Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,748
Điểm
113
tác giả
Giáo án lớp 5 kết nối tri thức FULL MÔN TỪ TUẦN 1 - TUẦN 10 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm CÁC THƯ MỤC FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án lớp 5 kết nối tri thức về ở dưới.
Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI TUỔI THƠ

BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ

(3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức


Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của gió. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Thanh âm của gió. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.
  • Nhận biết được các từ loại danh từ, động từ, tính từ và tạo lập được câu có chứa các từ loại đó.
  • Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe bằng những chi tiết sáng tạo.
  • Có ý thức quan sát, khám phá thế giới xung quanh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
2. Năng lực

Năng lực chung:


  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực văn học:

Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên


  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh

  • SGK Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1: ĐỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.
b. Cách tiến hành
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số trò chơi và hoạt động ngoài trời của các bạn nhỏ:
Nhảy dây
Chơi chuyền
Lắc vòng
Cờ chiếu tướng
- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc những hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Thanh âm của gió là câu chuyện về sự ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ trước tiếng gió thổi trong một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS:
- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.
- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện
- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
+ Luyện đọc một số từ khó: ngày nào, lên núi, lạ lắm, lần lượt, thung lũng, la lên, lùa trâu,
+ Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật: Giọng kể chuyện thay đổi, thay đổi ngữ điệu khi đọc lời nói trực tiếp của các nhân vật, đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên “Ơ”, ngữ điệu đồng tình “Đúng rồi”; ngữ điệu cảm thán “hay lắm”.
+ Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài:
Chiều về,/ đàn trâu no cỏ/ đằm mình dưới suối,/ chúng tôi tha thẩn/ tìm những viên đá đẹp cho mình; Khi nghe anh em tôi kể/ cả hội chơi trò bịt tai nghe tiếng gió,/ bố bảo/ nghe kể thôi đã thích,/ nhất định sáng mai/ bố sẽ thử ngay/ xem gió nói điều gì;….

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp. Bài đọc có thể chia thành ba đoạn để luyện đọc và tìm ý:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tìm những viên đá đẹp cho mình.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “cười, cười, cười, cười…”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Tùy thuộc vào năng lực HS, GV có thể tách hoặc ghép đoạn để tuận tiện trong việc hướng dẫn các em luyện đọc.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS:
- Giải nghĩa được một số từ khó.
- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.
b. Tổ chức thực hiện
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:
+ men theo (bờ suối): di chuyển lần theo phía bên (bờ suối).
+ đằm mình: ngâm mình lâu trong nước.
+ thung lũng: vùng đất trũng thấp giữa hai sườn dốc.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào?
+ Câu 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn thích trò chơi đó?
+ Câu 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.
B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.
C. Bố muốn hoà nhập vào thế giới trẻ thơ của các con.
+ Câu 4: Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Câu 1: Cỏ tươi tốt, suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh; một bên suối là đồng cỏ ruộng, gió không có vật cản cứ tha hồ rong chơi, thỉnh thoảng lại vút qua tai mọi người như đùa nghịch.
+ Câu 2: Em Bống phát hiện ra trò bịt tai nghe gió, chơi bằng cách bịt nhẹ tai lại rồi mở ra và lặp lại. Bạn nào cũng thích trò chơi vì khi thử bịt tai nghe tiếng gió, mỗi bạn đều nghe thấy gió nói theo một cách riêng. Các bạn được phát huy trí tưởng tượng với một trò chơi nghe tưởng như vô lí nhưng lại có thật.
+ Câu 3:
Chọn A vì bố nói mới nghe kể thôi bố đã thấy thích trò chơi ấy rồi và mai muốn thử ngay, chứng tỏ trò chơi rất hấp dẫn. Trẻ em và người lớn có những mối quan tâm khác nhau, trò chơi khác nhau, vì thế trò chơi này phải hấp dẫn đến mức nào thì bố mới thể hiện sự hứng thú và hưởng ứng như vậy.
Chọn B vì thường trẻ em và người lớn có những mối quan tâm khác nhau, trò chơi khác nhau, vì thế bố có lẽ không thực sự thích trò chơi này đến mức đó, nhưng bố muốn thể hiện sự hưởng ứng để ủng hộ các con thỏa sức chơi ở ngoài trời, vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho tinh thần.
Chọn C vì qua cách bố hưởng ứng trò chơi một cách nhiệt liệt (vừa nghe đã thấy thích, mai sẽ thử ngay) có thể thấy bố là một người rất tâm lí, hiểu con, yêu con và luôn sẵn sang hòa mình vào thế giới của con. Khi được người lớn hưởng ứng trò chơi của mình, em luôn cảm thấy người lớn thật đáng yêu và gần gũi, giữa em và người lớn không còn khoảng cách nào nữa, mọi thứ gắn kết thật tự nhiên.
+ Câu 4: HS tự làm

Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS:
- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.
- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Thanh âm của gió.
- GV tổ chức cho HS đọc lại đoạn 3 và xác định giọng đọc đoạn này: Giọng đọc ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ
Mỗi đứa/ nghe thấy một thanh âm.// Cứ thế,/ gió chiều/ thổi từ thung lũng/ dọc theo suối/ mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa.// Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió/ cho đến khi Văn la lên://
Gió nói/ “đói, đói, đói... rồi.”.//
Cả hội giật mình.// Chiều đã muộn,/ mặt trời/ xuống thật thấp.// Chúng tôi/ lùa trâu về,/ không quên/ đưa hai tay lên giữ tai/ để vẫn nghe tiếng gió.//
Tối đó,/ tôi và Bống/ kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió.// Bố bảo/ mới nghe chúng tôi kể thôi/ mà bố đã thích trò chơi ấy rồi.// Bố còn nói/ nhất định sáng mai/ bố sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.//

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn 3.


- GV mời 1 – 2 HS khá, giỏi đọc cả bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Củng cố lại nội dung bài đọc Thanh âm của gió.
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.
+ Câu 1: Nhan đề bài đọc nhắc đến âm thanh gì trong tự nhiên?
A. Thanh âm của sóng biển
B. Thanh âm của mưa bão
C. Thanh âm của mưa
D. Thanh âm của gió
+ Câu 2: Thành đã phát hiện ra điều gì thú vị về âm thanh của gió?
A. Âm thanh của gió sẽ nói ra những điều mà các bạn nhỏ nghĩ trong đầu
B. Âm thanh của gió nhại lại tiếng các bạn nhỏ cười đùa
C. Âm thanh của gió vang lên đều đều như cái cối xay
D. Âm thanh của gió bắt chước âm thanh của con trâu khi gặm cỏ
+ Câu 3: Bố của nhân vật tôi đã có phản ứng như thế nào khi nghe về trò chơi "bịt tai nghe tiếng gió" của các con?
A. Tỏ ra không quan tâm đến trò chơi của trẻ con
B. Tỏ ra thích thú, nói rằng sáng mai sẽ thử ngay xem gió nói điều gì
C. Vui vẻ chia sẻ với các con rằng lúc còn nhỏ bố cũng chơi trò đó khi đi chăn trâu
D. Tỏ ra hào hứng, bảo các con chơi thử cho mình xem
+ Câu 4: Nhóm bạn nhỏ trong bài đọc ngày nào cũng đi qua suối để làm gì?
A. Để đi chợ
B. Để đi học
C. Để đi chăn trâu
D. Để đi chơi
+ Câu 5: Những con trâu làm gì khi các bạn nhỏ tha thẩn tìm những viên đá đẹp?
A. dạo chơi cùng với gió
B. đằm mình dưới dòng suối
C. nằm trên bãi cỏ lim dim ngủ
D. lội nước theo sau các bạn nhỏ

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
1. D​
2. A​
3. B​
4. C​
5. B​
- GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của hoạt động: Em hãy nêu cảm nhận của em sau khi đọc bài Thanh âm của gió?
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 và gợi ý cho HS:
+ Ý nghĩa của trò chơi là gì?
+ Sự sáng tạo của các bạn nhỏ có ý nghĩa ra sao?

- GV mời 1 − 2 nhóm HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài Thanh âm của gió, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc.
+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.
+ Đọc trước Tiết 2: Luyện từ và câu – Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ.




- HS quan sát hình ảnh.





















- HS làm việc nhóm đôi.


- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.
- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.




















- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.













- HS luyện đọc theo nhóm.













- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.


- HS đọc thầm, HS làm việc nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.





























- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.


































- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS luyện đọc theo nhóm.








- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe và tiếp thu.


- HS chơi trò chơi.

































- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có)
- HS quan sát, tiếp thu.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu và nhận xét.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.



