Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,682
Điểm
113
tác giả
Giáo án tiếng việt lớp 5 sách kết nối tri thức CẢ NĂM 2024-2025 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải giáo án tiếng việt lớp 5 sách kết nối tri thức về ở dưới.

1. Năng lực​

a. Đọc:
Đọc thành tiếng: Đọc đúng và diễn cảm toàn bộ câu chuyện Th anh âm của gió. Biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp, nhấn giọng vào những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
Đọc hiểu: Nhận biết được các sự việc gắn với thời gian, không gian xảy ra câu chuyện trong văn bản tự sự. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi vùng miền đều có những sản vật đặc trưng, mang đậm nét dấu ấn của vùng miền đó. Hiểu biết và tự hào về sản vật, có ý thức phát triển sản vật chính là một trong những biểu hiện của tình yêu quê hương.


b. Viết:Biết cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (bằng cách sáng tạo thêm chi tiết hoặc thay đổi cách kết thúc của câu chuyện) với bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) và các yêu cầu cụ thể của mỗi phần.
– Ôn tập về 3 từ loại đã được học ở lớp 4: danh từ, động từ, tính từ, hiểu đặc điểm và chức năng của mỗi từ loại đó .

2. Phẩm chất​

Biết sáng tạo trong các trò chơi và hoạt động tập thể.
Biết hoà đồng với bạn bè và có suy nghĩ độc lập, mang cá tính riêng.

THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU​

Tranh minh hoạ chủ điểm Th ế giới tuổi thơ, tranh minh hoạ bài đọc Th anh âm của gió.
Tài liệu viết về vẻ đẹp của ngôn từ trong văn học.
Màn hình hoặc máy chiếu để trình chiếu nội dung bài học.
Phiếu học tập, bút dạ dùng cho Trò chơi bài tập 2 phầ n Luyệ n từ và câu.

Video cảnh giờ ra chơi trên sân trường, lưu ý có hình ảnh lá cờ Tổ quốc đang tung bay trên cột cờ.

Tranh minh hoạ bài Th anh âm của gió.

Một số câu văn mẫu (dùng cho Vòng 4 của bài tập 2 – Luyệ n từ và câu) – Một số bài văn kể chuyện sáng tạo

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1​

1. Hoạt động 1: Giới thiệu sách Tiếng Việt 5 và chủ điểm mở đầu

Mục tiêu: Giúp HS có tâm thế tiếp nhận các bài học của sách Tiếng Việt 5 nói chung và các bài học trong chủ điểm đầu tiên (Th ế giới tuổi thơ) nói riêng.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu chương trình môn Tiếng Việt và cấu trúc sách Tiếng Việt 5:
+ Sách Tiếng Việt 5 vẫn thống nhất với các lớp 3 và 4: mỗi tuần có 7 tiết, chia làm 2 bài học lớn (bài thứ nhất học trong 3 tiết, gồm hoạt động Đọc, Luyện từ và câu, Viết; bài thứ hai học trong 4 tiết, gồm Đọc, Viết, Nói và nghe hoặc Đọc mở rộng).
+ Sách gồm 2 tập, mỗi tập có 4 chủ điểm (tên các chủ điểm được ghi trong mục lục sách). Mỗi chủ điểm có tranh minh hoạ giúp các em cảm nhận được ý tưởng, nội dung các bài đọc, viết, nói nghe được học trong chủ điểm. – GV yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung tranh
Dự kiế n câu trả lời:
Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang chơi trò chơi trốn tìm. Một bạn nam đang quay mặt vào thân cây. Các bạn khác đang chạy khắp các hướng để tìm chỗ trốn. Vẻ mặt của các bạn vô cùng vui vẻ và hào hứng. Có lẽ các bạn đang chơi rất vui. Khung cảnh thiên nhiên xung quanh các bạn rất đẹp. Các bạn đang chơi ở trên đồi, xa xa là nhà cửa, phố xá. Cây cối và thảm cỏ xanh mát mắt, hoa cỏ li ti mọc đầy dưới chân, gió hiu hiu thổi. Bức tranh thể hiện sự vui tươi và bình yên.
Mở sách TV5, xem mục lục và lắng nghe lời giới thiệu của GV
Làm việc chung cả lớp
Quan sát tranh chủ điểm.
1 – 2 em nêu nội dung tranh theo cảm nhận cá nhân (hoạt động của các bạn nhỏ và niềm vui của các bạn trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp).​
– Tổng hợp ý kiến của HS và có thể nói thêm: Bức tranh sẽ cho các em thấy được tinh thần của chủ điểm đầu tiên, đó là thế giới vui tươi, hồn nhiên và bình yên của chính các em: Th ế giới tuổi thơ. Đây là chủ điểm nói vể lứa tuổi học sinh tiểu học. Trong chủ điểm này, các em sẽ được đọc những câu chuyện, bài thơ viết về thế giới tuổi thơ, về tình bạn, về kỉ niệm với người thân, với thầy cô, về những trò chơi và những giờ phút vui chơi đáng nhớ, về nhữn g suy nghĩ, cảm xúc của chín h các em,... Các bài học ở chủ điểm này giúp các em hìn h thàn h và phát triển những phẩm chất, năng lực cần có ở lứa tuổi các em – những chủ nhân tương lai của đất nước.

