Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
Giáo án khtn 9 kết nối tri thức CẢ NĂM 2024-2025 TÁCH TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án khtn 9 kết nối tri thức về ở dưới.
MỞ ĐẦU

BÀI 1: NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC

Thời lượng: 3 tiết



I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức


– Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong học tập Khoa học tự nhiên 9.

– Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung


– Tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động tìm hiểu về một số dụng cụ và cách sử dụng.

– Chủ động nêu ý kiến thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base.

– Hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid, base.

– Chủ động tìm hiểu kiến thức về các dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 trong SGK.

b) Năng lực KHTN

– Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất trong học tập KHTN 9.

– Phát triển khả năng làm việc nhóm, trình bày báo cáo và làm được một bài thuyết trình về vấn đề khoa học.

3. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy tính, máy chiếu.

– File trình chiếu ppt hỗ trợ bài dạy.

– Các hình ảnh: (1) một số dụng cụ thí nghiệm như ống thí nghiệm, lọ đựng hoá chất,...(2) không gian phòng thí nghiệm, (3) biển cảnh báo an toàn trong phòng thí nghiệm.

– Các video hỗ trợ bài giảng.

– Phiếu học tập (in trên giấy A1):

XÂY DỰNG KIẾN THỨC


QUY TRÌNH THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM – NHÓM ….




PHIẾU HỌC TẬP 2
VIẾT VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
1.
Cấu trúc báo cáo gồm những phần nào
.......................................................................
2. Em hãy so sánh cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học theo cách thức quy định chung với các bài báo cáo thực hành hay báo cáo thí nghiệm, điều tra mà em đã thực hiện.
..........................................................................................


PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu 1. Bài thuyết trình khoa học trên PowerPoint được thiết kế như thế nào? Để thuyết trình hiệu quả cần lưu ý gì?
........................................................ ………………………………………………………………………


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi.

- Động não, tư duy nhanh tại chổ.

- Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, động não, khăn trải bàn, mảnh ghép.

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK.

1. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:


– Nêu được cách lựa chọn hoá chất và dụng cụ phù hợp khi tiến hành các thí nghiệm.

b) Nội dung:

- GV trình chiếu các hình ảnh (1), (2), (3) và yêu cầu HS quan sát.



- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và suy nghĩ trả lời câu hỏi đầu bài.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

Để lựa chọn được dụng cụ và hoá chất phù hợp và an toàn, người tiến hành cần:

+ Xác định rõ mục đích của thí nghiệm.

+ Có hiểu biết rõ ràng về công dụng của từng dụng cụ thí nghiệm, tính chất của từng loại hoá chất.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV trình chiếu các hình ảnh (1), (2), (3) và yêu cầu HS quan sát.

- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và suy nghĩ trả lời câu hỏi đầu bài.
- HS quan sát các hình ảnh.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS có hướng suy nghĩ và trả lời.
- HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài
-
GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học mới.
Tiến hành các thí nghiệm là một hoạt động quan trọng kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Các dụng cụ thí nghiệm, hoá chất được lựa chọn như thế nào? Kết quả thí nghiệm được trình bày ra sao để đảm bảo tính khoa học? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi đó.
HS lắng nghe và chuẩn bị tinh thần học bài mới.


2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1: Giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng

Mục tiêu:


- Nhận biết được một số dụng cụ sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.

- Chủ động tìm hiểu kiến thức về các dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 trong SGK.

- Tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động tìm hiểu về một số dụng cụ và cách sử dụng.

- Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và chia sẻ các nội dung tìm hiểu được với các thành viên trong nhóm.

Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép thông qua hoạt động “Xây dựng kiến thức”

Cách thức:

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện như sau:

- Vòng chuyên gia:

Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm quang học.

Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm điện từ.

Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất.

Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể.

- Vòng mảnh ghép:

Yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ đầy đủ các thông tin tìm hiểu được từ vòng chuyên gia cho các thành viên còn lại của nhóm.