- HS lắng nghe, thực hiện.






TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ
Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức về danh từ, động từ, tính từ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu của PHT dưới đây:

+ GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.
+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có).
+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS:
Hoạt động 2: Củng cố kiến thức về danh từ, động từ, tính từ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nhớ lại được thế nào là danh từ, động từ, tính từ.
- HS vận dụng được làm các bài tập, câu hỏi có liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT1: Mỗi ý ở cột B nói về danh từ, động từ hay tính từ?

+ GV tổ chức cho HS thảo luận, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.
+ GV mời 1 – 2 HS chữa bài trước lớp, các nhóm HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu có).
+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
  • Danh từ: Từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian,…)
  • Động từ: Từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
  • Tính từ: Từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Hoạt động 3: Vận dụng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS vận dụng được làm các bài tập, câu hỏi có liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2: Trò chơi: Đọc đoạn đầu của bài Thanh âm của gió và thực hiện các yêu cầu

+ GV phổ biến trò chơi cho HS: Trò chơi có 4 vòng. Các đội chơi lần lượt từ vòng 1 đến vòng 4. Hết mỗi vòng, các đội dừng lại chấm bài và tính điểm. Điểm thi đua của cả cuộc chơi bằng điểm trung bình cộng của cả 4 vòng.
+ GV hướng dẫn HS chơi các vòng ghi kết quả thông qua phiếu học tập cho từng vòng.

+ GV thông báo kết quả của vòng thi, đội nào đứng thứ nhât, thứ hai, thứ ba.
+ GV nhận xét, chốt đáp án:
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Xem lại kiến thức bài Luyện từ và câu – Luyện tập danh từ, động từ, tính từ, hiểu, phân biệt và vận dụng được kiến thức.
+ Chia sẻ với người thân về bài học.
+ Đọc trước Tiết 3: Viết – Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo.





- HS đọc nhiệm vụ của BT.


























- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.





- HS đọc nhiệm vụ BT.






- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.





- HS lắng nghe, tiếp thu.




- HS đọc nhiệm vụ hoạt động.














- HS lắng nghe GV phổ biến trò chơi.


- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS lắng nghe kết quả sau 4 vòng chơi.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu
- HS lắng nghe và tiếp thu

- HS lắng nghe và thực hiện.
TIẾT 3: VIẾT
Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo
Hoạt động 1: Nhận diện bài văn kể chuyện sáng tạo
a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS:
- Nhận diện được bài văn kể chuyện sáng tạo.
- Xác định được cấu tạo của một bài văn kể chuyện sáng tạo.
b. Tổ chức thực hiện
-
GV tổ chức cho HS xác định yêu cầu của BT1: Đọc bài văn kể lại câu chuyện và các chi tiết kể sáng tạo (A,B) dưới đây, sau đó thực hiện yêu cầu.

a. Bài văn trên kể lại câu chuyện gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu ý chính của mỗi phần.
c. Các chi tiết sáng tạo A, B được bổ sung vào phần nào của bài văn?
d. Tìm nội dung phù hợp với mỗi chi tiết sáng tạo A, B


+ GV tổ chức cho HS đọc bài văn trao đổi trong nhóm nhỏ.

+ GV tổ chức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy vào VBT ( có thể sử dụng Phiếu học tập để hỗ trợ học sinh học nhóm.
+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ( nếu có).
+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
a. Bài văn kể lại câu chuyện Một chuyến phiên lưu của nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa.
b.
Mở bài: Từ đầu đến “Nguyễn Thị Kim Hòa”. Nội dung: giới thiệu tên câu chuyện và tác giả câu chuyện.
Thân bài: Tiếp theo đến “do cố nén cười”. Nội dung: kể lại câu chuyện “Một chuyến phiêu lưu”.
Kết bài: Còn lại. Nội dung: nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
c. Các chi tiết sáng tạo được bổ sung vào phần thân bài (phần kể lại câu chuyện) của bài văn.
d. A: Sáng tạo thêm lời thoại cho nhân vật.
B: Sáng tạo thêm các chi tiết tả cảnh.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Hoạt động 2: Lưu ý khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo
a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS:
- Nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
- Vận dụng vào làm bài tập cũng như những câu hỏi liên quan.
b. Tổ chức thực hiện
-
GV tổ chức hoạt động cho HS xác định yêu cầu nhiệm vụ:
+ Các chi tiết sáng tạo có tác dụng gì trong bài văn?
+ Các chi tiết sáng tạo có làm ảnh hưởng đến nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện hay không?

