Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức với cuộc sống file word CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tuần 1, Tuần 2 : Tiết 1, 2 Ngày soạn: 1/9/2023

Ngày giảng: Từ 5/9/2023


CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ

ĐƯỢC CON NGƯỜI NHẬN THỨC (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

  • * Nhận biết: Trình bày được khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
  • * Thông hiểu: Phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể. Giải thích được khái niệm Sử học, chức năng, nhiệm vụ của Sử học qua ví dụ cụ thể.
  • * Vận dụng:
  • - So sánh hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
  • - Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể.
2. Năng lực

  • *Năng lực chung:
  • - Giải quyết vấn đề: thông qua việc ứng dụng một số phương pháp cơ bản của Sử học vào giải quyết các bài tập cụ thể trong quá trình học tập.
  • - Giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua cách giải thích khái niệm lịch sử, lấy ví dụ phân biệt các nguồn lịch sử trong quá trình học tập.
  • *Năng lực lịch sử:
  • - Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày khái niệm lịch sử, đối tượng nghiên cứu của Sử học; nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học, ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học; nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học.
  • - Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin tư liệu, quan sát hình ảnh để phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử; giải thích được khái niệm Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu (lời nói, truyền khẩu, thành văn, hiện vật).
3. Phẩm chất

  • - Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
  • - Có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về lịch sử cần xuất phát từ bối cảnh cụ thể để có thể nhận xét, đánh giá khách quan.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


  • - SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • - Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
  • - Tranh ảnh lịch sử, kiến thức được thể hiện dưới dạng sơ đồ hóa, video clip về sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
  • - Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh

  • -SGK, SBT Lịch sử 10.
  • -Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Dạy và học bài mới

- Tiết 1 : Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức

- Tiết 2 : Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được trách nhiệm học tập, hứng thú với bài học mới.

b. Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV cho HS cả lớp xem video clip, hình ảnh về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945).

(từ 2 phút 18).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1 theo mẫu:

When?
Where?
What?
Who?
Why?
How?
Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào thời gian nào?Những địa phương nào của Nhật Bản bị Mỹ ném bom nguyên tử?Video clip cho chúng ta biết lịch sử là gì? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì?Những ai có thể tạo ra hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?Vì sao cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những nhận thức lịch sử khác nhau?Sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử được bình luận, đánh giá như thế nào?
- GV yêu cầu HS điền thông tin vào 2 ô When, Where. Các ô còn lại sẽ hoàn thành vào quá trình học tập bài học.

*Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video clip, hình ảnh về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945).

- HS hoàn thành thông tin vào 2 ô When, Where trong Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày bài làm trong Phiếu học tập số 1.

+ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào tháng 8.1945.

+ Những địa phương của Nhật Bản bị Mỹ ném bom nguyên tử là Hi-ro-si0ma và Na-ga-sa-ki.


- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Bình luận và đánh giá về sự kiện lịch sử Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945) có những ý kiến đánh giá trái chiều. Ý kiến thứ nhất - Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến. Ý kiến thứ hai - Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người. Vậy lịch sử là gì? Vậy vì sao cùng một hiện thực lịch sử nhưng lại có những nhận thức lịch sử khác nhau? Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử là gì và có liên quan đến những yếu tố cơ bản nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay * Kiến thức cần đạt:

-
HS điền thông tin và trình bày hiểu biết của mình về sự kiện Mỹ ném ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (T8/1945) là hiện thực lịch sử hay nhận thức lịch sử.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử, hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS trình bày được khái niệm lịch sử và phân biệt được hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử. Giải thích được khái niệm Sử học.

b. Tổ chức hoạt động

*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV cho HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát các Hình 1.1, 1.2 và bảng 1.1 để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


1. Tự chọn một sự kiện trong SGK để hoàn thành công thứ 5W-1H (theo mẫu):

- When (sự kiện xảy ra vào thời gian nào ?):………….
- Where (sự kiện diễn ra ở đâu?):…………………….
- What (nội dung cơ bản của sự kiện là gì?)………….
- Why (tại sao cùng một sự kiện lịch sử nhưng có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau?)……………………
- How (sự kiện được bình luận, nhận thức như thế nào?)
2. Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Lịch sử :……………………………………………..
- Hiện thực lịch sử :…………………………………...
- Nhận thức lịch sử :………………………………….
- GV hướng dẫn HS: Nếu HS chọn sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào tháng 8.1945 thì tiếp tục hoàn thành Phiếu học tập số 1 (phần khởi động bài học).

- GV hướng dẫn HS nội dung thảo luận theo nhóm:

+ Khai thác các hình 1.1, 1.2 và bảng 1.1 để thấy được trong khái niệm lịch sử luôn có hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, từ đó phân biệt được sự khác nhau giữa hai yếu tố này.