Yêu cầu HS các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập:

c) Sản phẩm: PHT đầy đủ đáp án như sau

XÂY DỰNG KIẾN THỨC
Câu 1. Đề xuất cách tạo ra tia sáng, chùm sáng dùng đèn dây tóc và các tấm chắn sáng có khe hẹp.
Trả lời
Thực hiện theo các bước:
+ Khoét 1 lỗ nhỏ trên tấm bìa để tạo tấm chắn sáng.
+ Dùng 1 tấm bìa để làm màn hứng.
+ Chiếu ánh sáng từ đèn dây tóc vào tấm bìa có khoét một lỗ nhỏ.
+ Đặt màn hứng đặt phía sau và vuông góc với tấm bìa có khoét lỗ nhỏ sao cho vệt sáng đi ra từ lỗ nhỏ đi là là mặt màn hứng. Vệt sáng hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng
Câu 2. Quan sát điện kế trong Hình 1.4–SGK/tr.7, giải thích vì sao vạch 0 nằm giữa thang đo.
Trả lời
Vạch 0 nằm giữa thang đo vì:
+ Điện kế có thể phát hiện dòng điện cảm ứng, dòng điện này có thể làm cho kim điện kế lệch sang phải hoặc sang trái.
+ Giá trị điện kế chỉ có thể là âm hoặc dương nên vạch số 0 nằm giữa thang đo thuận lợi cho việc quan sát, đọc số liệu.
Câu 3. Trả lời các câu hỏi:
a) Phễu, phễu chiết, bình cầu trong phòng thí nghiệm thường được làm bằng vật liệu gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?
Trả lời
Phễu dùng để rót chất lỏng hoặc dùng để lọc; + Phễu chiết dùng để tách chất theo phương pháp chiết.
+ Bình cầu dùng để đựng chất lỏng, pha chế dung dịch, đun nóng, chưng cất.
+ Lưu ý khi sử dụng:
Không được cho các dung dịch kiềm, axit đậm đặc vào những loại phễu, bình thuỷ tinh mỏng.
Với phễu thuỷ tinh, khi dùng phải đặt phễu trong vòng sắt cặp trên giá sắt hoặc đặt trực tiếp trên các dụng cụ để hứng như: chai, lọ, bình tam giác, bình cầu,…
Khi rót chất lỏng, cần chú ý tránh để chất lỏng bắn ra ngoài.
Không đổ chất lỏng quá đầy phễu vì như thế phễu sẽ bị nghiêng và chất lỏng có thể trào ra ngoài.
Nên để các phễu thuỷ tinh, bình cầu ở tủ, kệ riêng, tránh để chúng va chạm sẽ làm đỗ vỡ, hư hỏng.
Những loại phễu thuỷ tinh, bình cầu không sử dụng phải khử trùng sạch sẽ, bỏ vào thùng rác có chứa vật sắc nhọn.
b) Khi sử dụng các dụng cụ thuỷ tinh để thực hiện các thí nghiệm ở nhiệt độ cao, tại sao phải dùng lưới tản nhiệt??
Trả lời
- Dùng để phân tán nhiệt khi đốt, tránh làm vỡ các dụng cụ thuỷ tinh khác.
Câu 4. Muốn quan sát được các NST phải dùng dụng cụ gì? Vì sao ?
Để quan sát được các nhiễm sắc thể (NST), cần sử dụng kính hiển vi quang học. Đây là lý do:
Độ phóng đại cao: Kính hiển vi quang học có khả năng phóng đại từ 40x đến 1000x hoặc hơn, cho phép quan sát chi tiết các cấu trúc nhỏ như nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể có kích thước rất nhỏ, thường trong khoảng 1-2 micromet, nên cần độ phóng đại lớn để quan sát được.
Khả năng phân giải: Kính hiển vi quang học có khả năng phân giải đủ cao để nhìn rõ các nhiễm sắc thể, giúp nhận biết hình dạng và cấu trúc của chúng trong quá trình phân bào.
Nhuộm màu: Khi sử dụng kính hiển vi quang học, các mẫu tế bào thường được nhuộm màu bằng các thuốc nhuộm đặc biệt (như thuốc nhuộm Giemsa hoặc DAPI) để làm nổi bật nhiễm sắc thể, giúp chúng dễ quan sát hơn dưới kính hiển vi.
d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:
- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép thông qua hoạt động “Xây dựng kiến thức”
Cách thức:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện như sau:
- Vòng chuyên gia:
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm quang học.
Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm điện từ.
Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về chất và sự biến đổi chất.
Nhóm 4: Tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, chức năng sử dụng, các lưu ý khi sử dụng và bảo quản một số dụng cụ dùng trong quan sát nhiễm sắc thể.
- Vòng mảnh ghép:
Yêu cầu các thành viên trong nhóm chia sẻ đầy đủ các thông tin tìm hiểu được từ vòng chuyên gia cho các thành viên còn lại của nhóm.
Yêu cầu HS các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập:
- HS nhận nhiệm vụ.
- Tập hợp nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
-
GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
- HS làm việc nhóm “chuyên gia”, tìm hiểu kiến thức theo sự phân công của giáo viên.
- Hoán đổi nhóm học tập, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo kết quả:
- Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.
- Chấm điểm cho các nhóm (bảng chấm điểm phụ lục).
- GV gọi thì đứng tại chổ trình bày đáp án phiếu học tập.
- Lắng nghe và nhận xét các bài làm của nhóm khác.
Tổng kết
- GV chốt lại các ý kiến thức chính cho HS:
Ghi nhớ kiến thức



