một dân tộc ở Hoà Bình bằng tăm tre, vật liệu tái chế (ống hút, bìa...)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành phần vận dụng trang 12.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm hoàn thành sản phẩm ở nhà

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại kiến thức đã học. Làm bài tập được giao.

- Đọc trước chủ đề 2. Nét đọc đáo trong ẩm thực của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình.



=
1695317025046.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!

 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GIÁO ÁN GDĐP 8 TỈNH HÒA BÌNH.rar
    2.6 MB · Lượt xem: 3
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,341
    Bài viết
    37,810
    Thành viên
    140,723
    Thành viên mới nhất
    Tạ Hạnh

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top