2. Hoạt động 2: Khởi động

Mục tiêu: Giúp HS hào hứng đón nhận bài đọc Th anh âm của gió.

Tổ chức thực hiện:


Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao việc cho HS đọc yêu cầu của khởi động (Trao đổi với bạn những trò chơi hay hoạt động mà em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.).
Hướng dẫn HS suy nghĩ về những trò chơi mình thường chơi để trao đổi với bạn.
Giới thiệu: Những trò chơi hay hoạt động ngoài trời mang lại rất nhiều điều hữu ích cho HS. HS được hoà vào thiên nhiên, được vui chơi trong một môi trường trong lành và thoáng đãng, ngoài ra khi chơi ngoài trời HS có thể phá t huy sự sáng tạo. Hôm nay, cá c em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện về một trò chơi thú vị của các bạn nhỏ.
Làm việc nhóm
Lần lượt từng HS nói về những trò chơi hoặc hoạt động mình thường thực hiện khi chơi ngoài trời (Trò chơi tên là gì ? Chơi ở đâu? Chơi với ai? Chơi những gì? Th ích nhất hoạt động gì?...). Các HS khác lắng nghe, trao đổi và góp ý.
Làm việc chung cả lớp – 1 – 2 nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
Mời 1 HS đọc tên bài đọc và 1 HS nêu nội dung tranh minh hoạ.Ví dụ: Tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên rộng lớn. Có con suối chảy dài uốn lượn quanh co. Xa xa có mấy chú trâu đang thong dong gặm cỏ và nghỉ ngơi. Cạnh suối có mấy bác nông dân đang nghỉ ngơi và mấy bạn nhỏ đang chơi đùa. Có bạn ở cận cảnh đang úp hai tay vào tay, bạn bên cạnh như đang rất hào hứng với điều gì đó.
Có thể cho HS đoán nội dung câu chuyện. Sau đó giới thiệu khái quát bài đọc Th anh âm của gió: Hôm nay các em sẽ luyện đọc câu chuyện Th anh âm của gió. Các em sẽ đọc kĩ để hiểu các bạn nhỏ trong câu chuyện đã sáng tạo ra trò chơi gì thú vị.
– HS đọc tên bài đọc và quan sát tranh minh hoạ để đoán về nội dung câu chuyện.