Hoạt động 2.2: Một số hóa chất cơ bản trong phòng thí nghiệm

a) Mục tiêu:


- Nhận biết được một số hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.

- Chủ động nêu ý kiến thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base.

Nội dung:

- GV tiến hành hoạt động “Nhà hóa học nhí”

Cách thức:

+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ

+ Yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base hoàn thành vào phiếu học tập.

+ Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã thống nhất (nhiệm vụ 2).

Sản phẩm: PHT đầy đủ đáp án như sau

QUY TRÌNH THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM – NHÓM ….
+ Dụng cụ: ống nghiệm hoặc cốc thuỷ tinh, giấy pH hoặc bộ que thử pH, bình xịt nước, ống pipet, ống chia, dụng cụ trộn và đựng dung dịch.
+ Hoá chất:
Acid: acid axetic (CH₃COOH), acid sulfuric loãng (H₂SO₄), hoặc acid clohidric loãng (HCl).
Base: Dung dịch nước xút (NaOH) hoặc dung dịch ammoniac (NH₃).
+ Quy trình thí nghiệm:
Chuẩn bị dung dịch acid và base ở nồng độ thấp bằng cách pha loãng chúng với nước.
Đo pH của từng dung dịch bằng giấy pH hoặc que thử pH.
Chứng minh tính chất phản ứng với dung dịch điện li: thêm một chất chuyển màu (ví dụ như phenolphthalein) vào dung dịch base và quan sát sự thay đổi màu sắc.


d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ:
- GV tiến hành hoạt động “Nhà hóa học nhí”
Cách thức:
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ
+ Yêu cầu HS làm việc nhóm, thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base hoàn thành vào phiếu học tập.
+ Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã thống nhất (nhiệm vụ 2).
- HS nhận nhiệm vụ.
- Tập hợp nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
-
GV quan sát quá trình làm việc nhóm của HS, đưa ra nhận xét, góp ý trực tiếp cho từng nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- HS làm việc nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu quy trình.
- Nhận bộ dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo quy trình đã thống nhất.
Báo cáo kết quả:
- Gọi 1 nhóm đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận về nội dung kiến thức mà các nhóm đã đưa ra.
- Chấm điểm cho các nhóm (bảng chấm điểm phụ lục).
- GV gọi thì đứng tại chổ trình bày đáp án phiếu học tập.
- Lắng nghe và nhận xét các bài làm của nhóm khác.
Tổng kết
- Nhận xét chung về kết quả làm việc của các nhóm.
- Chốt các dụng cụ, hoá chất và quy trình thí nghiệm.
Ghi nhớ kiến thức



Hoạt động 2.2: Viết báo cáo và thuyết trình một vấn đề khoa học

Hoạt động 2.2.1: Mô tả các bước viết báo cáo

Mục tiêu:


– Từ thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được một vấn đề khoa học bằng một văn bản báo cáo khoa học.

