Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,627
Điểm
113
tác giả
Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống HỌC KÌ 1 MỚI CHUẨN NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 368 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày dạy: 06/9/2023

Tiết 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

ĐỌC VĂN BẢN1: BẦY CHIM CHÌA VÔI

- Nguyễn Quang Thiều -


I. Mục tiêu

1. Kiến thức:


- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm về văn bản; Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.

2. Năng lực

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của đề tài, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện; Năng lực vận dụng kiến thức vào các văn bản được học, đọc.

- Năng lực đọc hiểu văn bản truyện theo đặc trưng thể loại.

3. Phẩm chất

- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình ảnh, máy chiếu, phiếu học tập

- Tìm hiểu bài và chuẩn bị phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học

Khởi động


- GV cho học sinh xem video “Quê hương tuổi thơ tôi”

Yêu cầu lắng nghe, quan sát và cho biết trong bài hát nhắc đến điều gì? Cụ thể?

- HS trả lời

- Cùng chia sẻ

Hãy chia sẻ kỷ niệm tuổi thơ đáng; hoặc có thể chia sẻ những ấn tượng sâu đậm nhất về một trải nghiệm nào đó của bản thân.

Hs tự chia sẻ suy nghĩ.

GV dẫn vào bài học :

Tuổi thơ là dòng nước mát chảy qua tim mỗi người, là cái nôi hình thành nhân cách của con người, là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bước vào đời. Bởi có lẽ, chính từ những trải nghiệm khó quên, những lời dạy dỗ hay bao trận đòn roi thời tấm bé đã tạo nên chúng ta của ngày hôm nay các em ạ.

Những ký ức thuần khiết đó còn vun đắp cho chúng ta tình yêu thương: ta yêu quê hương qua những lần rong ruổi khắp xóm làng, yêu bạn bè đã lớn lên cùng ta, yêu gia đình bởi khi đi xa ta mới nhận ra không nơi nào ấm áp như ngôi nhà nhỏ ở quê hương.

Người có tuổi thơ đẹp thường biết cảm thông chia sẻ với người khác, người có tuổi thơ hạnh phúc sẽ luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc trong hành trang vào đời. Ngày nay một số trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào ti vi, vào màn hình điện thoại. Và rồi các em sẽ đọng lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Thế nên, bài học BẦU TRỜI TUỔI THƠ mở đầu trang sách Ngữ văn 7 hôm nay sẽ giúp các em khám phá vẻ đẹp thuần khiết và bí ẩn của thế giới, mở rộng tâm hồn để đón nhận và cảm nhận thiên nhiên, con người và nhịp sống quanh ta…để sống sâu hơn đời sống của con người.


  • GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi:
+ Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì?
- Chủ đề của bài học là gì?
- Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào mấy ngữ liệu?
- Phần Giới thiệu bài học còn cho biết ở chủ đề này các em làm quen với thể loại văn bản nào

Làm việc cá nhân:
1) Bài học 1 gồm những văn bản đọc chính nào?
2) Các VB đọc chính cùng thuộc thể loại gì?
3) VB đọc kết nối chủ đề thuộc thể loại gì?
4) Vì sao các VB đọc chính và VB3 (đọc kết nối chủ điểm) lại cùng xếp chung vào bài học 1?

HS đọc, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời câu hỏi của GV:
- VB đọc chính:
+
VB1: Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều);
+ VB 2: Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi);
+ VB 4 thực hành đọc: Ngôi nhà trên cây (trích Tốt-tô-chan bên cửa sổ, Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô).
- VB 3 đọc kết nối chủ điểm thuộc thể loại thơ: Ngàn sao làm việc (Võ Quảng).
Cả 4 VB đọc chính và đọc kết nối chủ điểm cùng xếp chung vào bài 1 vì đều viết về những kí ức, những trải nghiệm thời tuổi thơ của mỗi người.
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt vấn đề bài học.
- GV dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học.
I. Giới thiệu bài học
1. Chủ đề bài học
Bầu trời tuổi thơ






2. Thể loại chính của các văn bản

Các VB đọc chính đều thuộc thể loại truyện.
Hoạt động 2: Khám phá tri thức ngữ văn
*Tìm hiểu về đề tài và chi tiết
- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp Phiếu học tập 01 đã chuẩn bị trước tại nhà.
1. Kể tên các truyện ngắn và tiểu thuyết mà em đã học hoặc đã đọc.
2. Nhân vật trung tâm của truyện là ai?
3. Phạm vi hiện thực được miêu tả trong truyện là gì?
4. Từ đó em hãy thử xác định đề tài của truyện?