3. Hoạt động 3: Hình thành kiến thức mới và thực hành, luyện tập

3.1. Luyện đọc​

Mục tiêu: HS nhận biết được cách đọc, luyện đọc đúng và diễn cảm bài đọc Th anh âm của gió, biết nhấn giọng ở những từ ngữ trong các câu hội thoại thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đọc mẫu:
GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ phù hợp: những tình tiết bất ngờ hoặc từ ngữ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật) hoặc mời 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn (đoạn 1: từ đầu đến tìm những viên đá đẹp cho mình, đoạn 2: tiếp theo đến “cười, cười, cười, cười...”, đoạn 3: còn lại).
Luyện đọc đúng:
GV hướng dẫn đọc đúng:​
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai, Ví dụ: ngày nào, lên núi, lạ lắm, lần lượt, thung lũng, la lên, lùa trâu, ,...).
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, Ví dụ: Chiều về,/ đàn trâu no cỏ/ đằm mình dưới suối,/ chúng tôi tha thẩn/ tìm những viên đá đẹp cho mình; Khi nghe anh em tôi kể/ cả hội chơi trò bịt tai nghe tiếng gió,/ bố bảo/ nghe kể thôi đã thích,/ nhất định sáng mai/ bố sẽ thử ngay/ xem gió nói điều gì;...
Là m việ c chung cả lớ p – HS lắn g nghe GV đọc mẫu sau đó 3 HS đọ c nố i tiế p.
Là m việ c nhó m
– HS làm việc theo cặp hoặc theo nhóm (3 em/ nhóm): đọc nối tiếp các đoạn (1 – 2 lượt).
+ Đọc đúng ngữ điệu: giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu khi đọc lời nói trực tiếp của các nhân vật; đọc đúng ngữ điệu ngạc nhiên “Ơ”, ngữ điệu đồng tình “Đúng rồi”; ngữ điệu cảm thán“hay lắm”,
– GV nhận xét việc đọc của HS theo cặp, theo nhóm (có thể mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc trước lớp).

3.2. Đọc hiểu​

Mục tiêu: Th eo sự hướng dẫn của GV, HS biết cách trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu, biết dựa vào từ ngữ, chi tiết trong câu chuyện để cảm nhận được cảm xúc tự hào của tác giả về sản vật quê hương.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hướ ng dẫn
chung
Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ:
GV hỏi HS còn có từ ngữ nào trong bài thơ mà chưa hiểu hoặc cảm thấy khó hiểu, GV có thể giải thích hoặc hướng dẫn tra từ điển để hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài.
Ví dụ:​
+ men theo (bờ suối): di chuyển lần theo phía bên (bờ suối).
+ đằm mình: ngâm mình lâu trong nước.​
+ thung lũng: vùng đất trũng thấp giữa hai sườn dốc.
+... Hướng dẫn trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Tổ chức hoạt động theo 1 trong 3 cách dưới đây: Phương án 1: Nêu lần lượt từng câu hỏi, dành thời gian cho HS chuẩn bị câu trả lời theo cặp, theo nhóm,... rồi mời một số HS phát biểu trước lớp
Phương án 2: Làm việc theo nhóm (các nhóm trao đổi, thảo luận để thống nhất câu trả lời cho từng câu hỏi, sau đó 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp để các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung).
HS lắ ng nghe GV giả i thíc h để hiểu nghĩa của từ ngữ. Có thể tra thêm từ điể n.
Phương á n 1:
Làm việc chung cả lớp
Phương á n 2:​
Làm việc theo nhó m HS chuẩn bị câu trả lời theo cặp, theo nhóm – Cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung, thống nhất câu trả lời.


