Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8 TỈNH NGHỆ AN CHỦ ĐỀ 2: Tiết 5-6-7- 8. PHONG TỤC, TẬP QUÁN Ở NGHỆ AN được soạn dưới dạng file word gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Ngày soạn:01/10/2023

CHỦ ĐỀ 2: Tiết 5-6-7- 8. PHONG TỤC, TẬP QUÁN Ở NGHỆ AN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Năng lực


– Nhớ được những phong tục, tập quán tiêu biểu ở Nghệ An,

– Trình bày được điểm chung và nét riêng của phong tục, tập quán Nghệ An với phong tục, tập quán của Việt Nam.

– Giới thiệu được ít nhất một phong tục, tập quán của Nghệ An

– Tham gia các hoạt động bảo tồn, phát triển phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của Nghệ An.

2. Phẩm chất

Luôn có tinh thần yêu quý, giữ gìn và phát huy phong tục tập quán theo địa phương ở Nghệ An

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


SGK, SGV GDĐP tỉnh Nghệ An

Video, tranh ảnh về một số phong tục tập quán ở Nghệ An

2. Đối với học sinh

SGK, Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Kích thích nhu cầu tìm hiểu phong tục tập quán theo địa phương ở Nghệ An

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Phong tục, tập quán là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gốc và khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáoa. Mục tiêu:


- Giới thiệu được nguồn gốc xuất hiện của tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An;

- Nêu được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo.

b. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HSNội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu nguồn gốc về phong tục, tập quán
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Theo em phong tục tập quán có nguồn gốc như thế nào ở Nghệ An?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.
- GV mở rộng: Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:
















Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa phong tục tập quán ở Nghệ An
a. Mục tiêu:

- Tìm hiểu về ý nghĩa của phong tục tập quán ở Nghệ An;
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1,2: Giới thiệu các phong tục tập quán Nghệ An và địa phương em?
+ Nhóm 3,4: Nêu được đặc điểm của tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK giới thiệu phong tục tập quán ở Nghệ An.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV mở rộng thêm phong tục tập quán ở Nghệ An.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận các phong tục tập quán ở Nghệ An
HS trình bày kết quả thảo luận:

Hoạt động 2. Tìm hiểu tên một số phong tục tập quán ở Nghệ An
Hoạt động 2.1:
Tìm hiểu các tín ngưỡng tôn giáo ở Nghệ An
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu được các tôn giáo ở Nghệ An;
- Nhận xét được đặc điểm tôn giáo ở Nghệ An
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, với nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1,2: Giới thiệu các tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An và địa phương em?
+ Nhóm 3,4: Nêu được đặc điểm của tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK giới thiệu các tín ngưỡng, tôn giáo và đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày sản phẩm và giới thiệu.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.
- GV mở rộng thêm về tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận các tín ngưỡng, Tôn giáo, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Nghệ An
HS trình bày kết quả thảo luận:
*Tín ngưỡng Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên…
Người Nghệ An rất kính cẩn thờ Thành hoàng. Thành hoàng là các phúc thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho cư dân làng xã. Thành hoàng của cư dân Nghệ An có thể là Nhiên thần, Thiên thần hay Nhân thần như các vị: Thượng Ngàn công chúa, Cao Sơn Cao Các, Tứ vị Thánh Nương, Liễu Hạnh công chúa, Tam Tòa đại vương Lý Nhật Quang, Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn… Nhiều danh nhân từ thế kỷ XVI - XVIII có công với dân làng như Đinh Bạt Tụy (1516-1590) ở Hưng Nguyên, Hồ Sĩ Dương (1621-1681) ở Quỳnh Lưu, 2 anh em Trần Hưng Học (1631-1673), Trần Hưng Nhượng (1635-1710) ở Thanh Chương, Trần Đăng Dinh (thế kỷ XVII - đầu t.k XVIII) ở Yên Thành… đều được dân làng quê hương thờ làm Thành hoàng. Các tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc, những người có công với làng xóm tiếp tục được duy trì, củng cố. Nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu; họ Ngô ở Lý Trai, Diễn Châu; họ Nguyễn Duy ở Cồn Lim - Kẻ Ó (xã Thanh Lương, Thanh Chương); họ Nguyễn Cảnh ở một số xã thuộc huyện Nam Đường (nay thuộc Đô Lương), Thanh Chương… nhiều lần được trùng tu. Nhiều danh sĩ còn được con cháu trong họ lập đền thờ riêng. Đền thờ Cương quốc công Nguyễn Xí ở Nghi Lộc được xây dựng từ năm 1467; đền thờ Tấn quốc công Nguyễn Cảnh Hoan ở Đô Lương được xây dựng từ năm 1602 và nhiều lần được tôn tạo sau đó…Một số vị thần Đạo Giáo, Đạo Mẫu còn được phối thờ ở các đền lớn như đền Cờn, đền Quả…
Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng riêng của mình. Tuy nhiên, đặc trưng nhất là các hình thái tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng dân gian ngày nay còn lưu giữ được trong các nhóm dân tộc như nhóm Tày – Thái, nhóm Mông – Dao; nhóm Hoa – Sán Dìu – Ngái; nhóm Chăm – Ê đê – GiaRai; nhóm Môn – Khmer.
Bên cạnh đó, một trong những tín ngưỡng lâu đời, phổ biến nhất của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác là việc thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ những người đã mất. Ở các gia đình người Việt, nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên và việc cúng giỗ, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân rất được coi trọng.
Có thể nói: “Tục thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến nhất của người Việt Nam. Nó bắt nguồn từ niềm tin rằng linh hồn người chết vẫn tồn tại trong thế giới chúng ta và ảnh hưởng tới cuộc sống của con cháu.” Từ thực tế cuộc sống, sự sùng bái, nhớ ơn người đã khuất đã sinh ra tín ngường thờ cúng tổ tiên phổ biến sâu rộng ở người Việt. Hoạt động thờ cúng tổ tiên thường diễn ra vào những ngày giỗ, lễ, tết để tưởng nhớ những người đã khuất thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn kính… và cầu mong được “phù hộ” cho mọi điều tốt lành. Người Việt Nam lấy lòng biết ơn làm nền tảng đạo lý, là con cháu đều phải biết ơn những đấng sinh thành. Ngày giỗ của cha mẹ, ông bà… là kỷ niệm ngày mất, tạo nên cơ sở cho quan hệ gia đình. Có tồn tại linh hồn hay không thì không thể biết, nhưng có một điều chắc chắn là con cháu thì phải biết ơn tổ tiên.
Tổ tiên là những bậc tiền bối cùng huyết thống đã mất, hoặc là trực hệ sinh ra cháu, chắt, hoặc là bang hệ, thuộc hàng tổ bác, chú, cô, dì. Tổ tiên có bên nội, bên ngoại: “nội thân, ngoại thích”. Nhưng trách nhiệm thờ cúng bao giờ cũng thuộc về bên nội. Việc thờ phụng tổ tiên có thể chia ra làm năm bậc:
Bậc thứ nhất là thờ phụng ông bà thủy tổ họ và anh em đồng hàng, được thờ tự ở từ đường của họ.
Bậc thứ hai là thờ phụng ông bà thủy tổ chi và tổ tiên trong phạm vi chi, được thờ tự ở ngôi nhà thờ phái.
Bậc thứ ba là thờ phụng ông bà thủy tổ chi và tổ tiên trong phạm vi chi, được thờ tự trong nhà thờ chi.
Bậc thứ tư là tổ tiên nhà mình từ hàng ông bà cố đến ông bà nội và đồng hàng, được thờ tự ở nhà thờ của gia tộc.
Bậc thứ năm là thờ phụng cha mẹ mình, khi mất được thờ tự ở nhà riêng của mỗi người con trai, hoặc tại nhà trưởng nam hoặc quý nam (con út)




( Phật giáo - Lễ An Cư Kết Hạ )


( Đạo giáo)





( Thiên chúa giáo)













Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số lễ hội
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: ở Nghệ An có những phong tục tập quán nào?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.
- GV mở rộng: Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:
Ggua thuyền ở Đô Lương

Lễ Cầu ngư ở Quỳnh lưu






Hoạt động 3: Tìm hiểu một số phong tục tập quán khác ở Nghệ An
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: ở Nghệ An có những phong tục tập quán nào khác?
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học.
- GV mở rộng: Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:























I. Nguồn gốc:
- Phong tục trong dân gian được hình thành và tồn tại hàng ngàn năm, đã đi vào tâm thức mỗi con người, tạo nên thói quen trong cuộc sống của từng gia đình và tập quán từng vùng. Phong tục là vẻ đẹp của mỗi dân tộc, nó mang nhiều giá trị tích cực, hun đúc, rèn luyện, bồi lắng, tạo nên cốt cách con người xứ Nghệ, con người Việt Nam. Phong tục, tập quán đã góp phần cố kết cộng đồng tạo ra sức mạnh, hình thành bản sắc riêng từng địa phương và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phong tục, tập quán, nghi lễ, một bộ phận quan trọng trong phong tục nói chung, đã có tác động to lớn đến tâm lý cộng đồng. Quá trình tìm hiểu về phong tục, tập quán phải thấy rằng, mỗi phong tục, tập quán trong quá trình hình thành đều phản ánh trình độ nhận thức của cộng đồng và mang tính lịch sử nhất định. Phần lớn phong tục, tập quán trong quá trình tiếp biến, lưu giữ đều được tiền nhân nghiên cứu công phu, chịu sự ảnh hưởng các tôn giáo và chứa tải nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.
- Khảo sát những ngôi làng cổ ở xứ Nghệ có thời gian hình thành khoảng hai trăm năm, chúng ta đều nhận thấy: trong không gian hẹp của một đơn vị làng đã có đầy đủ “thiết chế” của các tôn giáo đi qua như: nhà thờ họ, chùa, đền, đình, nhà thánh, am, miếu… Cũng từ những đặc điểm đó, trong tâm thức người dân chỉ xét về việc kế thừa tập tục cúng lễ diễn ra trong cuộc sống, thường thấy bộc lộ một chút tư tưởng của đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho, chúng cứ đan xen hòa quyện mà không còn phân định rạch ròi.
II. Ý nghĩa của phong tục tập quán.

Phong tục tập quán Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú với hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống. Việt Nam phát triển dựa trên nền công nghiệp lúa nước. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến đời sống của người Việt. Đa phần là gắn bó với quê hương, xóm giềng nên những phong tục tập quán từ xưa đến nay của người Việt vẫn luôn đề cao sự gắn bó đoàn kết giữa những gia đình hay hàng xóm với nhau.
Phong tục tập quán Việt Nam là một nét đẹp văn hóa. Các phong tục tập quán đều cần được bảo tồn và phát huy. Điều đó không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn những giá trị truyền thống mà việc bảo tồn các phong tục tập quán của người Việt còn là cách để chúng ta có thể ghi nhớ cội nguồn của dân tộc.



























III. Một số phong tục tập quán ở Nghệ An

1. Tín ngưỡng và tôn giáo

a. Tín ngưỡng: là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Thờ thành hoàng làng
- Đền thờ các danh nhân có công với dân làng
- Đền thờ các anh hùng dân tộc
- Thờ cúng tổ tiên chia ra làm 5 bậc:
+ Bậc thứ nhất là thờ phụng ông bà thủy tổ họ và anh em đồng hàng, được thờ tự ở từ đường của họ.
+ Bậc thứ hai là thờ phụng ông bà thủy tổ chi và tổ tiên trong phạm vi chi, được thờ tự ở ngôi nhà thờ phái.
+ Bậc thứ ba là thờ phụng ông bà thủy tổ chi và tổ tiên trong phạm vi chi, được thờ tự trong nhà thờ chi.
+Bậc thứ tư là tổ tiên nhà mình từ hàng ông bà cố đến ông bà nội và đồng hàng, được thờ tự ở nhà thờ của gia tộc.
+ Bậc thứ năm là thờ phụng cha mẹ mình, khi mất được thờ tự ở nhà riêng của mỗi người con trai, hoặc tại nhà trưởng nam hoặc quý nam (con út)

(Thờ cúng tổ tiên – Dân tộc Kinh)

( Cúng cơm mới – Dân tộc Thái)

( Cúng tổ tiên- Dân tộc Thổ)

( Cúng tổ tiên – Dân tộc Mông)

( Tết – dân tộc Khơ Mú)













b.Tôn giáo
: là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức




- Nho giáo
Nho giáo vốn là một học thuyết về đạo đức, chính trị. Người ta cũng gọi học thuyết này là Nho giáo để chỉ một loại học thuyết khi đi vào các mặt của đời sống được kinh điển hóa, giáo điều hoá như một lý luận có ý nghĩa tôn giáo, một “đạo”.



- Phật giáo, đạo giáo
Bị đẩy khỏi cung đình từ thế kỷ XV, Phật giáo, Đạo giáo trỗi dậy khá mạnh mẽ từ thế kỷ XVI. Đến thế kỷ XVII - XVIII tư tưởng tam giáo đồng nguyên lại trở về trong nhiều trí thức Đại Việt ở Đàng Ngoài. Hương Hải thiền sư (1628 - 1715) gốc người Nghệ An là một trong số đó.