Phiếu học tập số 1
Tên truyện ngắn/ tiểu thuyếtNhân vật trung tâmPhạm vi hiện thực phản ánhĐề tài

- HS thảo luận cặp đôi nội dung câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ góp ý.
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
Dự kiến sản phẩm của HS:
Tên truyện ngắn/ tiểu thuyếtNhân vật trung tâmPhạm vi hiện thực phản ánhĐề tài
Bức tranh của em gái tôiA trai, Kiều Phương (Mèo)Gia đìnhTrẻ em và gia đình
Những người bạnChú cún Bê TôTình bạnTình bạn
Cô bé bán diêmCô bé bán diêmGia đìnhTrẻ em và gia đình
Gió lạnh đầu mùaSơn và LanTình bạnTình bạn bè, hàng xóm
Những ngày thơ ấuChú bé HồngGia đìnhTrẻ em và gia đình
GV: Việc các em đi tìm hiểu về nhân vật trung tâm và phạm vi hiện thực phản ánh trong truyện chính là chúng ta đang đi tìm hiểu về đề tài của truyện. Vậy từ phầm tìm hiểu trên hãy cho cô biết thế nào là đề tài của truyện? Và có mấy cách phân loại đề tài của truyện?
HS suy nghĩ trả lời
GV chốt kiến thức trọng tâm
*GV : Có 2 các để phân loại đề tài ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là đề tài gia đình (xét theo phạm vi hiện thực được miêu tả) và là đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của truyện).

* Tìm hiểu về chi tiết
GV kết hợp kĩ thuật động não và trình bày 1 phút yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi:
? Trong các truyện ngắn em đã học năm lớp 6, em yêu thích nhân vật nào? Nhân vật đó có đặc điểm nào trong tính cách ? Tính cách đó của nhân vật được bộc lộ qua yếu tố nào?
- HS suy nghĩ cá nhân.
- GV quan sát, khích lệ HS.
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV góp ý, bổ sung.
- HS đánh giá
- GV nhận xét chuẩn kiến thức qua ví dụ về tính cách nhân vật trong một số tác phẩm truyện.
*Ví dụ: Trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), chi tiết cuối truyện miêu tả lại diễn biến tâm trạng của người anh khi ngắm nhìn bức tranh cô em gái vẽ chính mình là một chi tiết tiêu biểu. Chi tiết này đã diễn tả những cung bậc cảm xúc của người anh đi từ ngạc nhiên, sung sướng hãnh diện, rồi thấy xấu hổ, hối hận khi nhận ra tấm lòng bao dung của em gái dành cho mình. Chi tiết cũng cho thấy sức mạnh cảm hoá của lòng nhân hậu.
II. Tri thức ngữ văn
1. Đề tài và chi tiết
a. Đề tài

*Khái niệm: Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.
*Cách phân loại đề tài:
- Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình,…
- Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính,…
*Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.






