+ Đọc Mục Em có biết để hiểu được mới quan hệ của hai yếu tế trong khái niệm lịch sử, lí giải được vì sao trong nhiều trường hợp, một hiện thực lịch sử lại có nhiều nhận thức khác nhau.

- GV mở rộng: Ngoài hai sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (8-1945) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam, chúng ta còn gặp nhiều sự kiện có những quan điểm nhận thức khác nhau. Ví dụ: sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917), Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)...

à Cùng một biện thực lịch sử nhưng có thể có những nhận thức khác nhau là do có nhiều yếu tô chi phôi, như: mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, năng lực nhận thức của mỗi người, phương pháp nghiên cứu...


*Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

-
HS hoạt động theo nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát các Hình 1.1, 1.2 và bảng 1.1 để hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm việc nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận qua Phiếu học tập số 2:

+ Phân tích một sự kiện lịch sử theo gợi ý.

+ Trình bày khái niệm lịch sử và phân biết hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử.


- GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận khái niệm lịch sử và phân biết hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử.

* Kiến thức cần đạt

1. Lịch sử, hiện thực lịch sử, lịch sử được con người nhận thức


. Kết quả Phiếu học tập số 2: Đính kèm bên dưới hoạt động.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

1. Tự chọn một sự kiện trong SGK để hoàn thành công thứ 5W-1H (theo mẫu):
* Sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

- When (sự kiện xảy ra vào thời gian nào ?): tháng 8/1945.
- Where (sự kiện diễn ra ở đâu?): thành phố Hi-ro-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.
- What (nội dung cơ bản của sự kiện là gì?): Hai vụ ném bom nguyên tử ở Hi-ro-si-ma và Na-ga-sa-ki cùng với những hậu quả thảm khốc nhất do chiến tranh gây ra.
- How (sự kiện được bình luận, nhận thức như thế nào?): Sự kiện được bình luận:
+ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản làm cho Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt sớm hơn nhiều tháng, hạn chế thiệt hại sinh mạng cho các bên tham chiến.
+ Mỹ không cần thiết phải ném bom nguyên tử. Đó là tội ác chiến tranh, là hành vi tàn bạo chống lại loài người.
+ Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng chiến tranh kết thúc trước khi Mỹ dùng tới bom nguyên tử.
+….
* Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

- When (sự kiện xảy ra vào thời gian nào ?): ngày 2/9/1945.
- Where (sự kiện diễn ra ở đâu?): quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
- What (nội dung cơ bản của sự kiện là gì?): Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng vạn quần chúng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
- How (sự kiện được bình luận, nhận thức như thế nào?):
+ Đó là kết quả sự kết hợp những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi.
+ Có những quan điểm, nhận thức khác về sự kiện.

- Why (tại sao cùng một sự kiện lịch sử nhưng có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau?): Hiện thực lịch sử chỉ có một nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau do đặc trưng tiêu biểu của nguồn sử liệu; thái độ, nhận thức của nhà sử học; hình dung, nhận thức của con người về quá khứ,….
2. Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Lịch sử: Được hiểu theo 3 nghĩa chính
+ Là những gì diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
+ Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
+ Là một khoa học (Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người.
- Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
- Nhận thức lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ.
à Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử :
+ Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan.
+ Nhận thức lịch sử có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của Sử học.

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

b. Tổ chức hoạt động:

*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV cho HS làm việc thco cặp, yêu cảu HS đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 1.3, 1.4, sơ đồ 1.1 và bảng 1.2 để thực biện các nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.

+ Nhiệm vụ 2: Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.




- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu để thảo luận:

+ Quan sát các hình 1.3, 1.4, kết hợp với mục Em có biết? để thấy được những nhận thức về đối tượng nghiên cứu của Sử học.

+ Nghiên cứu sơ đồ 1.1 để cho HS biết được Sử học có hai chức năng và nhiệm vụ cơ bản, có mỗi quan hệ găn bó mật thiết với nhau.

.- GV mở rộng kiến thức:

+ Việc nhận thức không đúng về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học sẽ dẫn đến những hạn chế, sai sót

trong nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ lịch sử.

+ Ví dụ sử học phương Đông thời kì cổ trung đại cho rằng đối tượng của Sử học chỉ ghi chép về hoạt động của vua, quan, triều đinh,... nên hoạt động của quản chúng nhân dân ít được phán ánh trong các bộ sử. Hoặc, nếu nhà sử học không trung thực, khách quan khi ghi chép sự kiện sẽ làm sai lệch hiện thực lịch sử, để lại nguồn tư liệu mang tỉnh chủ quan, thiếu chính xác.


*Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

-
HS hoạt động theo cặp, đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Hình 1.3, 1.4, sơ đồ 1.1, bảng 1.2 để thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nhiệm vụ 1: Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.

+ Nhiệm vụ 2: Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.


- GV quan sát, hướng dẫn HS trong khi làm việc nhóm (nếu cần thiết).

*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

- GV mời đại diện các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

* Kiến thức cần đạt

2. Tìm hiểu về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Sử học


- Đối tượng nghiên cứu của Sử học: rất đa dạng và mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực....) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá...

- Chức năng của Sử học: khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan (chức năng khoa học) và phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ (chức năng xã hội).

- Nhiệm vụ của Sử học: cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng thực hành về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

b. Tổ chức hoạt động:

*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV trình chiếu cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Hiện thực lịch sử là tất cả những:

A. Điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.

B. Điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

C. Hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.

D. Nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.

Câu 2. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?

A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.

C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.

D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.

Câu 3. Trong nghiên cứu Sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?

A. Lịch sử và logic.

B. Lịch sử và cụ thể.

C. Khách quan và toàn diện.

D. Trung thực và tiến bộ.

Câu 4. Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu Sử học nào?

A. Phân kì.

B. Thống kê.

C. So sánh đồng đại.

D. So sánh lịch đại.

Câu 5. Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp:

A. Phân kì.

B. Thống kê.

C. So sánh đồng đại.

D. So sánh lịch đại.

Câu 6. Tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người là khái niệm:

A. Lịch sử.

B. Hiện thực lịch sử.

C. Nhận thức lịch sử.

D. Khoa học lịch sử.

Câu 7. Đâu không phải là một trong những nguyên tắc cơ bản của Sử học:

A. Khách quan.

B. Trung thực.

C. Nhân văn, tiến bộ.

D. Chủ quan.

Câu 8. Mảnh ngói thời Lê Sơ tráng men là sử liệu:

A. Sử liệu gốc.

B. Sử liệu hiện vật.

C. Sử liệu hình ảnh.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9. Phương pháp tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân – quả của lịch sử là:

A. Phương pháp logic.

B. Phương pháp đồng đại.

C. Phương pháo nghiên cứu sự vật, hiện tượng.

D. Phương pháp liên ngành.

Câu 10. Đối tượng nghiên cứu của Sử học bao gồm toàn bộ những hoạt động của:

A. Tổ chức.

B. Cá nhân.

C. Quốc gia.

D. Cả A, B, C đều đúng.

*Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

*Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong trả lời và chọn đáp án đúng:

Câu
1​
2​
3​
4​
5​
6​
7​
8​
9​
10​
Đáp án
B​
D​
C​
D​
C​
B​
D​
D​
A​
D​
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có đáp án trả lời khác).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- GV sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức



D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
HS rèn luyện được khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử, tự học lịch sử suốt đời cho HS.

b. Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV nêu yêu cầu cho HS:

Câu 2: Hãy cho biết ý nghĩa câu nói của Gioóc-giơ Ô-oen (người Anh): “Cách hữu hiệu nhất để huỷ diệt một dân tộc là phủ nhận và xoá bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ ”.

Câu 3. Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Đóc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945.

*Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sưu tầm thông tin, tư liệu, từ nhiều nguồn khác nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

*Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày ý kiến trước lớp:

Câu 2. Câu nói “Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ” có ý nghĩa:

- Đối với một quốc gia hay bất cứ một dân tộc nào, lịch sử dân tộc đóng vai trò quan trọng nhất.

- Cách thức thâm hiểm nhất để tận diệt một dân tộc về mặt lịch sử và văn hóa cũng như đồng hóa dân tộc đó là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết về lịch sử.

- Khi một dân tộc không biết nguồn gốc tổ tiên của chính mình, thì dân tộc đó đã mất đi một phần linh hồn của mình và cũng mất đi tinh thần dân tộc- sức mạnh để phản kháng, chống lại các thế lực bên ngoài.


Câu 3. Những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện 2-9-1945:

- Sử liệu thành văn là Bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo, hiện đang lưu giữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.

- Sử liệu hình ảnh gồm những hình ảnh và những thước phim ngắn khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập.


- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

* Kiến thức cần đạt

- HS trình bày ý nghĩa câu nói của Giooc-giơ Ô-oen (người Anh).

- HS tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (ngày 2/9/1945).

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

  • - Khái niệm lịch sử; phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể; Khái niệm Sử học.
  • - Đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
  • - Phân biệt được các nguồn sử liệu: lời nói – truyền khẩu, thành văn, hiện vật.
  • - Phương pháp cơ bản của Sử học.
- Làm bài tập Bài 1 – Sách bài tập Lịch sử 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.