- Đạo giáo có nguồn gốc là học thuyết Lão Trang. Có 2 phái Đạo giáo chính: phái Thần tiên của các đạo sĩ trí thức chủ trương tu tiên, luyện đan, cầu trường sinh bất tử; phái Phù thuỷ dùng pháp thuật trừ tà, trị bệnh phổ biến trong dân gian. Ở Nghệ An thời kỳ kỷ cương xã hội đổ nát thế kỷ XVII- XVIII, một số nhà nho chán chen chúc danh lợi chốn quan trường, thoát đời, bỏ đi tu tiên, tiêu biểu là Phạm Viên. Ông là con trai một vị Thượng thư người huyện Đông Thành. Tương truyền gặp ngày giỗ mẹ, ông từ quê dẫn 4 gia đồng khiêng mâm cỗ biếu cha làm quan ở kinh thành, trong nháy mắt quà biếu đã ra đến cầu Giền. Về sau Phạm Viên thành tiên bỏ nhà đi mất không rõ tung tích.
Một bộ phận trong dân gian tin vào đồng cốt, gọi hồn, ngồi đồng, hầu bóng, cầu tiên, xin thẻ… Một số vùng có tĩnh thờ Thái Thượng Lão quân, Độc cước sơn thần.
c. Đạo thiên chúa
Thiên Chúa giáo thường được dùng để gọi Công giáo. Đây là hệ phái tôn giáo thờ Thiên Chúa được truyền bá vào Việt Nam sớm nhất, từ thế kỷ 16 và phát triển mạnh từ thế kỷ 17. Đây cũng là tôn giáo đầu tiên và chủ yếu dùng thuật từ Thiên Chúa để đề cập đến thần linh tối cao và duy nhất
2. Lễ hội
a. Lễ hội Đền Quả Sơn và lễ hội đua thuyền

Lễ hội đền Quả Sơn ở Đô Lương được xếp vào danh sách những lễ hội vùng lớn bậc nhất Nghệ An. Lễ hội được diễn biến trong 3 ngày, từ 19 đến 21 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Lễ hội đặc sắc với nghi thức tạ ơn Bà Bụt tại chùa Bà Bụt (còn được gọi là Tiên tích tự).
- Lễ hội đua thuyền truyền thống ở Đền Quả Sơn đã có từ xưa nhưng qua thời gian đã bị mai một. Đến nay, Ban tổ chức lễ hội của huyện đã khôi phục giải đua thuyền rồng truyền thống hằng năm. Để chuẩn bị cho giải đua thuyền lần này, UBND xã Bồi Sơn đã đầu tư đóng mới 6 chiếc thuyền đua.
- Cuộc thi đã diễn ra trong không khí sôi nổi, nhận được sự cổ vũ đông đảo của nhân dân và du khách thập phương. Với tinh thần quyết tâm giành chiến thắng, mỗi đội thi đều thi đấu hết mình, cống hiến cho khán giả màn đua thuyền hấp dẫn.
- Từ thành công của giải đua huyện Đô Lương sẽ khôi phục và tổ chức giải đua với quy mô lớn hơn với sự tham gia của các xã ven sông Lam trong thời gian tới. Cùng với việc khôi phục lại giải đua truyền thống, Ban Quản lý di tích đền Quả Sơn còn làm mới, tu sửa lại kiệu Bát cống, kiệu Long đình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân mỗi khi Tết đến, xuân về.
b. Lễ hội cầu Ngư
Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc của ngư dân vùng biển Quỳnh Lưu vẫn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Thông qua lễ hội đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của nhân dân vùng biển, thể hiện ước mơ của ngư dân có một năm mưa gió thuận hòa, tàu thuyền ra khơi thắng lợi mang lại cuộc sống ấm no cho ngư dân.


c. Lễ Xăng Khan của người Thái -Nghệ An
- Lễ Xăng Khan mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của tộc người Thái, do con người sáng tạo và giữ gìn trao truyền từ thời thế hệ này sang thế hệ khác và đời này qua đời khác; là nơi quy tụ tâm thức cộng đồng với vẻ đẹp của văn hoá tâm linh, văn hoá nghệ thuật và những phong tục, tập quán cổ truyền rất đặc biệt; là nơi thể hiện những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, mang tính cố kết cộng đồng rất cao của tộc người Thái, đã tạo ra bản sắc văn hóa riêng biệt, không thể lẫn lộn với bất kỳ với một dân tộc nào kihác.
d. Lễ hội Đền Cờn: màu lễ hội tổ chức vào ngày 19 đến ngày 21 tháng Giêng (ÂL) hàng năm. Là một trong những lễ hội cổ xưa nhất tại Nghệ An tổ chức tại đền Cờn, Hoàng Mai, Nghệ An. Là một lễ hội nông nghiệp, tổ chức nhằm cầu ngư, cầu mong cho sóng yên biển lặng, đánh bắt nhiều cá tôm, hải sản, an yêu, tài lộc của những người con miền biển.