– Thông qua việc hình thành kiến thức mới, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù

Nội dung:

– GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn thông qua hoạt động “Bàn tròn tri thức”

Cách thức:

– GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí.

– Mỗi nhóm sẽ thảo luận các câu hỏi trong Phiếu học tập số 2 để trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo yêu cầu của GV.

– GV yêu cầu mỗi nhóm đọc thông tin trong SGK và thảo luận và hoàn thành các câu hỏi ở mục A trong Phiếu học tập.

– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập. Qua đó, trình bày được một vấn đề khoa học bằng một văn bản báo cáo khoa học

Sản phẩm: Phiếu học tập đầy đủ đáp án như sau

PHIẾU HỌC TẬP 2
. VIẾT VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
1.
Cấu trúc báo cáo gồm những phần nào
Trả lời
Tiêu đề: Cần chính xác và mô tả rõ ràng nội dung của báo cáo.
Tóm tắt: Một đoạn văn ngắn, tổng hợp nội dung chính của báo cáo, bao gồm mục tiêu, phương pháp, kết quả và kết luận.
Giới thiệu: Mô tả vấn đề nghiên cứu và tầm quan trọng của vấn đề; mục tiêu của nghiên cứu.
Phương pháp: Mô tả quá trình thực hiện thí nghiệm hoặc quá trình thu thập dữ liệu; xử lí dữ liệu; liệt kê vật liệu, hoá chất và dụng cụ sử dụng.
Kết quả: Trình bày dữ liệu thu được một cách rõ ràng, sử dụng biểu đồ, hình ảnh hoặc bảng.
Thảo luận: Phân tích và giải thích ý nghĩa của kết quả; so sánh với các nghiên cứu khác (nếu có).
Kết luận: Tóm tắt những phát hiện chính và gợi ý cho những nghiên cứu sau này.
Tài liệu tham khảo: Liệt kê tất cả nguồn thông tin đã sử dụng.
2. Em hãy so sánh cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học theo cách thức quy định chung với các bài báo cáo thực hành hay báo cáo thí nghiệm, điều tra mà em đã thực hiện.


Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
Giao nhiệm vụ:
– GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn thông qua hoạt động “Bàn tròn tri thức”
Cách thức:
– GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí.
– Mỗi nhóm sẽ thảo luận các câu hỏi trong Phiếu học tập số 2 để trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo yêu cầu của GV.
– GV yêu cầu mỗi nhóm đọc thông tin trong SGK và thảo luận và hoàn thành các câu hỏi ở mục A trong Phiếu học tập.
– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập. Qua đó, trình bày được một vấn đề khoa học bằng một văn bản báo cáo khoa học
- HS nhận nhiệm vụ.
- Tập trung nhóm theo hướn dẫn của giáo viên.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ:
- GV quan sát hỗ trợ khi cần thiết, đặt các câu hỏi gợi mở cho HS khi HS gặp khó.
– Các nhóm đọc SGK để suy nghĩ, thảo luận đưa ra câu trả lời theo gợi ý của GV.
Báo cáo kết quả: ể lựa chọn một nhóm đại diện trình bày câu trả lời. Các nhóm còn lại thảo luận về câu trả lời của các nhóm bạn, bổ sung thêm các ý còn thiếu, đưa ra các câu hỏi còn băn khoăn để GV và các nhóm khác cùng giải đáp.
- Cho HS nhận xét chéo cho nhau, góp ý chỉnh sửa.
- GV chỉnh sửa lại các đáp án cho HS (nếu có sai).
- Chấm điểm cho các nhóm.
- HS quan sát các đáp án của nhóm khác, nhận xét, bổ sung.
Tổng kết:
- GV chốt lại các kiến thức cho HS quan trọng cho HS:
- Báo cáo khoa học là một văn bản trình bày rõ ràng, đầy đủ, chi tiết quá trình nghiên cứu một vấn đề khoa học
- HS lắng nghe, ghi chép vào vở.