b. Chi tiết
*Khái niệm
: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.
* Tìm hiểu về tính cách nhân vật
GV kết hợp kĩ thuật động não và trình bày 1 phút yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi:
- Trong các truyện ngắn em đã học năm lớp 6, em yêu thích nhân vật nào? Nhân vật đó có đặc điểm nào trong tính cách ? Tính cách đó của nhân vật được bộc lộ qua yếu tố nào?
- HS suy nghĩ cá nhân.
- GV quan sát, khích lệ HS.
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV góp ý, bổ sung.
- HS đánh giá
- GV nhận xét chuẩn kiến thức qua ví dụ về tính cách nhân vật trong một số tác phẩm truyện.
Ví dụ:
-
Trong truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" (Tạ Duy Anh): Nv người anh trai hiện lên là người ích kỉ, đố kị.
+ Thể hiện qua suy nghĩ của người anh - người kể chuyện: ghen tị với em gái, thấy ghét em khi phát hiện ra tài năng của em,...
+ Thể hiện qua hành động: Lén xem tranh của em gái, trút ra một tiếng thở dài; hay gắt gỏng với em, đẩy em ra..; miễn cưỡng đi xem buổi triển lãm tranh của em gái,...
+ Thể hiện qua thái độ, cảm xúc: Khi đứng trước bức tranh được giải của em gái: ngạc nhiên – hãnh diện, tự hào – xấu hổ, thấy ân hận,...
2. Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ,…
- Tính cách nhân vật còn được thể hiện qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
Luyện tập
- GV yêu cầu HS: Đọc một văn bản truyện ngắn mini mà mình yêu thích, sau đó chỉ ra các yếu tố như: đề tài, chi tiết, nhân vật ở trong văn bản đó.
Văn bản mẫu: Câu chuyện về cây bút chì

“Truyện kể về một cậu bé tên Rai buồn bã vì làm bài kiểm tra không tốt. Thế rồi bà ngoại cậu bé đến an ủi và tặng Rai một cây bút chì. Cậu bối rối nhìn bà và từ chối nhận quà vì cảm thấy mình không xứng với nó.
Tuy nhiên, bà ngoại đã giải thích rằng, cậu có thể học được nhiều điều từ cây bút chì này, bởi vì nó cũng giống như cậu.
Cây bút chì cũng phải trải qua sự đau đớn vì bị gọt giũa hết lần này đến lần khác. Nhưng sau tất cả, nó sẽ trở thành cây bút chì tốt hơn và từ nó mà người dùng có thể làm nên nhiều điều vô cùng vĩ đại.
Hơn nữa, bút chì dẫu có phạm phải sai lầm vẫn có thể sửa chữa được, con người cũng như vậy. Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng, trên mỗi bề mặt dùng đến, bút chì sẽ lưu lại những dấu ấn riêng; cũng như việc con người sẽ luôn để lại dấu ấn của mình dù trong lĩnh vực nào.
Rai sau đó đã được an ủi và tự nhủ mình sẽ làm tốt hơn ở những lần sau.”

- HS thực hiện đọc và ghi lại các yếu tố đề tài, chi tiết, nhân vật được thể hiện trong văn bản.
- HS trình bày phần bài làm của mình.
- GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
Luyện tập.
HS tìm được 1 văn bản truyện ngắn mini và chỉ ra đúng các yếu tố như: đề tài, chi tiết, nhân vật ở trong văn bản đó.


B. ĐỌC VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI



Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Gọi 1 HS đọc đoạn truyện SGK trang 11.
- Trong đoạn truyện có lời của những nhân vật nào?
- HS: Lời của nhân vật Mon và Mên.
- Ngoài lời của Mon và Mên em thấy còn có lời của ai nữa không? (Lời người kể chuyện).
- Vậy theo các em khi đọc lời của nhân vật và lời của người dẫn chuyện chúng ta phải đọc như thế nào?
-
GV hướng dẫn cách đọc
- Gọi HS đọc.
- Đọc to, rõ ràng, chú ý phân biệt lời của người kể chuyện với lời của nhân vật.
+ Người dẫn chuyện: Diễn cảm, nhẹ nhàng
+ Nhân vật Mon: Hồn nhiên, lo lắng.
+ Nhân vật Mên: Hồn nhiên, tỏ vẻ người lớn hơn.
- Trong khi đọc các em cần quan sát 8 hộp chỉ dẫn màu vàng SGK từ trang 11 -> 16.
- Thực hiện đọc phần 1 của văn bản bằng hình thức phân vai: người dẫn chuyện, nhân vật Mon và nhân vật Mên.
- 3 bạn bắt đầu đọc, cả lớp cùng theo dõi.
- Các em có nhận xét gì về cách đọc của 3 bạn. (Chú ý vai người kể chuyện, vai Mon, vai Mên, ngữ điệu).
- GV chiếu hình ảnh chim chìa vôi, đặt câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về loài chim này?
HS trả lời
- GV chiếu hình ảnh tác giả.
- Dựa dựa vào các thông tin trong SGK và sự hiểu biết của em hãy trình bày ngắn gọn về tác giả này?
- Nhận xét phần trả lời của bạn. Em có bổ sung thông tin gì về tác giả không?