Phương á n 3:
GV phát phiếu học tập cho từng HS
GV nêu từng câu hỏi và mời HS trả lời dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị.​
Phương á n 3: Làm việc cá nhân
HS viết vắn tắt câu trả lời vào phiếu.
Câu 1
Nêu câu hỏi: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả thế nào?
Hướng dẫn HS đọc lại đoạn đầu của bài đọc và xem tranh minh hoạ để hình dung về khung cảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài. – Yêu cầ u 1 HS nhắc lại ý kiến có sức thuyết phục hoặc GV có thể tổng hợp các ý kiến của HS. Ví dụ: Cỏ tươi tốt, suối nhỏ, nước trong veo in rõ những viên đá cuội nằm thu lu dưới đáy. Quanh suối là đồng cỏ rộng, gió không có vật cản cứ tha hồ rong chơi, thỉnh thoảng lại vút qua tai chúng tôi như đùa nghịch. – Khen ngợi HS trả lời rõ ràng, lưu loát.
Có thể đặt câu hỏi phụ: Nêu cảm nhận của em về khung cảnh đó (để học sinh bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp thiên nhiên)
Làm việc cá nhân Đọc đoạn đầu, quan sát tranh, chuẩn bị câu trả lời.
Làm việc chung cả lớp
1 – 2 HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét.
Câu 2
Nêu câu hỏi (hoặc mời 1 HS đọc câu hỏi).
Hướng dẫn HS tách 2 câu hỏi: 2a/ Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? 2b/Th eo em, vì sao các bạn thích trò chơi ấy?
G
ợi ý HS đọc lại đoạn hội thoại giữa các bạn nhỏ, sau đó tìm chi tiết trả lời cho câu hỏi 2a trước.
GV và cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần thiết) và thống nhất đáp án cho câu hỏi 2a.
Dự kiến câu trả lời: Em Bố ng phá t hiệ n ra trò bịt tai nghe gió, chơi bằng cách bịt nhẹ tai lại rồi mở ra và lặp lại.
Đặt câu hỏi phụ trước khi HS trả lời câu hỏi 2b: Các chi tiết nào cho biết các bạn rất thích (rất hào hứng với) trò chơi?
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2b: dựa trên đáp án của câu hỏi phụ, tìm ý trả lời cho câu hỏi 2b. – Khích lệ và khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến thể hiện suy nghĩ của mình.
Làm việc chung cả lớp – 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 2a trước lớp.
– Cả lớp nhận xét. Làm việc chung cả lớp 1 – 2 HS phát biểu trước lớp
Ví dụ: Bạn nào cũng thử bịt tai nghe gió, tập trung suy nghĩ để tìm lí do giải thích cho việc gió nói, mải mê nghe gió quên cả thời gian Làm việc nhóm:
Lần lượt từng em nêu câu trả lời đã chuẩn bị Làm việc chung cả lớp
Đại diện một số nhóm nêu ý kiến trước lớp.


Dự kiến câu trả lời: Bạn nào cũng thích trò chơi vì khi thử bịt tai nghe tiếng gió, mỗi bạn đều nghe thấy gió nói theo một cách riêng. Các bạn được phát huy trí tưởng tượng với một trò chơi nghe tưởng như vô lí nhưng lại có thật (bịt tai cũng nghe được)
Câu 3
Nêu câu hỏi (hoặc mời 1 HS đọc câu hỏi): Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
Hướng dẫn HS: Đây là kiểu câu hỏi vừa có đáp án sẵn (lựa chọn đáp án cho trước), vừa có đáp án mở (nêu ý kiến khác), HS có thể chọn các phương án đã có sẵn hoặc nêu ý kiến khác, và đưa ra lí do lựa chọn. Khuyến khích HS nêu ý kiến của mình.
Khen ngợi những HS nêu lí do lựa chọn hay, hoặc đưa ra được ý kiến riêng của mình. Dự kiế n câu trả lời:
Chọn A vì bố nói mới nghe kể thôi bố đã thấy thích trò chơi ấy rồi và mai muốn thử ngay, chứng tỏ trò chơi rất hấp dẫn. Trẻ em và người lớn có những mối quan tâm khác nhau, trò chơi khác nhau, vì thế trò chơi này phải hấp dẫn đến mức nào thì bố mới thể hiện sự hứng thú và hưởng ứng như vậy.
Chọn B vì thường trẻ em và người lớn có những mối quan tâm khác nhau, trò chơi khác nhau, vì thế bố có lẽ không thực sự thích trò chơi này đến mức đó, nhưng bố muốn thể hiện sự hưởng ứng để ủng hộ các con thoả sức chơi ở ngoài trời, vừa tốt cho sức khoẻ, vừa tốt cho tinh thần.
Chọn C vì qua cách bố hưởng ứng trò chơi một cách nhiệt liệt (vừa nghe đã thấy thích, mai sẽ thử ngay) có thể thấy bố là một người rất tâm lí, hiểu con, yêu con và luôn sẵn sàng hoà mình vào với thế giới của con. Khi được người lớn hưởng ứng trò chơi của mình, em luôn cảm thấy người lớn thật đáng yêu và gần gũi, giữa em và người lớn không còn khoảng cách nào nữa, mọi thứ gắn kết thật tự nhiên.
Chọn ý kiến khác (tuỳ theo cá nhân HS).
Làm việc theo cặp/ nhóm – HS trao đổi và nhận xét, góp ý cho nhau. Làm việc chung cả lớp
– 2 – 3 HS trình bày trước lớp.​
Câu 4
Hướng dẫn trả lời câu hỏi 4
Yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời để trao đổi trước lớp (Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió của các bạn nhỏ, nói với bạn điều em nghe thấy.)
Hướng dẫn HS: Đây là câu hỏi mở, HS thoải mái tưởng tượng và nêu những điều tưởng tượng của mình.
Có thể hướng dẫn HS hoà nhập vào trò chơi của các bạn nhỏ bằng cách đứng trước gió (nếu lớp có quạt thì đứng trước quạt, không có quạt thì nhờ bạn ngồi cạnh quạt mạnh để tạo gió), sau đó bịt tai giống cách các bạn nhỏ trong câu chuyện đã làm để nghe tiếng gió.
Hỗ trợ các HS còn khó khăn khi trao đổi.
Khen ngợi những HS có ý kiến hay, tưởng tượng phong phú, trình bày rõ ràng, rành mạch.
Làm việc nhóm
HS trao đổi, nhận xét, góp ý lẫn nhau để thống nhất câu trả lời.
Làm việc chung cả lớp
2 – 3 đại diện HS phát biểu trước lớp.

3. Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: Giúp HS có cơ hội chia sẻ cảm nhận riêng của mình về bài đọc. b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV có thể khích lệ HS nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình sau khi đọc bài đọc.
GV nhận xét tiết học, khen ngợi các em có nhiều cố gắng hoặc có nhiều đóng góp để tiết học hiệu quả.
– HS có thể phát biểu các ý kiến khác nhau. Ví dụ:​
Đọc câu chuyện Th anh âm của gió, em thấy rất thú vị vì em biết thêm một trò chơi độc đáo: bịt tai nghe gió. Nếu chỉ nghe tên trò chơi thôi chắc là ai cũng sẽ thấy thật vô lí: đã bịt tai, làm sao còn nghe thấy được. Nhưng quả thật khi đọc câu chuyện và làm thử giống các nhân vật trong bài, em cảm nhận được sự sáng tạo và ngộ nghĩnh của trò chơi này. Các bạn nhỏ có trí tưởng tượng thật phong phú và đáng yêu. Nếu không nhờ trí tưởng tượng, tiếng gió sẽ mãi chỉ là tiếng gió vi vu không ý nghĩa. Nhưng nhờ trí tưởng tượng vô tận, mỗi chúng ta đều có tiếng gió của riêng mình, và tiếng gió nào cũng mang ý nghĩa thật thú vị.

TIẾT 2​

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ​

I. Mục tiêu​

Ôn tập về 3 từ loại đã được học ở lớp 4: danh từ, động từ, tính từ, hiểu đặc điểm và chức năng của mỗi từ loại.

Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên được thể hiện trong ngữ liệu của bài tập thông qua các từ loại tìm được.

1. Hoạt động 1: Khởi động​

a. Mục tiêu: Giúp HS có tâm thế hào hứng tiếp nhận bài học Luyện từ và câu đầu tiên. b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu định hướng cho bài học:
Ví dụ: Ở lớp 4, các em đã được học về các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ củng cố kiến thức về các từ loại đó. Trước khi bước vào nội dung chính của bài học, các em cùng khởi động nhé!
Yêu cầu HS theo dõi video và tìm một số từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật được thể hiện qua video.
Nhận xét các ý kiến phát biểu của HS và khích lệ HS tìm được đúng từ theo yêu cầu.
Làm việc chung cả lớp
Quan sát video, tìm từ ngữ theo yêu cầu.
2 – 3 em nêu phát biểu ý kiến.​
Ví dụ: Từ chỉ sự vật: học sinh, sân trường, cây bàng, lá cờ, nắng, bầu trời,...
Từ chỉ hoạt động, trạng thái: vui chơi, nhảy dây, chạy, bay (lá cờ),...
Từ chỉ đặc điểm: nhộn nhịp, đỏ tươi (lá cờ), xanh thẫm, trong xanh (bầu trời),...

2. Hoạt động 2: Th ực hành, luyện tập​

Bài 1.

a. Mục tiêu:

HS nhớ lại được thế nào là danh từ, động từ, tính từ.