Hoạt động 2.2.2: Thiết kế bài thuyết trình về vấn đề khoa học

Mục tiêu:


– Từ thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS trình bày được cấu trúc một bài thuyết trình về một vấn đề khoa học.

– Thông qua việc hình thành kiến thức mới, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

Nội dung:

– GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn thông qua hoạt động “Bàn tròn tri thức”

Cách thức:

– GV chia lớp thành 4 nhóm, nhóm cử ra nhóm trưởng và thư kí.

– Mỗi nhóm sẽ thảo luận các câu hỏi Phiếu học tập số 3 để trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình theo yêu cầu của GV.

– GV yêu cầu mỗi nhóm đọc thông tin trong SGK và thảo luận và hoàn thành các câu hỏi ở trong Phiếu học tập 3.

– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập 3. Qua đó, trình bày được một vấn đề khoa học bằng một văn bản báo cáo khoa học

Sản phẩm: Phiếu học tập đầy đủ đáp án như sau

PHIẾU HỌC TẬP 3
Câu 1. Bài thuyết trình khoa học trên PowerPoint được thiết kế như thế nào? Để thuyết trình hiệu quả cần lưu ý gì?
Trả lời
– Thiết kết bài thuyết trình trên PowerPoint: + Trang tiêu đề: Tiêu đề của báo cáo và tên của tác giả.
+ Trang giới thiệu: giới thiệu vấn đề nghiên cứu; tầm quan trọng của vấn đề.
+ Trang mục tiêu nghiên cứu: Trình bày mục tiêu nghiên cứu cần có tính khả thi, rõ ràng và phản ánh tên đề tài cũng như bao quát nội dung nghiên cứu.
+ Trang phương pháp: Trình bày quá trình thực hiện thí nghiệm hoặc thu thập dữ liệu; liệt kê vật liệu, hoá chất và dụng cụ.
+ Trang kết quả: Sử dụng biểu đồ, hình ảnh hoặc bảng để minh hoạ.
+ Trang thảo luận: Phân tích kết quả và so sánh (nếu có) với các nghiên cứu khác.
+ Trang kết luận: Tóm tắt những phát hiện chính.
+ Trang câu hỏi: Câu hỏi từ người tham dự và trả lời của người thuyết trình.
Lưu ý khi thuyết trình: sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng; tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính và tương tác với người nghe.
Câu 2. Bài báo cáo treo tường được thiết kế như thế nào? Để thuyết trình hiệu quả cần lưu ý gì?
Trả lời
– Thiết kế bài báo cáo treo tường:
+ Giới thiệu: mô tả ngắn gọn về vấn đề nghiên cứu và mục tiêu);
+ Phương pháp:mô tả cách thức thu thập dữ liệu và tiếp cận vấn đề);
+ Kết quả: trình bày dữ liệu thông qua hình ảnh, biểu đồ, đồ thị);
+ Thảo luận: phân tích kết quả và so sánh với các nghiên cứu khác (nếu có);
+ Kết luận: tóm tắt những phát hiện và đưa ra các gợi ý hoặc hướng nghiên cứu tiếp theo; + Tài liệu tham khảo: liệt kê nguồn tham khảo đã sử dụng.
– Lưu ý khi trình bày: Dùng ít chữ và tập trung vào việc truyền đạt thông điệp chính thông qua hình ảnh và đồ thị; đảm bảo hình ảnh và văn bản rõ ràng, sắc nét; trưng bày báo cáo treo tường ở nơi dễ nhìn và tiếp cận được.