- GV chốt ngắn gọn:
+ Là một nhà nghệ thuật tài ba: Viết truyện, sáng tác thơ, vẽ tranh và được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế.
+ Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều rất chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường, thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồng trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật.
+ 1 số tác tác phẩm viết cho thiếu nhi rất nổi tiếng: Bí mật hồ cá thần ( 1988) Con quỷ gỗ ( 2000), Ngọn núi bà già mù ( 2001).
- GV Chuyển ý: Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với độc giả là văn bản Bầy chim chìa vôi.
- GV chiếu máy lại PHT tiết học trước đã giao cho HS
- Cô đã giao PHT về nhà. Vậy nội dung của PHT số 1 là gì ?
- HS trả lời cá nhân
- GV chiếu PHT số 1.
Xuất xứThể loạiPTBĐNgôi kểĐể tài

- GV: mời 1HS đứng tại chỗ trình bàỳ trước lớp toàn bộ phiếu HT.
- Phần trả lời của bạn đã chính xác chưa ? Có bạn nào bổ sung không?
- Các em quan sát, lưu ý đến đề tài và ngôi kể. Vậy dựa vào đâu mà em xác định được đề tài của truyện là viết về trẻ em?
- Dựa vào nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của truyện: Mon và Mên.
- GVG: Ở bài học tri thức Ngữ văn, khi xác định đề tài của truyện chúng ta dựa vào nhiều tiêu chí :
+ Dựa vào sự kiện được miêu tả: chiến tranh, trinh thám, phiêu lưu…
+ Dựa vào không gian tái hiện: miền núi, nông thôn, thành thị…
+ Dựa vào nhân vật ở vị trí trung tâm của truyện: trẻ em, nông dân, người lính…
- GV: Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài trong đó có một đề tài chính.
- Các em tiếp tục chú ý ngôi kể. Căn cứ vào đâu em xác định truyện được kể theo ngôi thứ 3?
- HS: Vì người kể không xưng tôi, giấu mình đi nhưng lại có mặt khắp mọi nơi trong câu chuyện và biết được mọi điều xảy ra. Tác dụng: khiến cho câu chuyện được kể lại 1 cách khách quan.

- GV chuyển ý: Vậy cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon xoay quanh sự viêc chính nào? Câu chuyện diễn ra ra sao? Từ đó giúp mỗi chúng ta bồi đắp cảm xúc thẩm mỹ gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: Em hãy sắp xếp các sự việc dưới đây theo đúng trình tự câu chuyện “Bầy chim chìa vôi” ?
- GV chiếu các sự việc trong truyện đã bị đảo trật tự. HS suy nghĩ, thảo luận 1 phút.
- Gọi đại diện HS trả lời. GV chốt và chiếu các sự việc theo đúng trình tự:
1. Hai anh em Mên - Mon tỉnh giấc khi bên ngoài trời đang mưa to, nước sông dâng cao.
2. Trời gần sáng mà mưa vẫn không ngớt, hai anh em lo lắng cho tổ chim sẽ bị chìm.
3. Ngay trong đêm mưa, hai anh em quyết định trốn bố, chèo đò ra bãi cát đi cứu tổ chim.
4. Mên và Mon chèo đò ra để cứu bầy chim nhưng không thực hiện được đành phải quay vào bờ.
5. Bình minh lên, Mon và Mên chứng kiến những chú chim non bay vào bờ an toàn.
6. Cả hai anh em cùng sung sướng, lặng lẽ khóc.
- Dựa vào các sự việc chính ở trên các em tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình?
- HS nhận xét phần tóm tắt của bạn -> GV nhận xét, bổ sung.
- Văn bản được chia làm 3 phần rõ rệt và đánh số thứ tự từ 1 đến 3. Em hãy xác định nội dung của từng phần?
- Gọi HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
- GV chốt lại kiến thức.
Bố cục: 3 phần:
+ P1: Từ đầu -> “mùa sinh nở của chúng”: Cuộc đối thoại giữa Mên và Mon về tổ chim chìa vôi.
+ P2: Tiếp theo -> “ông Hảo mà đi”: Quyết định đi cứu bầy chim chìa vôi của Mên và Mon.
+ P3: Đoạn còn lại: Cảm xúc của hai anh em khi chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi đập cánh bay lên.
Hoạt động 2. Khám phá văn bản
- GV chiếu đoạn văn, gọi HS đọc.
Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi:
- Anh Mên ơi, anh Mên!
- Gì đấy? Mày không ngủ à? - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.