HS nêu được ví dụ về các từ loại đó.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Đưa nội dung bài 1 lên màn hình:
Yêu cầu HS đọc bài tập thực hiện việc ghép tương ứng cột A và cột B​
Quan sá t.
Làm việc theo nhóm bàn
– Đọc thầm yêu cầu và nội dung bài tập.
Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày ý kiến. Khích lệ HS ghép đúng theo yêu cầu.
Đưa đáp án đúng
Yêu cầu HS nhắc lạiDự kiế n câu trả lờ i:
Danh từ: Từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian...)
Động từ: từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật Tính từ: từ chỉ đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái
Yêu cầu HS nêu ví dụ về danh từ, động từ, tính từ.​
GV có thể hỏi thêm (Đó là danh từ chỉ người hay vật? Đó là động từ chỉ hoạt động hay trạng thái?
(Tương tự với tính từ)​
– Trao đổi trong nhóm để thống nhất ý kiến.
Làm việc chung cả lớp HS phát biểu ý kiến
Bài 2.

Đây là bài tập vận dụng lí thuyết đã ôn ở bài tập 1 để thực hiện. Ngữ liệu là đoạn 1, bài Th anh âm của gió.

a. Mục tiêu:


HS tìm được trong đoạn văn:

+ Các danh từ chỉ con vật, chỉ thời gian, chỉ hiện tượng tự nhiên

+ Các động từ chỉ hoạt động, trạng thái của người hoặc vật

+ Các tính từ chỉ đặc điểm của cỏ, suối, nước, cát, sỏi

HS đặt câu nói về một hiện tượng tự nhiên trong đó có ít nhất 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Th ực hiện
Đưa nội dung đoạn 1 bài Th anh âm của gió lên màn hình
Giới thiệu sơ bộ về trò chơi: Trò chơi có 4 vòng. Các đội chơi lần lượt từ vòng 1 đến vòng 4. Hết mỗi vòng, các đội dừng lại chấm bài và tính điểm. Điểm thi đua của cả cuộc chơi bằng điểm trung bình cộng của cả 4 vòng.
GV giới thiệu về các mẫu phiếu bài tập dành cho mỗi vòng. (Các phiếu được để riêng trong 4 giỏ khác nhau)
HS đọc thầ m
HS lắng nghe
HS hoạ t độ ng nhóm 6 để chơi trò chơi theo hướn g dẫn của GV.


Chấm
và tính
điểm
Cách tính điểm cho 1 vòng
+ Nộp bài sớm nhất: 20 điểm
+ Nộp bài thứ nhì: 16 điểm + Nộp bài thứ ba: 12 điểm + Nộp bài thứ tư: 8 điểm...
Về nội dung:
+ Sai (hoặc thiếu) 1 từ: trừ 4 điểm
+ Sai (hoặc thiếu) 2 từ: trừ 8 điểm...​
HS lắng nghe biểu điểm để xác định mục tiêu phấn đấu.
Đá p á n
Đáp án Vòng 1:
+ 1 danh từ chỉ con vật: trâu
+
1 danh từ chỉ thời gian: ngày
+ 2 danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: gió, nắng Đáp án Vòng 2: 4 động từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của người hoặc vật.
HS có thể chọn 4 trong số các từ sau: chăn, qua, ăn, lên, chiếu, rong chơi, vút, đùa nghịch.
Đáp án Vòng 3: 4 tính từ chỉ đặc điểm của các sự vật: cỏ, suối, nước, cát, sỏi.
+ cỏ: tươi tốt
+
suối: nhỏ
+
nước: trong vắt
+
cát, sỏi: lấp lánh.
Đáp án Vòng 4: Đặt 1 câu nói về một hiện tượng tự nhiên, trong đó có ít nhất 1 danh từ, 1 động từ, 1 tính từ.
Ví dụ 1: Nắng chiếu trên những cánh hoa vàng lung linh.
Ví dụ 2: Dòng suối nhỏ trong vắt uốn lượn mềm mại dưới chân đồi cỏ mướt màu xanh. Lưu ý:
GV theo dõi, quan sát HS các đội chấm bài có đúng nội dung, đúng biểu điểm hay không.
Vòng 4: GV nhận xét về câu văn của HS có đảm bảo đúng ngữ pháp, có các từ loại theo yêu cầu không.
Khích lệ những câu văn hay, có hình ảnh đẹp.​
Làm việc chung cả lớp HS các đội chấm bài chéo nhau theo biểu điểm.
Lớp trưởng ghi lại điểm số của từng đội sau mỗi vòng chơi.
Tổn g kết
Kết thúc 4 vòng chơi, GV tổng kết và ghi nhận đội thắng cuộc, trao phần thưởng khích lệ các đội về nhất, nhì, ba.