3. Một số phong tục tập quán khác ở Nghệ An.
* Phong tục tập quán đoàn tụ bên gia đình

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên. Mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội. Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước Giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên).
* Phong tục tập quán cúng ông Công, ông Táo
Ngày cúng ông Công, ông Táo là ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Vào ngày này mọi gia đình sẽ dọn dẹp sạch sẽ bếp, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng về cúng để ông Công, ông Táo về trời. Báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối.
* Phong tục tập quán gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đây là món quà ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè. Những ngày trước Tết, nhiều gia đình, dòng họ, thôn xóm thường tụ tập cùng nhau trò chuyện, gói bánh, luộc bánh thâu đêm.
Miền Bắc thường gói bánh chưng còn miền Nam thì gói bánh tét. Nhờ gói bánh chưng, bánh tét mà Tết cổ truyền Việt Nam trở nên ấm cúng và ý nghĩa hơn.
* Phong tục chơi hoa dịp Tết
Ở miền Bắc loài hoa Tết đặc trưng là hoa đào, còn miền Nam là hoa mai. Ngoài ra, các gia đình còn chơi cây quất cảnh một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng trong ngày Tết cổ truyền. Ngoài ra, các gia đình cũng mua hoa cúc, hoa lan, hoa đồng tiền… để trang trí nhà cửa thêm vui tươi, rước lộc vào nhà.
* Phong tục bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Mỗi vùng miền sẽ có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau, sử dụng những loại hoa trái khác nhau. Mâm ngũ quả thể hiện lòng thành kính đối với trời đất, ông bà tổ tiên và để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.
* Phong tục dọn dẹp nhà cửa
Vào dịp giáp Tết, gia đình Việt đều có thói quen dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ nhằm dọn bỏ hết đi những điều không may của năm cũ và chuẩn bị đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc nhiều hơn.
* Phong tục viếng thăm mộ tổ tiên
Trước Tết, để thể hiện lòng kính trọng, trọn đạo hiếu đối với ông bà, tổ tiên thì con cháu trong gia đình thường ra mộ thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của của người đã khuất. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt trước khi đón Tết Nguyên đán.
* Phong tục cúng tất niên
Trong ngày 30 Tết, các gia đình thường làm những mâm cỗ tươm tất để thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Bữa cơm tất niên cũng là để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
* Phong tục cùng đón giao thừa
Giao thừa là khoảnh khắc mà rất nhiều người chờ mong trong dịp Tết. Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Là khoảnh khắc đất trời giao hoa, thiên nhiên và con người trở nên gần gũi nhất. Trong đêm giao thừa thường có nhiều hoạt động rất hấp dẫn như ca múa nhạc, bắn pháo hoa, đi chùa, hái lộc...
* Phong tục đi chùa, hái lộc
Đi chùa, hái lộc là phong tục tập quán của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính đối với đức Phật, tổ tiên. Trong đêm giao thừa, khi đi chùa người ta thường kết hợp hái lộc để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
* Phong tục xông đất
Theo quan niệm của người Việt thì xông đất đầu năm là vô cùng quan trọng. Vì vậy, nhiều gia đình đi xem tuổi, nhờ người hợp tuổi xông đất cầu mong gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.
Thời điểm xông đất là thời điểm sau phút giao thừa và người xông đất thường là người vui tính, hay gặp may mắn.
Phong tục chúc Tết và mừng tuổi
Dịp Tết người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè: "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy". Vào dịp này mọi người đều dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất đồng thời không quên tặng những phong bao lì xì may mắn.
* Phong tục xuất hành
Hết ngày mùng 1 Tết nhiều gia đình chọn xem ngày tốt, xem hướng để xuất hành nhằm cầu mong năm mới với nhiều thuận lợi đặc biệt là trong công việc, buôn bán, học tập.
1702605794148.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---CTĐP 8.docx
    3.2 MB · Lượt xem: 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,051
    Thành viên mới nhất
    Rolnado
    Top