1723481371468.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn----GA Hóa 9 KNTT.docx
    2.6 MB · Lượt xem: 4
  • yopo.vn----Giáo án Sinh 9 Kết nối tri thức- Bài 36-39.docx
    2.6 MB · Lượt xem: 4
  • yopo.vn----Giáo án Vật lí 9 Kết nối tri thức- Bài 1-4.docx
    915.8 KB · Lượt xem: 8
  • YOPO.VN--GA- khtn- KNTT lop 9 hoc ki 2 tap 2.zip
    6.8 MB · Lượt xem: 2
  • YOPO.VN--GA- khtn- KNTT lop 9 hoc ki 2 tap 1.zip
    13.1 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng điện tử khtn 9 kết nối tri thức chương trình khoa học tự nhiên 9 de thi học sinh giỏi môn khoa học tự nhiên 9 de thi liên môn khoa học tự nhiên lớp 9 giải khoa học tự nhiên 9 vnen giải khtn 9 vnen giải khtn 9 vnen tập 2 giáo án khoa học tự nhiên lớp 9 vnen violet giáo án khtn 9 cánh diều giáo án khtn 9 chân trời sáng tạo giáo an khtn 9 kết nối tri thức violet giáo an khtn 9 vnen hdh khtn 9 hsg khtn 9 hướng dẫn học khoa học tự nhiên 9 tập 1 hướng dẫn học khoa học tự nhiên 9 tập 1 pdf hướng dẫn học khoa học tự nhiên 9 tập 2 hướng dẫn học khoa học tự nhiên 9 tập 2 pdf kết nối tri thức khtn 9 pdf khbd khtn 9 kntt khoa học tự nhiên 6 bài 9 khoa học tự nhiên 6 bài 9 oxygen violet khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo bài 9 khoa học tự nhiên 6 trang 9 khoa học tự nhiên 7 bài 9 sự truyền âm khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 9 khoa học tự nhiên 7 trang 9 khoa học tự nhiên 8 bài 9 muối khoa học tự nhiên 9 bài 1 khoa học tự nhiên 9 bài 10 khoa học tự nhiên 9 bài 15 khoa học tự nhiên 9 bài 16 khoa học tự nhiên 9 bài 18 khoa học tự nhiên 9 bài 2 nhôm khoa học tự nhiên 9 bài 20 khoa học tự nhiên 9 bài 38 rượu etylic khoa học tự nhiên 9 bài 42 khoa học tự nhiên 9 bài 5 khoa học tự nhiên 9 bài 53 khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo khoa học tự nhiên 9 pdf khoa học tự nhiên 9 sách vnen khoa học tự nhiên 9 tập 2 khoa học tự nhiên 9 vnen khoa học tự nhiên 9 vnen tập 1 khoa học tự nhiên 9 vnen tập 2 khoa học tự nhiên bài 9 khoa học tự nhiên bài 9 lớp 6 khoa học tự nhiên bài 9 oxygen khoa học tự nhiên bài 9 sự đa dạng của chất khoa học tự nhiên bài 9 đo tốc độ khoa học tự nhiên chân trời sáng tạo bài 1 khoa học tự nhiên chân trời sáng tạo bài 3 khoa học tự nhiên chân trời sáng tạo bài 9 khoa học tự nhiên chân trời sáng tạo lớp 6 khoa học tự nhiên chân trời sáng tạo lớp 7 khoa học tự nhiên lớp 6 bài 9 trang 29 khoa học tự nhiên lớp 6 bài 9 trang 44 khoa học tự nhiên lớp 6 bài 9 trang 52 khoa học tự nhiên lớp 6 cánh diều bài 9 khoa học tự nhiên lớp 6 cánh diều trang 9 khoa học tự nhiên lớp 6 chân trời sáng tạo bài 9 khoa học tự nhiên lớp 6 chủ đề 9 lực khoa