3. Hoạt động 3: Vận dụng​

a. Mụ c tiêu: Củng cố kiến thức về các từ loại: danh từ, động từ, tính từ. b. Tổ chứ c thự c hiệ n:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức được luyện tập trong tiết học.
Giao việc cho HS: Về nhà, tập viết nhiều câu văn miêu tả các hiện tượng tự nhiên, hay cảnh vật thiên nhiên trong đó có sử dụng các danh từ, động từ, tính từ.
Nhận xét về tinh thần, thái độ học tập của HS.
1 – 2 HS nhắc lại nội dung kiến thức được luyện tập trong tiết học.
Ghi ché p lờ i dặ n dò củ a GV.​
tập 1
1722594497428.png

tập 2
1722594510770.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--giao-an-tieng-viet-5-ket-noi-tri-thuc tập 2.zip
    9.3 MB · Lượt xem: 5
  • yopo.vn--giao-an-tieng-viet-5-ket-noi-tri-thuc tập 1.zip
    4.6 MB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài ôn tập tiếng việt lớp 5 bộ đề ôn tập tiếng việt lớp 5 lên lớp 6 bộ đề trắc nghiệm ôn tập tiếng việt lớp 5 giáo án bài tiếng việt lớp 5 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt 5 giáo án câu lạc bộ tiếng việt lớp 5 giáo án câu lạc bộ tiếng việt lớp 5 violet giáo án dạy tiếng việt lớp 5 giáo án lớp 5 môn tiếng việt giáo án lớp 5 tuần 10 giáo án lớp 5 tuần 11 giáo án lớp 5 tuần 14 giáo án môn tăng cường tiếng việt lớp 5 giáo án môn tiếng việt lớp 5 giáo án môn tiếng việt lớp 5 cả năm violet giáo án môn tiếng việt lớp 5 tập 1 giáo án môn tiếng việt lớp 5 tập 2 giáo án môn tiếng việt lớp 5 tuần 32 giáo án ôn tập hè tiếng việt 5 lên 6 giáo an ôn tập tiếng việt lớp 5 giáo án ôn tiếng việt lớp 5 giáo án tăng cường tiếng việt lớp 5 violet giáo án thực hành tiếng việt lớp 5 giáo án thực hành tiếng việt và toán 5 giáo án thực hành toán và tiếng việt lớp 5 giáo án tiếng việt 5 giáo án tiếng việt 5 soạn theo hướng phát triển năng lực phẩm chất giáo án tiếng việt 5 theo công văn 2345 giáo án tiếng việt 5 tuần 1 giáo án tiếng việt 5 tuần 10 giáo án tiếng việt 5 tuần 10 tiết 7 giáo án tiếng việt 5 tuần 16 giáo án tiếng việt 5 tuần 2 giáo án tiếng việt 5 tuần 3 giáo án tiếng việt 5 tuần 6 giáo án tiếng việt 5 tuần 9 giáo án tiếng việt 5 vnen giáo án tiếng việt lớp 5 giáo án tiếng việt lớp 5 bài đất nước giáo án tiếng việt lớp 5 học kì 1 giáo án tiếng việt lớp 5 học kì 2 giáo án tiếng việt lớp 5 kì 1 giáo án tiếng việt lớp 5 tập 2 giáo án tiếng việt lớp 5 theo công văn 2345 giáo án tiếng việt lớp 5 theo công văn 405 giáo án tiếng việt lớp 5 trọn bộ giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 1 giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 10 giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 12 giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 2 giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 25 violet giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 28 giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 4 giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 6 giáo