- GV chia nhóm cho HS thảo luận, cả lớp chia làm bốn nhóm thực hiện kĩ thuật Mảnh ghép:
+ 1/2 lớp trả lời câu hỏi thứ nhất
+ 1/2 lớp trả lời câu hỏi thứ hai

- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét. GV tuyên dương những nhóm làm việc nghiêm túc, đạt hiệu quả; nhắc nhở những nhóm làm việc chưa có hiệu quả.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
+ Các chi tiết sáng tạo giúp bài văn sinh động, cụ thể, thể hiện rõ nét hơn những tưởng tượng của người viết bài văn về câu chuyện được kể. Ngoài ra, các chi tiết sáng tạo còn giúp người viết hòa mình vào câu chuyện, như sống cùng các nhân vật trong câu chuyện để hiểu và cảm nhận câu chuyện.
+ Không ảnh hưởng đến nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện, mà chỉ làm sinh động và rõ nét hơn một số chi tiết trong bài.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
Hoạt động 3: Cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được những cách để viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ HS đọc BT2: Theo em, đoạn dưới đây có thể thay thế cho đoạn nào của câu chuyện?
Chuột xù lồm cồm bò dậy, thấy mèo nhép vẫn sợ hãi, run lập cập. Một lúc lâu, mèo nhép mới xấu hổ bảo:
- Bờ sông bên nhà mình cũng đẹp lắm. Chúng mình về thôi.
Bác ngựa và chuột xù cười phá lên. Mèo nhép cũng bẽn lẽn cười.

+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thống nhất kết quả.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt đáp án: Đoạn truyện được thay thế là đoạn kết của câu chuyện.
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc BT3: Nêu những cách em có thể vận dụng để viết bài văn kể chuyện sáng tạo
+ GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thống nhất kết quả.

+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung và chốt đáp án:
Các chi tiết có thể được kể sáng tạo như:
  • Thêm chi tiết tả bối cảnh (không gian, thời gian);
  • Thêm chi tiết tả ngoại hình, hành động của nhân vật;
  • Thêm (hoặc thay đổi) chi tiết kể tình huống, sự việc;
  • Thêm nhân vật vào câu chuyện;
  • Thêm lời thoại cho nhân vật;
  • Thay đổi cách kết thúc câu chuyện: thêm đoạn kết; thay đổi đoạn kết;…
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK:
Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm chi tiết (thêm lời thoại, thêm lời kể, lời tả,…) hoặc thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện.
Bài văn có 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo.
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.

- GV nhắc lại phần ghi nhớ.
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành, luyện tập tại nhà.
b. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc và yêu cầu:
1/ Kể lại cho người thân nghe câu chuyện “Một chuyến phiêu lưu” với những chi tiết mà em sáng tạo thêm.
2/ Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ.

+ GV tổ chức cho HS trao đổi, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.
+ GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp, các nhóm HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.

* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Xem lại kiến thức bài : Viết – Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo, hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực hành.
+ Chia sẻ với người thân về bài học.
+ Đọc và chuẩn bị trước phần Bài đọc Cánh đồng hoa.





- HS đọc nhiệm vụ BT.


































- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ kết quả.

- HS lắng nghe và tiếp thu.












- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.





- HS đọc nhiệm vụ của hoạt động.


- HS lắng nghe hướng dẫn của GV.



- HS chú ý lắng nghe.


- HS lắng nghe, tiếp thu.








- HS lắng nghe, tiếp thu.




- HS đọc nhiệm vụ BT.






- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS đọc nhiệm vụ BT.

- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe, tiếp thu.








- HS đọc ghi nhớ









- HS chú ý lắng nghe.





- HS xác định yêu cầu BT.


- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ đáp án.

- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và thực hiện.
1722500567575.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Công nghệ lớp 5.zip
    8.1 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn---HDTN lớp 5.rar
    19.3 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn---Toán lớp 5.zip
    13.8 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn---LS-ĐL lớp 5.zip
    20.7 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn---Đạo đức lớp 5.zip
    6 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn---Khoa học lớp 5.zip
    19.7 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn---Tiếng Việt lớp 5.zip
    11.2 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án âm nhạc lớp 5 6 tuổi giáo án âm nhạc lớp 5 theo công văn 2345 giáo án atgt lớp 5 giáo án bài 5 gdcd lớp 11 giáo án bài luộc rau lớp 5 giáo án bài xi măng lớp 5 giáo án bật xa 50cm lớp 5 tuổi giáo án câu ghép lớp 5 giáo án chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi giáo án dạy lớp 5 giáo án em yêu quê hương lớp 5 tiết 2 giáo án hình tam giác lớp 5 giáo án khoa học lớp 5 bài xi măng giáo án khoa học lớp 5 phòng tránh xâm hại giáo án kĩ thuật lớp 5 bài lắp rô bốt giáo án kĩ thuật lớp 5 lắp xe cần cẩu giáo án kính già yêu trẻ lớp 5 giáo án kính già yêu trẻ lớp 5 tiết 1 giáo án kính già yêu trẻ lớp 5 tiết 2 giáo án lắp rô bốt lớp 5 giáo án lớp 5 giáo án lớp 5 bài ca về trái đất giáo án lớp 5 bài chuyện một khu vườn nhỏ giáo án lớp 5 bài hỗn số giáo án lớp 5 bài phòng tránh bị xâm hại giáo án lớp 5 bài quang cảnh làng mạc ngày mùa giáo án lớp 5 bài sử dụng điện thoại giáo án lớp 5 bài đại từ giáo án lớp 5 bài đất cà mau giáo án lớp 5 cả năm cktkn giáo án lớp 5 cả năm giáo án lớp 5 cv 2345 giáo án lớp 5 cả năm môn toán theo vnen giáo án lớp 5 cả năm theo công văn 2345 giáo án lớp 5 cái gì quý nhất giáo án lớp 5 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án lớp 5 có năng lực phẩm chất giáo án lớp 5 có tích hợp biển đảo giáo án lớp 5 công văn 2345 giáo án lớp 5 cv 3969 giáo án lớp 5 dạy online giáo án lớp 5 full giáo án lớp 5 hạt gạo làng ta giáo án lớp 5 hình thang giáo án lớp 5 hoa tiêu giáo án lớp 5 học kì 2 giáo án lớp 5 khoa học giáo án lớp 5 kì 2 giáo án lớp 5 mới giáo án lớp 5 môn âm nhạc giáo án lớp 5 môn âm nhạc theo công văn 2345 giáo án lớp 5 môn khoa học giáo án lớp 5 môn lịch sử giáo án lớp 5 môn tiếng việt giáo án lớp 5 môn toán giáo án lớp 5 môn toán mới nhất giáo án lớp 5 môn toán theo công văn 2345 giáo án lớp 5 môn đạo đức giáo án lớp 5 năm 2020 giáo án lớp 5 năm 2021 giáo án lớp 5 phát triển năng lực học sinh giáo án lớp 5 phát triển năng lực phẩm chất giáo án lớp 5 phép chia giáo an lớp 5 powerpoint giáo án lớp 5 soạn ngang giáo an lớp 5 soạn theo công văn 2345 giáo an lớp 5 soạn theo công văn 2345 violet giáo an lớp 5 soạn theo công văn 3799 giáo an lớp 5 soạn theo công văn 3969 giáo án lớp 5 soạn theo công văn 405 giáo án lớp 5 soạn theo phát triển năng lực giáo án lớp 5 sử dụng tiền hợp lý giáo án lớp 5 sử dụng điện thoại giáo án lớp 5 thể dục giáo án lớp 5 theo công văn 2345 giáo án lớp 5 theo công văn 2345 cả năm giáo án lớp 5 theo công văn 2345 hoa tiêu giáo án lớp 5 theo công văn 2345 môn thể dục giáo án lớp 5 theo công văn 2345 soạn ngang giáo