- Cho biết đoạn văn thuộc phần nào của văn bản? (Phần 1)
- Trong đoạn văn có lời của người kể chuyện và lời đối thoại của 2 nhân vật Mon và Mên. Em hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn trên?
* Lời người kể chuyện:
Câu (1), (2), (6)
* Lời của nhân vật: Câu (3), (4), (5)

I. Đọc văn bản
1. Hướng dẫn đọc


















2. Tìm hiểu chú thích








3.Tác giả
tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều


















Tác phẩm

Xuất xứThể loạiPTBĐNgôi kểĐề tài
Mùa hoa cải bên sôngTruyện ngắnTự sự, MT, BCNgôi số 3Trẻ em
.





























- Sự việc chính

















- Tóm tắt truyện




- Bố cục
: 3 phần



II. Khám phá văn bản
1. Lời người kể, lời nhân vật




1722856489603.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ.
XEM HỌC KÌ 2
Giáo án ngữ văn 7 kntt học kì 2 BẢN MỚI NHẤT
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---23-24in S 1.vGiáo án ngữ văn 7 kì I - T1-72 vh.22-23.docx
    4.5 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 7 thí điểm giáo án anh văn lớp 7 unit 12 giáo án dạy thêm văn 7 mới nhất giáo án dạy thêm văn 7 violet giáo án dạy văn 7 giáo án lớp 7 môn ngữ văn giáo án lớp 7 môn văn giáo án lớp 7 ngữ văn giáo án ngữ văn 7 giáo án ngữ văn 7 bài dấu gạch ngang giáo án ngữ văn 7 bài rằm tháng giêng giáo án ngữ văn 7 bài rút gọn câu violet giáo án ngữ văn 7 bài sau phút chia li giáo án ngữ văn 7 bài tinh thần yêu nước giáo án ngữ văn 7 có kỹ năng sống giáo án ngữ văn 7 có tích hợp giáo án ngữ văn 7 dấu chấm phẩy giáo án ngữ văn 7 học kì 2 3 cột giáo án ngữ văn 7 học kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 7 học kì 2 violet giáo an ngữ văn 7 kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 7 mới 2020 giáo án ngữ văn 7 ôn tập phần tiếng việt giáo án ngữ văn 7 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 7 rút gọn câu giáo án ngữ văn 7 sài gòn tôi yêu giáo an ngữ văn 7 soạn theo 5 bước violet giáo án ngữ văn 7 sống chết mặc bay giáo án ngữ văn 7 tiếng gà trưa giáo án ngữ văn 7 violet giáo án ngữ văn 7 vnen giáo án ngữ văn 7 vnen violet giáo án on tập phần văn lớp 7 kì 2 giáo án on tập tổng hợp ngữ văn 7 giáo án on tập tổng hợp văn 7 kì 2 giáo án ôn tập văn 7 giữa kì 1 giáo án ôn tập văn 7 học kì 1 giáo án phụ đạo văn 7 giáo án phụ đạo văn 7 kì 1 giáo án phụ đạo văn 7 kì 2 giáo án phụ đạo văn 7 violet giáo án phụ đạo yếu kém văn 7 giáo án soạn văn 7 giáo án văn 7 giáo án văn 7 bài 1 giáo án văn 7 bài bạn đến chơi nhà giáo án văn 7 bài cảnh khuya giáo án văn 7 bài cổng trường mở ra giáo án văn 7 bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy giáo án văn 7 bài những câu hát châm biếm giáo án văn 7 bài qua đèo ngang giáo án văn 7 bài rằm tháng giêng giáo án văn 7 bài rút gọn