án tiếng việt lớp 5 tuần 8 giáo án tiếng việt lớp 5 violet giáo án tiếng việt lớp 5 vnen giáo án vnen lớp 5 môn tiếng việt giáo án điện tử môn tiếng việt lớp 5 nội dung ôn tập tiếng việt lớp 5 ôn tập cuối kì 2 môn tiếng việt lớp 5 ôn tập cuối năm môn tiếng việt lớp 5 ôn tập giữa kì 2 môn tiếng việt lớp 5 ôn tập hè lớp 5 môn tiếng việt ôn tập học kì 2 môn tiếng việt lớp 5 ôn tập lớp 5 tiếng việt ôn tập môn tiếng việt lớp 5 ôn tập môn tiếng việt lớp 5 học kì 2 ôn tập phần tiếng việt 5 ôn tập phần tiếng việt lớp 5 ôn tập phần tiếng việt lớp 5 kì 2 ôn tập phần tiếng việt lớp 5 lên lớp 6 ôn tập tiếng việt 4 5 ôn tập tiếng việt 5 ôn tập tiếng việt 5 cuối kì 1 ôn tập tiếng việt 5 giữa kì 1 ôn tập tiếng việt 5 học kì 1 ôn tập tiếng việt 5 kì 2 ôn tập tiếng việt 5 lên 6 ôn tập tiếng việt 5 tuần 11 ôn tập tiếng việt 5 tuần 19 ôn tập tiếng việt 5 tuần 24 ôn tập tiếng việt 5 tuần 25 ôn tập tiếng việt 5 tuần 3 ôn tập tiếng việt lớp 5 ôn tập tiếng việt lớp 5 có đáp an ôn tập tiếng việt lớp 5 cuối học kì 1 ôn tập tiếng việt lớp 5 cuối học kì 2 ôn tập tiếng việt lớp 5 cuối kì 2 ôn tập tiếng việt lớp 5 cuối năm ôn tập tiếng việt lớp 5 giữa học kì ôn tập tiếng việt lớp 5 giữa học kì 1 ôn tập tiếng việt lớp 5 giữa học kì 2 ôn tập tiếng việt lớp 5 giữa kì 1 ôn tập tiếng việt lớp 5 giữa kì 2 ôn tập tiếng việt lớp 5 học kì 1 ôn tập tiếng việt lớp 5 học kì 2 ôn tập tiếng việt lớp 5 học kì 2 violet ôn tập tiếng việt lớp 5 kì 1 ôn tập tiếng việt lớp 5 lên 6 ôn tập tiếng việt lớp 5 tập 1 ôn tập tiếng việt lớp 5 tập 2 ôn tập tiếng việt lớp 5 theo tuần ôn tập tiếng việt lớp 5 thi vào lớp 6 ôn tập tiếng việt lớp 5 tuần 1 ôn tập tiếng việt lớp 5 tuần 8 ôn tập tiếng việt tiết 5 lớp 3 ôn tập toán tiếng việt lớp 5 tân sửu 2021 ôn tập trạng nguyên tiếng việt lớp 5 ôn tập trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 18 ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt lớp 5 ôn tập về tiếng việt lớp 5 ôn tiếng việt 5 phiếu ôn tập tiếng việt lớp 5 tuần 4 tiếng việt 5 bài 10a ôn tập 1 tiếng việt 5 bài 10b ôn tập 2 tiếng việt 5 bài 10c ôn tập 3 tiếng việt 5 bài 28a ôn tập 1 tiếng việt 5 bài 31c ôn tập về tả cảnh tiếng việt 5 bài ôn tập 2 tiếng việt 5 ôn tập giữa học kì 1 tiếng việt 5 ôn tập giữa học kì 1 tiết 1 tiếng việt 5 ôn tập giữa học kì 2 tiếng việt 5 ôn tập về tả cây cối tiếng việt 5 ôn tập về từ loại tiếng việt lớp 5 ôn tập về dấu câu tiếng việt lớp 5 ôn tập về dấu câu dấu phẩy tiếng việt lớp 5 ôn tập về từ loại đáp án sách giáo khoa tiếng việt 5 đề cương ôn tập môn tiếng việt lớp 5 đề cương ôn tập tiếng việt 5 đề cương ôn tập tiếng việt 5 học kì 2 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 5 violet đề ôn tập môn tiếng việt lớp 5 đề số 1 đề ôn tập tiếng việt lớp 5
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    38,758
    Bài viết
    40,221
    Thành viên
    152,703
    Thành viên mới nhất
    HÀNG CHÂU
    Top