học tự nhiên lớp 6 trang 9 khoa học tự nhiên lớp 6 trang 9 10 khoa học tự nhiên lớp 7 bài 9 trang 55 khoa học tự nhiên lớp 7 trang 9 khoa học tự nhiên lớp 8 bài 9 muối khoa học tự nhiên lớp 9 khoa học tự nhiên lớp 9 bài 25 khoa học tự nhiên lớp 9 bài 7 khoa học tự nhiên lớp 9 kết nối tri thức khoa học tự nhiên lớp 9 vnen khoa học tự nhiên lớp 9 vnen tập 2 khoa học tự nhiên trang 9 khtn 6 bài 9 chân trời sáng tạo khtn 6 bài 9 kết nối tri thức khtn 6 chủ đề 9 lực khtn 7 bài 9 chân trời sáng tạo khtn 7 bài 9 kết nối tri thức khtn 7 trang 9 khtn 8 bài 9 muối khtn 9 bài 1 khtn 9 bài 15 nhiễm sắc thể khtn 9 bài 16 khtn 9 bài 17 khtn 9 bài 66 khtn 9 bài 18 khtn 9 bài 19 khtn 9 bài 19 adn và gen khtn 9 bài 2 nhôm khtn 9 bài 25 khtn 9 bài 27 khtn 9 bài 3 khtn 9 bài 3 sắt hợp kim sắt gang thép khtn 9 bài 33 metan khtn 9 bài 34 khtn 9 bài 34 etilen khtn 9 bài 39 axit axetic khtn 9 bài 46 từ trường khtn 9 bài 47 nam châm điện khtn 9 bài 52 tổng kết phần điện từ học khtn 9 bài 53 khtn 9 bài 54 khtn 9 bài 60 lai giống vật nuôi cây trồng khtn 9 bài 61 công nghệ tế bào khtn 9 bài 62 công nghệ gen khtn 9 bài 67 khtn 9 bài 68 khtn 9 cánh diều khtn 9 chân trời sáng tạo khtn 9 kết nối tri thức khtn 9 tập 1 khtn 9 tập 1 vnen khtn 9 tập 2 khtn 9 tập 2 bài 54 khtn 9 tập 2 bài 67 khtn 9 tập 2 vnen khtn 9 tech12h khtn 9 vn khtn 9 vnen khtn 9 vnen bài 11 khtn 9 vnen bài 14 khtn 9 vnen bài 15 khtn 9 vnen bài 16 khtn 9 vnen bài 17 khtn 9 vnen bài 19 adn và gen khtn 9 vnen bài 31 khtn 9 vnen bài 63 khtn 9 vnen bài 7 khtn 9 vnen conkec khtn 9 vnen tập 1 khtn 9 vnen tập 2 khtn 9 vnen vietjack khtn bài 9 oxygen khtn lớp 9 module 9 khoa học tự nhiên module 9 khtn thcs module 9 thcs môn khoa học tự nhiên môn khoa học tự nhiên lớp 9 môn khtn lớp 9 lớp vn ôn tập chủ đề 9 khoa học tự nhiên 6 ppct khtn 9 ppct khtn 9 kết nối tri thức sách giáo khoa khoa học tự nhiên 9 sách giáo khoa tiếng anh 9 pdf sách giáo khoa toán 9 pdf tập 2 sách khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức sách khoa học tự nhiên lớp 9 pdf sách khtn 9 kết nối tri thức sbt khoa học tự nhiên 6 bài 9 soạn khoa học tự nhiên 9 vnen tập 2 soạn khtn 9 bài 1 tính chất của kim loại soạn khtn 9 bài 2 nhôm soạn khtn 9 vnen soạn khtn 9 vnen bài 17 soạn khtn 9 vnen tập 2 trắc nghiệm khoa học tự nhiên 9 trắc nghiệm module 9 khoa học tự nhiên vbt khoa học tự nhiên lớp 6 bài 9 vở thực hành khoa học tự nhiên 6 bài 9 đáp an module 9 môn khoa học tự nhiên thcs đề thi giữa kì 1 khoa học tự nhiên 9 đề thi hsg khoa học tự nhiên lớp 9 đề thi khoa học tự nhiên 9 đề thi khtn 9 cuối kì 1 đề thi khtn 9 cuối kì 2 đề thi khtn lớp 9 đề thi môn khoa học tự nhiên lớp 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top