câu giáo án văn 7 bài sông núi nước nam giáo án văn 7 bài tiếng gà trưa giáo án văn 7 bài từ hán việt giáo án văn 7 bánh trôi nước giáo án văn 7 ca huế trên sông hương giáo án văn 7 các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm giáo án văn 7 cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học giáo án văn 7 cách lập ý của bài văn biểu cảm giáo án văn 7 cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh giáo án văn 7 chơi chữ giáo án văn 7 chữa lỗi về quan hệ từ giáo án văn 7 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án văn 7 chuẩn mực sử dụng từ giáo án văn 7 cuộc chia tay của những con búp bê giáo án văn 7 dạy theo chủ đề giáo án văn 7 dạy trực tuyến giáo án văn 7 hk1 giáo án văn 7 hk2 giáo án văn 7 học kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 7 kì 1 giáo an văn 7 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 7 kì 1 theo cv 5512 giáo án văn 7 kì 2 giáo án văn 7 kì 2 chuẩn giáo án văn 7 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 7 liệt kê giáo án văn 7 luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người giáo án văn 7 luyện tập lập luận chứng minh giáo án văn 7 luyện tập lập luận giải thích giáo án văn 7 luyện tập sử dụng từ giáo án văn 7 luyện tập tạo lập văn bản giáo án văn 7 mẹ tôi giáo án văn 7 mới nhất giáo án văn 7 một thứ quà của lúa non cốm giáo án văn 7 mùa xuân của tôi giáo án văn 7 năm 2020 giáo án văn 7 năm 2021 giáo án văn 7 ngẫu nhiên viết nhân mới về quê giáo án văn 7 những câu hát châm biếm giáo án văn 7 những câu hát than thân giáo án văn 7 những câu hát về tình cảm gia đình giáo án văn 7 những trò lố hay là varen giáo án văn 7 powerpoint giáo án văn 7 quá trình tạo lập văn bản giáo án văn 7 qua đèo ngang giáo án văn 7 quan hệ từ giáo án văn 7 rằm tháng giêng giáo án văn 7 sài gòn tôi yêu giáo án văn 7 soạn theo 5 bước giáo án văn 7 sống chết mặc bay giáo án văn 7 sự giàu đẹp của tiếng việt giáo án văn 7 tập 2 giáo án văn 7 thành ngữ giáo án văn 7 theo chủ đề giáo án văn 7 theo công văn 4040 giáo án văn 7 theo công văn 5512 giáo án văn 7 tiếng gà trưa giáo án văn 7 tiết 2 giáo án văn 7 tìm hiểu chung về văn biểu cảm giáo án văn 7 từ ghép giáo án văn 7 từ láy giáo án văn 7 từ trái nghĩa giáo án văn 7 từ đồng âm giáo án văn 7 từ đồng nghĩa giáo án văn 7 tục ngữ về con người và xã hội giáo án văn 7 tục ngữ về thiên nhiên giáo án văn 7 vietjack giáo án văn 7 violet giáo án văn 7 vnen giáo án văn 7 vnen bài 3 giáo án văn 7 ý nghĩa văn chương giáo án văn 7 đại từ giáo án văn 7 đức tính giản dị của bác giáo án văn lớp 7 giáo án văn lớp 7 bài cổng trường mở ra
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,703
    Bài viết
    40,166
    Thành viên
    152,351
    Thành viên mới nhất
    PHAMDUNG92
    Top