án lớp 5 theo công văn 2345 trọn bộ giáo án lớp 5 theo công văn 2345 trọn bộ violet giáo án lớp 5 theo công văn 2345 tuần 1 giáo an lớp 5 theo công văn 2345 tuần 2 giáo án lớp 5 theo công văn 2345 tuần 3 giáo án lớp 5 theo công văn 2345 tuần 6 giáo án lớp 5 theo công văn 2345 violet giáo án lớp 5 theo công văn 3799 giáo án lớp 5 theo công văn 3969 giáo án lớp 5 theo công văn 405 giáo án lớp 5 theo cv 2345 giáo án lớp 5 theo hướng phát triển năng lực giáo án lớp 5 tiếng anh giáo án lớp 5 tiếng việt giáo án lớp 5 từ đồng nghĩa giáo án lớp 5 tuần 0 giáo án lớp 5 tuần 1 giáo án lớp 5 tuần 12 giáo án lớp 5 tuần 12 năm 2018 giáo án lớp 5 tuần 2 giáo án lớp 5 tuần 2 theo công văn 2345 giáo án lớp 5 tuần 2 violet giáo án lớp 5 tuần 3 giáo án lớp 5 tuần 6 giáo án lớp 5 tuần 6 năm 2019 giáo án lớp 5 tuần 8 giáo án lớp 5 unit 13 giáo án lớp 5 unit 15 giáo án lớp 5 violet giáo án lớp 5 vnen giáo án lớp 5 vnen theo công văn 2345 giáo án lớp 5 vnen theo công văn 2345 violet giáo án lớp 5 vnen tuần 3 giáo án lớp 5-6 tuổi giáo án lớp ghép 3+5 cả năm violet giáo án lớp ghép 4+5 giáo án lớp mẫu giáo 5 tuổi giáo án môn toán lớp 5 theo công văn 405 giáo án ôn tập toán lớp 5 lên 6 giáo án online lớp 5 giáo án powerpoint lớp 5 vnen giáo án quả bầu tiên lớp 5 tuổi giáo án quan hệ từ lớp 5 giáo án quyền trẻ em lớp 5 giáo án sắc màu em yêu lớp 5 giáo án tạo hình lớp 5-6 tuổi giáo án tập đọc lớp 5 bài tiếng rao đêm giáo án thể dục lớp 5 kì 2 giáo án thể dục lớp 5 theo công văn 2345 giáo án thể dục lớp 5-6 tuổi giáo án thơ ăn quả lớp 5 tuổi giáo án thơ ong và bướm lớp 5 tuổi giáo án thời gian lớp 5 giáo án tiếng anh lớp 5 2 tiết / tuần giáo án tiếng anh lớp 5 2 tiết / tuần violet giáo án tiếng anh lớp 5 family and friends giáo án tiếng anh lớp 5 full giáo án tiếng anh lớp 5 theo công văn 2345 giáo án tiếng anh lớp 5 unit 1 giáo án tiếng anh lớp 5 unit 18 giáo án tiếng anh lớp 5 unit 2 giáo án tiếng anh lớp 5 unit 5 where will you be this weekend giáo án tiếng anh lớp 5 unit 6 lesson 1 giáo án tiếng anh lớp 5 unit 6 lesson 2 giáo án toán lớp 5 bài diện tích hình thang giáo án toán lớp 5 bài quãng đường giáo án toán lớp 5 diện tích hình tam giác giáo án toán lớp 5 diện tích hình thang giáo án toán lớp 5 diện tích hình tròn giáo án toán lớp 5 học kì 2 giáo án toán lớp 5 học kỳ 1 giáo án toán lớp 5 hỗn số giáo án toán lớp 5 kì 2 giáo án toán lớp 5 luyện tập chung trang 144 giáo án toán lớp 5 phát triển năng lực giáo án toán lớp 5 violet giáo án toán lớp 5-6 tuổi giáo án truyện chàng rùa lớp 5 tuổi giáo án truyện qua đường lớp 5-6 tuổi giáo án unit 5 lớp 10 reading giáo án xé dán lớp 5-6 tuổi giáo án xóa mù chữ lớp 5 giáo án đạo đức lớp 5 có kỹ năng sống giáo án đạo đức lớp 5 có trách nhiệm giáo án đạo đức lớp 5 dành cho địa phương giáo án đạo đức lớp 5 em yêu hòa bình giáo án đạo đức lớp 5 em yêu quê hương giáo án đạo đức lớp 5 kính già yêu trẻ giáo án đạo đức lớp 5 nhớ ơn tổ tiên giáo án đạo đức lớp 5 phòng tránh xâm hại giáo án đất và rừng lớp 5 giáo án địa lí lớp 5 phát triển năng lực rút kinh nghiệm giáo án lớp 5 soạn giáo án toán lớp 5 bài quãng đường
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,831
    Bài viết
    40,280
    Thành viên
    153,025
    Thành viên mới nhất
    Nguyễn Thị Diệu Lannnnn
    Top