1706192143591.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 KNTT NĂM 2023- 2024.zip
    50.5 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giải giáo án lịch sử 10 bài 5 giáo án bài 10 lịch sử 10 powerpoint giáo án bài 10 lịch sử 11 powerpoint giáo án bài 11 lịch sử 10 powerpoint giáo án cách mạng tháng 10 nga sử 11 giáo án chuyên đề sử 10 giáo án dạy sử 10 giáo án dạy thêm lịch sử 10 giáo án dạy thêm lịch sử lớp 10 giáo án lịch sử 10 bài 11 giáo án lịch sử 10 bài 11 violet giáo án lịch sử 10 bài 16 giáo án lịch sử 10 bài 16 tiếp theo giáo án lịch sử 10 bài 9 giáo án lịch sử 10 bài 9 violet giáo án lịch sử 10 bài trung quốc giáo án lịch sử 10 cả năm giáo án lịch sử 10 mới nhất giáo án lịch sử 10 năm 2020 giáo án lịch sử 10 nâng cao giáo án lịch sử 10 theo 5 bước giáo án lịch sử 10 trọn bộ giáo án lịch sử 11 cách mạng tháng 10 nga giáo án lịch sử 8 cách mạng tháng 10 nga giáo án lịch sử lớp 10 bài 11 giáo án lịch sử lớp 10 bài 16 giáo án lịch sử lớp 10 bài 9 giáo án lớp 10 môn lịch sử giáo án môn lịch sử 10 giáo án môn lịch sử lớp 10 bài 16 giáo án môn lịch sử lớp 10 bài 4 giáo án môn sử lớp 10 giáo án môn sử lớp 10 bài 11 giáo án môn sử lớp 10 bài 16 giáo án môn sử lớp 10 bài 9 giáo án phát triển năng lực lịch sử 10 giáo án soạn sử 10 bài 12 giáo án soạn sử 10 bài 24 giáo án soạn sử 10 bài 9 giáo án sử 10 giáo án sử 10 bài 10 giáo án sử 10 bài 11 giáo án sử 10 bài 11 violet giáo án sử 10 bài 14 giáo án sử 10 bài 16 giáo án sử 10 bài 16 violet giáo án sử 10 bài 17 giáo án sử 10 bài 19 violet giáo án sử 10 bài 23 vietjack giáo án sử 10 bài 24 vietjack giáo án sử 10 bài 3 giáo án sử 10 bài 3 violet giáo án sử 10 bài 5 violet giáo án sử 10 bài 6 giáo án sử 10 bài 6 7 giáo án sử 10 bài 7 giáo án sử 10 bài 8 giáo án sử 10 bài 8 violet giáo án sử 10 bài 9 giáo án sử 10 bài 9 violet giáo án sử 10 bài 9 vương quốc campuchia và vương quốc lào giáo án sử 10 mới giáo án sử 10 mới nhất giáo án sử 10 theo công văn 4040 giáo án sử 10 theo công văn 5512 giáo án sử 10 theo cv 5512 giáo án sử 10 theo hướng phát triển năng lực giáo án sử 10 trung quốc thời phong kiến giáo án sử 10 vietjack giáo án sử 10 violet giáo án sử 11 bài 10 violet giáo án sử 12 bài 10 violet giáo án sử 6 bài 10 chân trời sáng tạo giáo án sử bài 10 lớp 9 giáo án sử lớp 10 giáo án sử lớp 10 bài 11 giáo án sử lớp 10 bài 16 giáo án sử lớp 10 bài 19 giáo án sử lớp 10 bài 3 giáo án sử lớp 10 bài 4 giáo án sử lớp 10 bài 5 giáo án sử lớp 10 bài 9 giáo án tích hợp liên môn lịch sử 10 giáo án tự chọn lịch sử 10 giáo án tự chọn sử 10 giáo án văn 10 khái quát lịch sử tiếng việt giáo án điện tử bài 16 lịch sử 10 giáo án điện tử lịch sử 10 bài 5 giáo án điện tử lịch sử 10 bài 9 giáo án điện tử sử 10 giáo án điện tử sử 10 bài 11 giáo án điện tử sử 10 bài 16 giáo án điện tử sử 10 bài 5 giáo án điện tử sử 10 bài 9 soạn giáo án lịch sử 10 soạn giáo án sử 10 soạn giáo án sử 10 bài 5 soạn sử 10 bài 11 giáo án soạn sử 10 bài 16 giáo án
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,064
    Thành viên mới nhất
    Trần Hồ Mỵ Vân

    Thành viên Online

    Top